Quốc hội Nga ủng hộ “sự lựa chọn lịch sử” của nhân dân Crimea
Ngày 7-3, cả Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện) và Duma Quốc gia Nga (tức Hạ viện) đều lên tiếng ủng việc khu tự trị Crimea của Ukraine sáp nhập vào lãnh thổ Liên bang Nga theo nguyện vọng của nhân dân khu tự trị này.
Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga Valentina Matviyenko tuyên bố sau phiên họp hội đồng rằng, Thượng viện Nga sẽ ủng hộ việc sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ của Liên bang Nga nếu nhân dân ở đó lựa chọn ly khai khỏi Ukraine trong một cuộc trưng cầu dân ý vào tuần tới.
Bà Matviyenko nói rõ: “Nếu người dân Crimea đưa ra quyết định này trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Liên bang Nga, thì Thượng viện Nga sẽ ủng hộ quyết định như vậy.”
Trong khi đó, tại buổi tiếp phái đoàn quan chức chính quyền Crimea đang ở thăm Nga, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga Sergei Naryshkin tuyên bố, Quốc hội Nga sẽ tôn trọng và ủng hộ sự “lựa chọn lịch sử” của người dân Crimea và Sevastopol trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sáp nhập vào Liên bang Nga.
Phiên họp của Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga)
Video đang HOT
Việc cả người đứng đầu Hội đồng Liên bang Nga và Duma Quốc gia Nga đều lên tiếng ủng hộ việc sáp nhập Crimea vào thành phần Liên bang Nga, nếu người dân khu vực này lựa chọn, cho thấy, cơ quan lập pháp Nga sẵn sàng thông qua một cuộc bỏ phiếu ủng hộ việc cộng hòa tự trị Crimea trở thành một phần của Nga.
Hôm 6-3, Nghị viện Crimea đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết “sáp nhập vào Liên bang Nga với các quyền lợi của một chủ thể thuộc Liên bang Nga” và tiến hành một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề này vào ngày 16-3 tới.
Bà Matviyenko khẳng định rằng Nghị viện Crimea có quyền tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của khu tự trị này và Nga cũng không có kế hoạch đưa ông Viktor Yanukovych quay trở lại nắm quyền mà vấn đề này phải do nhân dân Ukraine quyết định.
Theo ANTD
Nga chính thức quyết định can thiệp quân sự vào Crimea
Trong ngày 01-03, Hạ viện Nga yêu cầu chính phủ đưa quân vào Crimea. Đáp ứng yêu cầu đó, Tổng thống Putin đã yêu cầu và được Hội đồng Liên bang (tức Thượng viện Nga) cho phép sử dụng lực lượng vũ trang Nga trên lãnh thổ Crimea.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin làm đại diện chính thức của Tổng thống tại Hội đồng Liên bang và đệ trình thông điệp đề nghị Hội đồng Liên bang chấp thuận việc sử dụng lực lượng vũ trang của Liên bang Nga trên lãnh thổ Ukraine.
Tổng thống Putin tuyên bố: "Trên cơ sở mục "g" - phần 1 - Điều 102 của Hiến pháp LB Nga, tôi gửi tới Hội đồng Liên bang Nga đề nghị cho phép sử dụng Lực lượng vũ trang LB Nga trên lãnh thổ Ukraine, cho đến khi tình hình chính trị ở đất nước này ổn định trở lại".
Thứ trưởng Ngoại giao Grigory Karasin sẽ làm đặc phái viên để truyền đạt các thông điệp của Hội đồng Liên bang cho ông Putin, đồng thời báo cáo tình hình hoạt động quân sự cho Hội đồng (trong trường hợp đề nghị này được chấp thuận).
Trong ngày 1-3, Duma quốc gia Nga, tức Hạ viện Nga đã yêu cầu Tổng thống Vladimir Putin thực thi các biện pháp nhằm ổn định tình hình trên bán đảo Crimea thuộc Ukraine và sử dụng mọi biện pháp để bảo vệ người dân địa phương khỏi các hành động bạo lực và vô pháp luật.
Ngay sau đó, Chủ tịch Thượng viện Nga Valentina Matviyenko cũng tuyên bố tình thế hiện nay có thể cho phép Nga đưa một số lượng quân hạn chế để đảm bảo an toàn cho Hạm đội Biển Đen và các công dân Nga. Tuy nhiên, đây là ý kiến của riêng ông, còn quyết định cuối cùng sẽ thuộc về Hội đồng Liên bang.
Xe thiết giáp của Nga được nhìn thấy gần thị trấn Bakhchisarai, Crimea
Trong khi đó, ngay từ ngày 28-02, quyền Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Igor Tenyukh ngày 28/2 cáo buộc Nga đã đưa 30 xe bọc thép và hàng chục máy bay trực thăng chở 6.000 binh sĩ đến Crimea nhằm giúp lực lượng dân quân địa phương thân Nga giành độc lập, ly khai khỏi chính quyền lâm thời thân phương Tây ở Kiev.
Trong ngày 01-03, lực lượng thân Nga và đặc nhiệm Berkut đã chiếm đóng 1 sân bay dân dụng và 1 sân bay quân dụng, đồng thời giải giáp lực lượng quân đội và biên phòng của chính quyền cũ mà không hề đổ máu. Đồng thời họ cũng đã chiếm một số căn cứ tên lửa phòng không. Trong khi đó, lực lượng của hạm độ biển Đen thì đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ các trụ sở và cơ quan chính quyền mới.
Theo tin mới nhất, tối 01-03, Hội đồng Liên bang (Thượng viện Nga) đã chấp thuận đề nghị của Tổng thống Putin đưa quân đội từ Nga sang Crimea, hợp cùng lực lượng đồn trú của hạm đội biển Đen. Như vậy là một quyết định can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine đã được thông qua, vấn đề Mỹ và phương Tây lo lắng đã trở thành hiện thực.
Cũng trong ngày 1-3, Nga đã thẳng thắn từ chối yêu cầu mở một cuộc đàm phán của chính phủ lâm thời Ukraine mà Moscow coi là "không hợp pháp" và tuyên bố "sẽ bảo vệ công dân Nga bằng mọi giá". Với sự chấp thuận của Thượng viện (tức Hội đồng Liên bang) cùng với thỉnh cầu giúp đỡ của chính phủ mới ở Crimea, việc Nga đưa quân vào nước cộng hòa tự trị này chỉ còn là vấn đề thời gian.
Theo ANTD
Ban hành thỏa thuận Việt - Nga về lao động nhập cư Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 2-11 đã ký ban hành thỏa thuận giữa Chính phủ Liên bang Nga và Chính phủ Việt Nam về lao động tạm thời của người dân hai nước. Thỏa thuận này đã được Đuma Quốc gia (Hạ viện) và Hội đồng Liên bang (Thượng viện) của Nga phê chuẩn. Thỏa thuận trên được hai nước ký ngày...