Quốc hội Nga thông qua luật cấm tuyên truyền lối sống không con cái
Ngày 20/11, các nhà lập pháp tại Hội đồng Liên bang Nga (tức Thượng viện) đã nhất trí ủng hộ dự luật cấm tuyên truyền cho lối sống không con cái.
Toàn cảnh phiên họp Duma Quốc gia ( Quốc hội) Nga tại thủ đô Moskva. Ảnh tư liệu: Reuters/TTXVN
Cụ thể, dự luật này cấm bất kỳ cá nhân, tổ chức hoặc quan chức chính phủ nào truyền bá lối sống không con cái, trực tiếp hoặc gián tiếp cổ súy người khác không sinh con. Cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tiền lên tới 400.000 ruble (4.000 USD), riêng người nước ngoài phạm luật có thể bị trục xuất.
Mức phạt đối với doanh nghiệp vi phạm lên đến 5 triệu ruble. Chủ tịch Thượng viện Valentina Matvienko nhấn mạnh dự luật sẽ không xâm phạm quyền không sinh con của mỗi cá nhân
Dự luật trên đã được các nghị sĩ tại Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga) nhất trí thông qua hồi đầu tháng này. Các nhà lập pháp hy vọng rằng động thái này sẽ giúp đảo ngược tỷ lệ sinh đang giảm, vốn gây ra nhiều vấn đề nhân khẩu học tại Nga.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, dự luật sẽ được trình lên Tổng thống Vladimir Putin ký phê chuẩn thành luật.
Thành phố ở Trung Quốc chi tiền kết hôn lần đầu cho phụ nữ dưới 35 tuổi
Chính quyền thành phố Luliang (tỉnh Thiểm Tây, miền Bắc Trung Quốc) sẽ tặng 1.500 nhân dân tệ (hơn 5 triệu đồng) cho những phụ nữ kết hôn trước 35 tuổi.
Một đám cưới diễn ra tại Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Theo hãng thông tấn Tân Hoa, chính sách này có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 và chỉ áp dụng cho cả cô dâu-chú rể kết hôn lần đầu.
Chính quyền thành phố giải thích rằng giới hạn độ tuổi 35 được đưa ra để một gia đình trẻ có thời gian sinh con. Trong trường hợp sinh con, các gia đình này sẽ nhận được các khoản tiền thưởng bổ sung, 2.000 nhân dân tệ cho con đầu lòng và 5.000 nhân dân tệ cho đứa con thứ hai, 8.000 nhân dân tệ cho em bé thứ 3.
Ít nhất hai thành phố khác của Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp tương tự, với số tiền hỗ trợ tài chính cho các cặp vợ chồng mới cưới ở đây lên tới 1.000 nhân dân tệ,
Trung Quốc hiện phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về nhân khẩu học, bao gồm mất cân bằng giới tính và dân số già. Một trong những lý do là do chính sách "một gia đình, một con" được áp dụng ở Trung Quốc vào cuối những năm 1970, theo đó các gia đình ở thành phố chỉ được phép sinh một con, ở nông thôn là hai con, nếu con đầu lòng là con gái. Theo điều tra dân số năm 2020, chênh lệch số nam giới - nữ giới ở Trung Quốc lên tới 34,9 triệu người. Năm 2022, Trung Quốc ghi nhận số lượng kết hôn thấp kỷ lục - khoảng 6,8 triệu cặp đôi, thấp nhất trong 37 năm. Theo dự báo chính thức, tỷ lệ công dân trên 60 tuổi ở Trung Quốc sẽ vượt quá 30% vào năm 2035.
Sinh con là chủ đề thảo luận sôi nổi giữa cư dân mạng Trung Quốc trong những năm gần đây. Một cuộc khảo sát toàn quốc do Ủy ban Y tế Quốc gia tiến hành vào năm 2021 cho thấy phụ nữ Trung Quốc ít muốn sinh con hơn, chủ yếu là do lo ngại về gánh nặng kinh tế, thiếu thời gian chăm sóc con cái và phát triển sự nghiệp.
"Áp lực mua nhà, chi phí giáo dục trẻ em cao và nhu cầu công việc mệt mỏi đều là những trở ngại thực sự đối với việc sinh con", một cư dân mạng bày tỏ trên mạng xã hội Weibo.
Để ứng phó với những thay đổi về nhân khẩu học trên, Trung Quốc đã dần nới lỏng các chính sách kế hoạch hóa gia đình trong thập kỷ qua.
Năm 2013, Trung Quốc cho phép các cặp đôi sinh con thứ hai nếu một trong hai cha mẹ là con một, và năm 2016, nước này cho phép các cặp vợ chồng sinh hai con, xóa bỏ dần chính sách một con kéo dài hàng thập kỷ. Năm 2021, nước này công bố hỗ trợ cho các cặp đôi muốn sinh con thứ ba.
Ngày 28/10, Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố một loạt các chính sách hỗ trợ sinh nở mới, bao gồm mở rộng hệ thống chăm sóc trẻ em, xây dựng bầu không khí xã hội thân thiện với việc sinh nở và tăng cường hỗ trợ giáo dục, nhà ở và việc làm.
"Các biện pháp này giải quyết các nhu cầu cấp thiết của công chúng trong các lĩnh vực như sinh nở, chăm sóc trẻ em và giáo dục, giải quyết các vấn đề cấp bách mà mọi người mong muốn được giải quyết", ông Shi Yi, nghiên cứu viên cộng tác tại Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Phát triển Trung Quốc. cho biết.
"Thúc đẩy phát triển dân số cân bằng lâu dài đòi hỏi những nỗ lực chung từ các gia đình, xã hội, thị trường và chính phủ", Yuan Xin, phó chủ tịch Hiệp hội Dân số Trung Quốc cho biết.
Tranh cãi về động thái tăng tuổi nghỉ hưu của Trung Quốc Động thái nâng tuổi nghỉ hưu của Trung Quốc - trong nhiều thập kỷ luôn ở một trong những mức thấp nhất thế giới - đã làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt. Người lao động sẽ phải đóng góp vào quỹ hưu trí trong 20 năm trước khi có thể tiếp cận lương hưu theo chính sách mới. Ảnh: Bloomberg Ngày...