Quốc hội Mỹ thúc đẩy thông qua gói ngân sách năm 2023
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Quốc hội Mỹ đang phải đối mặt với hạn chót vào ngày 16/12 để thông qua dự luật chuẩn chi ngân sách cho chính phủ liên bang trong năm tài chính 2023, trong bối cảnh đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang tranh cãi về các chi tiết của dự luật này.
Quang cảnh bên ngoài trụ sở Quốc hội Mỹ ở Washington DC. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Các nhà lập pháp đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang phải đối mặt với thời gian gấp gáp quen thuộc đối với hai dự luật cần phải thông qua là dự luật ngân sách tổng thể cho chính phủ và Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng hàng năm (NDAA). Trong số hai dự luật, NDAA với mức ngân sách kỷ lục 858 tỷ USD đang tiến gần hơn đến việc được thông qua khi dự luật này đã được Hạ viện Mỹ thông qua vào ngày 8/12. Tuy nhiên, dự luật ngân sách tổng thể cho chính phủ liên bang với mức ngân sách khoảng 1.500 tỷ USD lại là một câu chuyện khác.
Trong khi các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ và Nhà Trắng đang tranh cãi để đạt được thỏa thuận về gói tài trợ tổng thể của chính phủ, họ cảnh báo rằng Quốc hội gần như chắc chắn sẽ phải thông qua một giải pháp ngắn hạn để ngăn chặn việc đóng cửa chính phủ. Mặc dù hy vọng sẽ thông qua được dự luật ngân sách tổng thể cho chính phủ liên bang trong phiên họp khẩn cấp vào 16/12 tới, nhưng các nhà lập pháp Mỹ đang lên kế hoạch để trì hoãn việc này cho đến ngày 23/12.
Video đang HOT
Hai đảng hiện vẫn chưa thống nhất được các con số chi tiêu hàng đầu cho dự luật tổng thể được thiết lập để tài trợ cho chính phủ liên bang trong năm tài chính 2023 (kết thúc vào tháng 9/2023). Thượng nghị sĩ Richard Shelby, Phó Chủ tịch Ủy ban Phân bổ Ngân sách Thượng viện, cho biết hiện tại, khoản chênh lệch 26 tỷ USD dành cho chi tiêu trong nước đang chia rẽ hai đảng. Đây chỉ là một phần nhỏ trong gói 1.500 tỷ USD. Tuy nhiên, trong khi Đảng Dân chủ muốn cân bằng giữa chi tiêu trong nước và quốc phòng, thì Đảng Cộng hòa đang tìm cách giảm con số này.
Trong khi các thành viên Đảng Dân chủ tại Thượng viện chuẩn bị công bố dự luật tài trợ của riêng họ trong năm tài chính vào ngày 12/12 (theo giờ địa phương) với hy vọng chấm dứt tình trạng bế tắc, thì Quốc hội Mỹ có khả năng sẽ thông qua gói chi tiêu tạm thời trong một tuần để giúp các nhà lập pháp có thêm thời gian để đạt được thỏa thuận – và kéo dài thời hạn thông qua gói ngân sách tổng thể cho đến ngày 23/12.
Nhóm chuyên gia Nhật Bản đề xuất tăng gấp đôi vốn ODA
Một nhóm chuyên gia Nhật Bản ngày 9/12 khuyến nghị nước này cần tăng gấp đôi ngân sách cho viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong 10 năm tới để giúp bảo vệ các lợi ích quốc gia của Nhật cũng như góp phần xây dựng một thế giới dựa trên pháp trị.
Đồng yên của Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Trong gói đề xuất gửi Ngoại trưởng Yoshimasa Hayashi, nhóm chuyên gia gồm 8 thành viên do chính phủ chỉ định cho rằng Nhật Bản "cần ấn định một thời hạn rõ ràng để đạt mục tiêu", như trong 10 năm tới tăng ngân sách ODA lên 0,7% tổng thu nhập quốc dân (GNI) từ mức 0,34% hiện nay. Theo ủy ban trên, mục tiêu 0,7% GNI đã được quốc tế công nhận tại một phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1970.
Đề xuất được đưa ra vào thời điểm Chính phủ Nhật Bản chuẩn bị sửa đổi hiến chương về ODA vào năm tới - lần sửa đổi đầu tiên kể từ năm 2015.
Sau khi tiếp nhận gói đề xuất, Ngoại trưởng Hayashi cho biết những đề xuất này "rất rõ ràng về cách thức Nhật Bản sử dụng hợp tác phát triển một cách chiến lược". Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nhật Bản nhấn mạnh việc đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề quốc tế là hết sức quan trọng đối với Nhật Bản, đặc biệt là năm 2023 khi nước này tiếp quản cương vị Chủ tịch Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7), để nước này có thể chủ động ứng phó với những thách thức ngoại giao đang ngày càng gia tăng.
Sau các đề xuất nói trên, Chính phủ Nhật Bản sẽ đưa ra dự thảo hiến chương ODA để Nội các của Thủ tướng Fumio Kishida thông qua trong nửa đầu năm 2023.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, vốn ODA của Nhật Bản năm 2020 khoảng 20,3 tỷ USD, tăng 7,4% so với năm trước đó. Ngân sách dành cho ODA của Nhật Bản trên cơ sở ban đầu đã giảm một nửa so với mức cao nhất vào năm 1997, trong bối cảnh tài chính eo hẹp. Nợ công của Nhật Bản hiện đã cao gấp đôi Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Theo ủy ban chuyên gia, Nhật Bản cần nâng cao chất lượng và số lượng của ODA để sử dụng nguồn viện trợ này một cách chiến lược như một trong những công cụ quan trọng nhất cho chính sách ngoại giao của Nhật Bản. Cụ thể, ODA của Nhật Bản cần góp phần hiện thực hóa một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
Khi thông qua hiến chương ODA hiện hành vào năm 2015, Chính phủ Nhật Bản trên thực tế đã gỡ bỏ lệnh cấm hỗ trợ các lực lượng quân sự nước ngoài miễn là vốn ODA được sử dụng cho các mục đích phi quân sự như cứu trợ thiên tai, xây dựng cơ sở hạ tầng và các hoạt động bảo vệ bờ biển.
Ủy ban chuyên gia gồm các thành viên là học giả và lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng Nhật Bản cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng viện trợ cho các mục đích phi quân sự "với tư cách là một quốc gia ủng hộ chủ nghĩa hòa bình".
Bầu cử Mỹ 2022: Gay cấn cuộc bầu cử Thượng viện bổ sung ở bang Georgia Ngày 6/12, cử tri tại bang Georgia của Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Thượng viện bổ sung. Thượng nghị sĩ Dân chủ bang Georgia Raphael Warnock (ảnh) đang nhận được sự ủng hộ lớn hơn so với cựu ngôi sao bóng đá Herschel Walker của đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ giữa kỳ, ngày 8/11/2022. Ảnh:...