Quốc hội Mỹ xem xét dự luật đưa Nga vào danh sách ‘quốc gia tài trợ khủng bố’
Một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đã giới thiệu dự luật hỗ trợ quân sự bổ sung cho Ukraine, trong đó có điều khoản đưa Nga vào danh sách “ quốc gia tài trợ khủng bố” nếu Moskva tấn công nước láng giềng Ukraine.
Một phiên thảo luận tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Ảnh: BalkanInsight
Dự luật được 8 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đệ trình hôm 15/7 này có tên gọi Dự luật Bảo vệ Tự chủ cho Ukraine thông qua tăng cường sức mạnh quốc phòng (GUARD). Dự luật đề cập đến một loạt giải pháp nhằm hỗ trợ cho chính quyền Kiev, trong đó có khoản viện trợ quân sự nước ngoài trị giá 450 triệu USD trong năm 2022 cũng như cam kết Mỹ sẽ liệt Nga là “quốc gia tài trợ khủng bố” nếu như xuất hiện một cuộc động binh từ Nga nhằm vào Ukraine.
John Barrasso, một trong 8 nghị sĩ tham gia trình dự luật, cho rằng Nga đang có âm mưu thống trị và kiểm soát Ukraine. Mỹ không thể để Moskva tự do thực hiện những hành động táo bạo và nguy hiểm như vậy mà không bị đáp trả. Mỹ và đồng minh cần nỗ lực hơn nữa để răn đe Nga, thông qua việc tăng mức giá mà Nga phải gánh chịu nếu quyết tâm can dự quân sự ở Ukraine.
Video đang HOT
Một thành viên khác là Jim Risch, thượng nghị sĩ cấp cao tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho rằng Ukraine hiện phải đối diện với sức ép quân sự từ Nga áp sát biên giới. Mỹ cần phải làm mọi điều có thể ngay ở thời điểm này để ngăn chặn Nga, hỗ trợ Ukraine về nhu cầu vũ khí, quốc phòng. Theo ông, Quốc hội Mỹ không thể ngồi nhìn và chờ đợi để đưa ra phản ứng trước hành động quân sự của Nga.
Dự luật cũng kèm theo điều khoản bổ sung về tuyến đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2) – tuyến đường ông dẫn khí đốt mới hoàn tất xây dựng, vận chuyển khí đốt từ Nga tới châu Âu thông qua biển Baltic. Ukraine được coi là nước bị thiệt hại nặng nề nhất trong dự án này và Kiev luôn coi Nord Stream 2 là mối đe dọa an ninh với châu Âu. Tuy nhiên, giới lãnh đạo châu Âu ngầm khẳng định tuyến đường ống này sẽ sớm đi vào vận hành một khi hoàn tất xong các thủ tục hành chính.
Tình hình trên tuyến biên giới Nga-Ukraine có dấu hiệu nóng trở lại trong vài tuần gần đây. Mỹ và Ukraine có buộc Nga có ý định “xâm lấn” thông qua bước điều chuyển, tăng cường lực lượng, vũ khí trang bị áp sát Ukraine.
Về phần mình, Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc vô căn cứ này, khẳng định hoạt động điều chuyển lực lượng của Nga nằm trong kế hoạch các cuộc diễn tập quân sự được tiến hành trên lãnh thổ Nga, nhằm ứng phó với diễn tập của NATO áp sát biên giới Nga.
Facebook tuyên bố sẽ nỗ lực bảo vệ thanh, thiếu niên khỏi nội dung độc hại
Trang mạng xã hội Facebook ngày 10/10 thông báo sẽ đưa ra các tính năng mới trong những ứng dụng của "gã khổng lồ" này để bảo vệ thanh thiếu niên khỏi các nội dung độc hại.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh các nghị sĩ Mỹ cáo buộc Facebook và Instagram gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ.
Các nghị sĩ Mỹ cáo buộc Facebook và Instagram gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ. Ảnh minh họa: Getty Images
Ông Nick Clegg, Phó Chủ tịch phụ trách chính sách và các vấn đề toàn cầu của Facebook, bày tỏ sẵn sàng cho phép các cơ quan chức năng truy cập các thuật toán mà Facebook sử dụng để đăng tải nội dung. Tuy nhiên, ông không thể đưa ra câu trả lời về việc liệu thuật toán của Facebook có góp phần gây ra vụ bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ ở thủ đô Washington ngày 6/1 năm nay hay không.
Phát biểu trên kênh truyền hình CNN, ông Clegg cho rằng nhà chức trách cần xem xét lại các thuật toán này nếu cần để đánh giá những tuyên bố của hãng so với thực tế. Theo ông, Facebook sẽ đưa ra một số tính năng mới có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể. Nếu hệ thống xác định một người dùng trong tuổi vị thành niên xem đi xem lại một nội dung không có lợi, hệ thống sẽ khuyến khích họ xem một nội dung khác. Ngoài ra, ông cho biết hãng giới thiệu một tính năng khuyến khích thanh thiếu niên tạm ngừng sử dụng ứng dụng Instagram.
Trước đó, ngày 5/10, cựu Giám đốc phụ trách sản phẩm của Facebook, bà Frances Haugen, đã tố cáo "gã khổng lồ" trong lĩnh vực truyền thông xã hội này đang gây chia rẽ trong cộng đồng, gây hại cho trẻ em và cần có những quy định chỉnh đốn khẩn cấp, theo đó yêu cầu Quốc hội thực hiện các biện pháp đã bị trì hoãn từ lâu.
Các Thượng nghị sĩ Mỹ cũng đã đặt ra những câu hỏi đối với Facebook về kế hoạch bảo vệ người dùng trẻ tuổi trên các ứng dụng, sau khi những tài liệu nội bộ bị rò rỉ cho thấy "gã khổng lồ" công nghệ biết rõ việc ứng dụng Instagram gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần của giới trẻ, nhưng chưa tiến hành những điều chỉnh cần thiết để tạo ra môi trường mạng xã hội an toàn hơn.
Thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ Amy Klobuchar, người đứng đầu tiểu ban chống độc quyền thuộc Ủy ban Tư pháp Thượng viện, cho rằng cần ban hành thêm quy định đối với các công ty công nghệ, trong đó có Facebook. Theo bà, đã đến lúc cần hành động để bảo vệ trẻ em trước sự hấp dẫn của các trang mạng xã hội, cũng như những thông tin độc hại trên đó.
Thượng nghị sĩ Klobuchar cho rằng nước Mỹ cần ban hành chính sách bảo mật mới, cho phép công dân có quyền lựa chọn nếu họ muốn chia sẻ dữ liệu trực tuyến của mình. Bên cạnh đó, nhà chức trách Mỹ cũng cần cập nhật các quy định về quyền riêng tư của trẻ em, cũng như chính sách cạnh tranh, đồng thời yêu cầu các công ty công nghệ minh bạch hơn các thuật toán được sử dụng.
Ngày 27/9 vừa qua, Facebook đã dừng kế hoạch ra mắt phiên bản "Instagram Kids" dành cho trẻ em dưới 13 tuổi và đang giới thiệu tính năng kiểm soát mới giúp phụ huynh giám sát hoạt động của thanh thiếu niên.
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham: Mỹ sẽ phải trở lại Afghanistan để 'đánh trước khi bị đánh' Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa Lindsey Graham cho rằng tình hình tại Afghanistan dưới sự điều hành của Taliban và nguy cơ trỗi dậy của các nhóm cực đoan sẽ đe dọa sự an nguy của nước Mỹ. Thượng nghị sĩ Mỹ Lindsey Graham - Ảnh: REUTERS Trả lời phỏng vấn của Đài BBC ngày 6-9, ông Graham (chủ tịch Ủy ban...