Quốc hội Mỹ thông qua dự luật người Duy Ngô Nhĩ
Quốc hội Mỹ thông qua dự luật Duy Ngô Nhĩ với chỉ một phiếu chống, dọn đường cho các biện pháp trừng phạt quan chức Trung Quốc.
Với tỷ lệ 413 phiếu thuận và một phiếu chống, Hạ viện Mỹ hôm 27/5 đã thông qua Đạo luật Chính sách Nhân quyền của người Duy Ngô Nhĩ, kêu gọi trừng phạt những người chịu trách nhiệm giam hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm Hồi giáo khác ở Tân Cương.
Dự luật hôm 14/5 đã được Thượng viện thông qua với toàn bộ phiếu thuận, nên sẽ được đệ trình lên Nhà Trắng. Các quan chức tại quốc hội Mỹ cho hay Tổng thống Trump sẽ ký thành luật.
“Quốc hội đã gửi một thông điệp rõ ràng tới chính phủ Trung Quốc rằng họ không thể lộng hành”, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà Marco Rubio tuyên bố. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi gọi đây là “bước đi vững chắc chống lại các hành vi vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh đối với người Duy Ngô Nhĩ”.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi phát biểu tại trụ sở quốc hội ở thủ đô Washington hôm 14/5. Ảnh: Reuters.
Dự luật yêu cầu Nhà Trắng đệ trình báo cáo lên quốc hội trong vòng 180 ngày, xác định những người được coi là chịu trách nhiệm ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ. Những cá nhân này sẽ bị trừng phạt bằng những hình thức như đóng băng tài sản ở Mỹ và bị từ chối nhập cảnh.
Từ đầu năm 2017, chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đưa khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ và người dân tộc thiểu số Hồi giáo vào các trại tập trung. Bắc Kinh khẳng định các cơ sở là “trung tâm đào tạo nghề” và họ đang phản ứng hợp pháp với mối đe dọa từ chủ nghĩa cực đoan tôn giáo. Tuyên bố này không thuyết phục được các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ.
Video đang HOT
Hạ viện Mỹ tháng 11 năm ngoái thông qua dự luật Sự can thiệp với người Duy Ngô Nhĩ và Phản ứng Nhân đạo Thống nhất Toàn cầu (Dự luật Duy Ngô Nhĩ) năm 2019, cho phép chính quyền Mỹ xác định và trừng phạt quan chức bị xem là chịu trách nhiệm trong việc giam hàng loạt thành viên nhóm dân tộc thiểu số ở khu tự trị Tân Cương, bao gồm Bí thư Đảng ủy Tân Cương Trần Toàn Quốc.
Trung Quốc từng cảnh báo sẽ hành động trả đũa nếu ông Trần bị nhắm mục tiêu trừng phạt, gọi các động thái của Mỹ về Tân Cương là “can thiệp thô bạo” vào vấn đề nội bộ của nước này.
Động thái của quốc hội Mỹ diễn ra trong bối cảnh quan hệ Mỹ – Trung ngày càng xấu đi do Covid-19. Mỹ cáo buộc Trung Quốc thiếu minh bạch, che giấu dịch bệnh và chậm cảnh báo, trong khi Bắc Kinh bác bỏ toàn bộ cáo buộc này.
Vụ giết tướng Iran làm lu mờ phiên tòa luận tội Trump
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định không kích để hạ sát ông Qassem Soleimani, vị tướng hàng đầu của Iran, đã làm đảo lộn hết ưu tiên của Quốc hội Mỹ, khiến chuyện chiến tranh và hòa bình giờ trở thành tâm điểm được quan tâm nhất.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. (Ảnh: NYT)
Khi Quốc hội Mỹ họp lại trong ngày hôm nay, bóng ma căng thẳng leo thang với Iran và cuộc tranh luận nóng bỏng về tính pháp lý đằng sau quyết định của ông Trump sẽ là chủ đề chính được bàn tới ở đồi Capitol. Bước ngoặt bất ngờ của các sự kiện đã bổ sung một yếu tố mới đầy biến động cho cuộc đấu tranh gay gắt về phiên tòa luận tội ông Trump tại Thượng viện.
Đối với phe Cộng hòa, viết giết tướng Soleimani, tư lệnh lực lượng tinh nhuệ của Iran, tạo nên tuyến phòng thủ mới cho tổng thống, vì họ lập luận rằng việc đảng Dân chủ cố lật đổ ông Trump trong khi ông đang xử lý vấn đề an ninh quốc gia là việc làm vô trách nhiệm.
"Trong khi phe Dân chủ đang cố loại bỏ ông Trump, Tổng thống đang tập trung loại bỏ những kẻ khủng bố khỏi bề mặt trái đất", Hạ nghị sĩ Kevin McCarthy thuộc đảng Cộng hòa, hôm qua viết trên Twitter.
Các lãnh đạo của phe Dân chủ khẳng định không nên lẫn lộn hai vấn đề này, và rằng các nhà làm luật có nghĩa vụ tuân thủ tiến trình luận tội ngay cả khi họ đang tranh luận về vấn đề Iran. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng ông Trump chỉ đạo vụ tấn công lần này là nhằm làm phân tán sự chú ý khỏi phiên tòa luận tội mà ông đang đối mặt.
Dù hai chuyện có liên quan với nhau hay không thì những diễn biến nhanh chóng trong những ngày gần đây cho thấy Quốc hội Mỹ trong những ngày tới sẽ phải xử lý 2 vấn đề quan trọng nhất: luận tội và chiến tranh. Kết quả thảo luận đó sẽ làm sáng tỏ sự khao khát của nhánh hành pháp về kiểm soát quyền lực của tổng thống và cũng cũng có thể sẽ đóng vai trò trong nỗ lực tái tranh cử của ông Trump.
Thời điểm và kết quả phiên tòa luận tội tổng thống đến giờ đã bị lu mờ. Trong đôi cuộc bỏ phiếu vào tháng 12, Hạ viện Mỹ quyết định luận tội ông Trump với 2 cáo buộc lạm dụng quyền lực và cản trở Quốc hội, xuất phát từ nỗ lực của ông Trump nhằm ép Ukraine điều tra đối thủ chính trị của mình bằng cách giữ lại khoản viện trợ quân sự gần 400 triệu USD.
Giờ đây, câu hỏi được đặt ra là liệu cuộc thảo luận sắp tới về Iran có ảnh hưởng đến tính toán của phe Dân chủ và Cộng hòa về các điều khoản và độ dài của phiên tòa luận tội.
Phe Dân chủ cho rằng xung lực khiến ông Trump tấn công Tướng Suleimani chính là căn cứ để ông bị phế truất.
"Những vấn đề này liên quan đến nhau. Nó cùng cho thấy một kiểu ra quyết định liều lĩnh như ông ấy làm với Ukraine. Đó không còn là chuyện bảo vệ pháp quyền và hiến pháp. Đây là vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình vì một tổng thống bất chấp quy trình hiến pháp có thể tạo nên rủi ro lớn cho ổn định và hòa bình", Hạ nghị sĩ Ro Khanna, thành viên đảng Dân chủ, hôm qua viết trên Twitter. Ông Khanna là người đồng bảo trợ dự luật nhằm cấm ông Trump triển khai bất kỳ cuộc tấn công vào vào Iran mà không được Quốc hội cho phép.
Các nhà làm luật và trợ lý thân cận của bà Pelosi nói rằng bà vẫn chưa quyết định về cách thức và thời gian trình hồ sơ luận tội lên Thượng viện, và rằng chính sách đối ngoại sẽ không ảnh hưởng đến suy nghĩ của bà. Quyết định dự kiến sẽ được đưa ra trong tuần này, khi các Hạ nghị sĩ họp lại trong ngày mai và Chủ tịch Hạ viện điều hành hàng loạt cuộc họp với nhóm lãnh đạo của bà.
Nhưng cuộc không kích nhắm vào tướng Iran đang lấn át suy nghĩ của nhiều nghị sĩ. Cho rằng quyết định của ông Trump là không đúng thẩm quyền và trái phép, một số nghị sĩ Dân chủ cuối tuần qua tuyên bố họ sẽ cố gắng ngăn ông Trump tấn công Iran trong tương lai. Sau khi Nhà trắng hôm 4/1 gửi cho Quốc hội bản thông báo bất thường về vụ không kích, bà Pelosi nói rằng nó làm dấy lên "những câu hỏi nghiêm trọng và cấp bách" về quyết định của tổng thống.
"Quốc hội và tôi sẽ làm mọi thứ có thể để khẳng định quyền của mình. Chúng tôi không cần tổng thống lao vào hoặc đưa cả chúng tôi vào một cuộc chiến lớn", Thượng nghị sĩ Chuck Schumer, lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng viện, hôm qua nói trên đài ABC.
Giữa tháng này, các Thượng nghị sĩ có thể sẽ bỏ phiếu về quyền của tổng thống có được ra quyết định chiến tranh với Iran. Hạ viện Mỹ cũng có động thái tương tự.
Thời gian đó có thể trùng với lịch diễn ra phiên tòa luận tội, một tiến trình tiêu tốn thời gian và công sức khiến các công việc khác của Thượng viện ngưng trệ.
Dù không công khai hết nối hai vấn đề, phe Cộng hòa đang tìm cách trói tay bà Pelosi.
Trong cuộc phóng vấn tối qua, Hạ nghị sĩ Steve Scalise, nhân vật số hai của phe Cộng hòa trong Hạ viện, nói rằng cuộc không kích "gây thêm sức ép" với bà Pelosi phải gạt chuyện luận tội sang một bên và tập trung vào "những thứ thực sự có ý nghĩa".
BÌNH GIANG
Theo tienphong.vn/AP
Trung Quốc dọa đáp trả Mỹ 'can thiệp' Hong Kong Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo sẽ có biện pháp đối phó nếu Mỹ "xâm phạm lợi ích" của nước này tại đặc khu Hong Kong. Phát biểu trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc Mỹ đang tìm cách gây tổn hại tới an ninh quốc gia...