Quốc hội Mỹ trước bài toán khó: Thuyết phục 150 triệu người dùng về lệnh cấm TikTok
Một bên là hàng chục nhà lập pháp liên tục cảnh báo về nguy cơ vi phạm an ninh và khả năng giám sát của chính phủ Trung Quốc, một bên là 150 triệu người dùng TikTok ở Mỹ muốn tiếp tục giải trí, học tập từ nền tảng chia sẻ video này.
Những người ủng hộ TikTok đến trước Điện Capitol biểu tình để bảo vệ ứng dụng ngày 22/3. Ảnh: AP
Sự mất kết nối đã phản ánh một cuộc chiến khó khăn mà các nhà lập pháp của cả hai đảng đang phải đối mặt khi tìm cách thuyết phục công chúng rằng TikTok có thể trở thành một công cụ gây hại cho an ninh quốc gia.
Trong phiên điều trần tại Quốc hội kéo dài gần 6 tiếng đồng hồ ngày 23/3 vừa qua, Giám đốc điều hành TikTok Chew Shou Zi khẳng định nền tảng này chưa bao giờ chuyển dữ liệu người dùng cho chính phủ Trung Quốc và sẽ không làm như vậy nếu được yêu cầu.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp, Cục Điều tra Liên bang (FBI) và các quan chức khác của chính phủ Mỹ liên tục đưa ra cảnh báo rằng luật pháp Trung Quốc quy định các công ty Trung Quốc như công ty mẹ của TikTok là ByteDance phải cung cấp dữ liệu cho chính phủ vì bất kỳ mục đích nào mà họ cho là liên quan đến an ninh quốc gia.
Bên cạnh đó, cũng xuất hiện những lo ngại rằng Bắc Kinh có thể đưa những câu chuyện có lợi cho mình hoặc thông tin sai lệch thông qua nền tảng này.
“Tôi muốn nói điều này với tất cả thanh thiếu niên ngoài kia và những người có ảnh hưởng trên TikTok, những người nghĩ rằng chúng tôi đã già, không kết nối và không quan tâm đến thứ mà chúng tôi đang nói đến, chỉ nghĩ rằng chúng tôi đang cố lấy đi ứng dụng yêu thích của bạn. Hiện bạn có thể chưa quan tâm đến việc dữ liệu của mình bị truy cập, nhưng một ngày nào đó bạn chắc chắn sẽ quan tâm”, Đại diện đảng Cộng hòa Dan Crenshaw phát biểu trong phiên điều trần.
Nhiều người dùng TikTok đã phản ứng với phiên điều trần bằng cách đăng video chỉ trích các nhà lập pháp “ăn hiếp” Chew và thường xuyên cắt ngang khi anh phát biểu.
Một số người dùng đã gọi một lệnh cấm TikTok là vụ lừa đảo lớn nhất trong năm, trong khi một số khác lại cho rằng việc gia tăng sức ép và hạn chế đối với nền tảng chia sẻ video này xuất phát từ động cơ mang lại lợi ích cho “đối thủ công nghệ” Facebook.
Đại diện Đảng Dân chủ Ro Khanna tại bang California cho biết ông quan tâm đến giá trị mà các nền tảng như TikTok mang lại cho những người trẻ tuổi như một cách để thể hiện sáng tạo và xây dựng cộng đồng “nhưng hoàn toàn không có lý do gì mà một công ty công nghệ Mỹ không thể làm được điều đó”. Nhà lập pháp nhấn mạnh Mỹ có những công ty công nghệ sáng tạo nhất thế giới.
Video đang HOT
Ông nói thêm Quốc hội nên xúc tiến một đề xuất buộc bán nền tảng này cho một công ty Mỹ để hàng triệu người dùng tiếp tục được phép truy cập trong khi đảm bảo rằng nền tảng này không xâm phạm quyền riêng tư của mọi người.
Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew, 2/3 người Mỹ trong độ tuổi 13-17 sử dụng TikTok và 16% thanh thiếu niên nói rằng họ sử dụng nó gần như liên tục.
Chính vì số lượng người dùng lớn của TikTok tại Mỹ mà Lindsay Gorman – cựu Cố vấn công nghệ cho chính quyền Tổng thống Joe Biden, hiện đang làm việc với tư cách là thành viên cấp cao về các công nghệ mới nổi tại Quỹ Marshall của Đức – cho biết Washington có thể sẽ theo đuổi các phương án hạn chế khác trước khi phải tìm đến một lệnh cấm trên toàn quốc. Các phương án sẽ bao gồm tùy chọn cho chủ sở hữu Trung Quốc của TikTok thoái vốn.
Về phần mình, TikTok cũng tìm cách tận dụng sự phổ biến của ứng dụng này. Một ngày trước phiên điều trần, nền tảng đã thuyết phục hàng chục người có ảnh hưởng đến Quốc hội để vận động hành lang phản đối một lệnh cấm. TikTok cũng tăng cường một chiến dịch quảng bá rộng lớn hơn, dán quảng cáo khắp thủ đô Washington, D.C. đưa ra những lời hứa về bảo mật dữ liệu và quyền riêng tư của người dùng, đồng thời tạo ra một nền tảng an toàn cho người dùng trẻ tuổi.
Một số TikTokers nổi tiếng cũng đăng video lên tiếng phản đối lệnh cấm, lo ngại một lệnh cấm có thể ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân của họ như thế nào.
Những người này chủ yếu kiếm thu nhập từ những đoạn video chia sẻ và đã ký kết hợp đồng với đối tác thương hiệu để tiếp thị sản phẩm cho khán giả. Một khi nền tảng bị xóa sổ, thu nhập của họ cũng biến mất. Họ cũng sẽ mất đi một lượng lớn người theo dõi trên ứng dụng mà trước đó khó khăn mới có được, từ đó mất đi lượng khách hàng tiềm năng nếu như chuyển sang hoạt động trên nền tảng khác.
Sau Mỹ đến lượt châu Âu đưa TikTok vào 'tầm ngắm'
Tại Mỹ, TikTok là một "quả bóng đấm" yêu thích của các nhà lập pháp, và giờ đây, sự thù địch đó đang lan sang châu Âu.
Giới chức châu Âu lo ngại ảnh hưởng tiêu cực từ TikTok tới trẻ em. Ảnh minh họa
Theo trang Politico, TikTok là một "quả bóng đấm" yêu thích của các nhà lập pháp Mỹ, những người đã so sánh ứng dụng do Trung Quốc sở hữu với "fentanyl kỹ thuật số" (fentanyl là một loại chất ma túy mạnh hơn heroin) và nói rằng nó nên bị cấm.
Giờ đây, sự thù địch đó đang lan sang châu Âu, nơi những lo ngại về sự an toàn với trẻ em và các báo cáo rằng TikTok theo dõi các nhà báo bằng cách sử dụng địa chỉ IP của họ, đang gây ra phản ứng dữ dội đối với ứng dụng chia sẻ video này.
Khi Giám đốc điều hành TikTok Shou Zi Chew tới Brussels ngày 10/1 để gặp nhà hoạch định chính sách kỹ thuật số hàng đầu EU Margrethe Vestager, công ty của ông phải đối mặt với hàng loạt thách thức pháp lý, quy định và an ninh trong khối, cũng như sự chỉ trích gia tăng từ công chúng.
'Gây nghiện thực sự'
Một trong những người chỉ trích lớn tiếng nhất là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã gọi TikTok là "vô tội một cách lừa dối" và là nguyên nhân khiến người dùng "nghiện thực sự". Những bình luận như vậy đi đôi với việc các phương tiện truyền thông ở Pháp đưa tin rầm rộ, bao gồm cả trê trang nhất của nhật báo Le Parisien ngày 29/12, nơi TikTok được gọi là "mối nguy hiểm thực sự đối với não bộ của trẻ em chúng ta".
Những hạn chế mới có thể sẽ lần lượt được đưa ra. Trong chuyến đi đến Mỹ vào tháng 11, Tổng thống Macron đã nói với một nhóm các nhà đầu tư Mỹ và CEO công nghệ Pháp rằng ông muốn điều chỉnh TikTok. Trong khi đó, ứng dụng video đình đám, đang được hơn 250 triệu người châu Âu sử dụng, đã phủ nhận nội dung có hại và cho biết họ có các biện pháp bảo vệ trẻ em.
Mặc dù không rõ Tổng thống Macron đang đề cập đến những quy tắc nào, những nhận xét này đã tạo thêm một bầu không khí khó khăn cho TikTok. Ngoài hai cuộc thăm dò quyền riêng tư trên toàn EU sẽ kết thúc trong những tháng tới, TikTok còn phải đối mặt với nhiều yêu cầu mới về kiểm duyệt nội dung theo quy tắc kỹ thuật số mới của khối là DSA, từ giữa năm 2023, cũng như khả năng bị cuốn vào quy tắc cạnh tranh kỹ thuật số mới của khối, hay Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (DMA).
Tổng thống Pháp Macron là một trong những tiếng nói chỉ trích TikTok mạnh nhất ở châu Âu. Ảnh: AFP/Getty Images
Trả lời các câu hỏi được gửi qua email, Bộ trưởng kỹ thuật số của Pháp Jean-Noel Barrot nói rằng Pháp sẽ dựa vào DSA và DMA để điều chỉnh TikTok ở cấp độ EU, mặc dù ông "vẫn cảnh giác với các mô hình không ngừng phát triển" của mạng truyền thông xã hội này. Barrot nói thêm rằng ông "không bao giờ thất bại trong việc duy trì mức độ áp lực phù hợp" trong các cuộc họp với các giám đốc điều hành của TikTok.
Các cuộc điều tra mà TikTok đang phải đối mặt với các hành vi bị nghi ngờ đã diễn ra. Nếu cơ quan quản lý dữ liệu của Ireland, cơ quan dẫn đầu các cuộc điều tra thay mặt cho các quốc gia EU khác, phát hiện ra rằng TikTok đã vi phạm quy tắc bảo mật của khối (Quy định bảo vệ dữ liệu chung), thì số tiền phạt có thể lên tới 4% doanh thu toàn cầu của công ty. Các hình phạt có thể còn cao hơn theo DSA, bắt đầu áp dụng cho các nền tảng lớn vào giữa năm 2023.
Nỗi sợ bị theo dõi
Việc phải chi nhiều triệu euro có thể chỉ là rắc rối nhỏ nhất của TikTok ở châu Âu, vì một số nhà lập pháp ở đây đang theo đuổi chính sách của Mỹ, kêu gọi hạn chế chặt chẽ hơn nhiều đối với ứng dụng này trong bối cảnh lo ngại rằng dữ liệu từ TikTok sẽ được sử dụng để theo dõi.
TikTok đang bị điều tra vì gửi dữ liệu về người dùng EU đến Trung Quốc - một trong hai cuộc điều tra do Ireland dẫn đầu. Các báo cáo rằng nhân viên của TikTok ở Trung Quốc đã sử dụng dữ liệu của TikTok để theo dõi di chuyển của hai nhà báo phương Tây càng làm gia tăng nỗi sợ bị theo dõi, đặc biệt là ở Đức, quốc gia có ý thức cao về quyền riêng tư. (TikTok đã thừa nhận sự cố và sa thải bốn nhân viên vì những gì họ nói là truy cập trái phép vào dữ liệu người dùng).
Trích dẫn sự "thiếu bảo mật dữ liệu" cũng như việc chuyển dữ liệu sang Trung Quốc, người phát ngôn chính sách kỹ thuật số của nhóm Đảng Dân chủ Xã hội Đức tại Bundestag nói rằng lệnh cấm của Mỹ không cho điện thoại của nhân viên liên bang cài TikTok là "có thể hiểu được".
"Tôi nghĩ rằng cũng nên kiểm tra nghiêm túc các ứng dụng như TikTok và nếu cần thiết, thực hiện các biện pháp. Do đó, tôi khuyên các công chức cũng như mọi người dân không nên cài đặt các dịch vụ và ứng dụng không đáng tin cậy trên điện thoại thông minh của họ", ông Jens Zimmermann nói thêm.
Maximilian Funke-Kaiser, phát ngôn viên chính sách kỹ thuật số của nhóm FDP tự do trong Quốc hội Đức, thậm chí còn đề cao khả năng cấm hoàn toàn việc sử dụng TikTok trên điện thoại của viên chức chính phủ. "Xét đến các rủi ro về quyền riêng tư và bảo mật do ứng dụng gây ra cũng như quyền truy cập sâu rộng của ứng dụng, tôi cho rằng lệnh cấm TikTok trên điện thoại cơ quan của các quan chức chính phủ Mỹ là phù hợp. Các biện pháp tương ứng cũng cần được xem xét ở Đức."
Đối với Moritz Krner, một nhà lập pháp ôn hòa trong Nghị viện Châu Âu, những rủi ro tiềm ẩn liên quan đến TikTok lớn hơn nhiều so với Twitter do cơ sở người dùng lớn hơn của TikTok - ít nhất gấp 5 lần số người dùng Twitter ở châu Âu - và thực tế là có tới 1/3 số người dùng của ứng dụng này ở độ tuổi 13-19.
"TikTok của Trung Quốc phải chịu sự giám sát đặc biệt của các nhà chức trách châu Âu", ông Krner viết trong một email.
Tại Thụy Sĩ, các nhà lập pháp hồi đầu tháng này cũng đã kêu gọi cấm điện thoại của quan chức sử dụng TikTok.
Một lệnh cấm?
Tuy nhiên, cho đến nay, không có chính phủ hoặc cơ quan công quyền châu Âu nào theo bước Mỹ trong việc cấm sử dụng TikTok trên điện thoại của các quan chức.
Trả lời các câu hỏi từ Politico, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu viết rằng bất kỳ hạn chế nào đối với việc sử dụng TikTok đối với công chức EU sẽ "đòi hỏi một quyết định chính trị và sẽ dựa trên đánh giá cẩn thận về mối quan tâm an ninh mạng, và những vấn đề khác."
Trung Quốc khẳng định việc coi trọng quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu Trung Quốc đã bác bỏ cáo buộc của các quan chức Mỹ rằng TikTok, thuộc sở hữu của công ty ByteDance (Trung Quốc), được sử dụng để thu thập dữ liệu, cũng như các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia. Biểu tượng mạng xã hội TikTok. Ảnh: AFP/TTXVN Trong tuyên bố đưa ra ngày 24/3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc...