Quốc hội Mỹ “mổ xẻ” bí mật hải quân Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Với tham vọng bành trướng bá quyền, Trung Quốc đang xây dựng một lực lượng hải quân hiện đại, nhỏ nhưng đủ sức làm thống trị khu vực, cùng khả năng tiến hành hoạt động ở các vùng biển xa.

Hiện đại hóa hải quân để dọa Mỹ

Hồi tháng 4.2014, một báo cáo mang tên “Trung Quốc hiện đại hóa hải quân: Những liên đới cho khả năng hải quân Mỹ, nền tảng và các vấn đề cho Quốc hội” của Ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) đã được trình Quốc hội Mỹ, nêu ra tiến trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc.

Báo cáo China Naval Modernization: Implications for U.S. Navy Capabilities – Background and Issues for Congress đăng trên website của CRS là Opencrs.com, dẫn thông tin và số liệu được thu thập từ báo cáo thường niên về tình hình quân sự thế giới của Lầu Năm Góc, báo cáo về hải quân Trung Quốc do Cục tình báo hải quân Mỹ tổng hợp và các nguồn mở khác như tạp chí quân sự IHS Jane’s.

Quốc hội Mỹ mổ xẻ bí mật hải quân Trung Quốc - Hình 1

Ảnh minh họa khả năng thủy chiến trên biển Hoa Đông

Nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc gồm nhiều chương trình trang bị vũ khí, tên lửa đạn đạo đối hạm trên bộ (ASBM), máy bay chiến đấu cơ mang tên lửa đối hạm (ASCM), tàu ngầm, tàu chiến, máy bay, radar tầm xa, hệ thống hỗ trợ C4ISR (chỉ huy và kiểm soát, thông tin, điện toán, tình báo, giám sát).

Chương trình này còn gồm sửa đổi và cải thiện trong việc bảo trì, hậu quần, học thuyết hải quân, chất lượng nhân sự, giáo dục và đào tạo, cùng tập trận.

Trong tiến trình “xoay trục về châu Á”, việc đầu tiên là Mỹ phải nắm được sức mạnh của hải quân Trung Quốc. Bộ Quốc phòng đã nắm được những trang bị, khí tài trọng tâm của hải quân Trung Quốc: tên lửa đạn đạo đối hạm DF-21D, được cho là phiên bản mới của dòng tên lửa tầm trung di động DF-21.

Tên lửa đạn đạo chống hạm DH-21 D ASBM

DF-21D có tầm b.ắn hơn 1.500 km với mục tiêu chống tàu chiến lớn, bao gồm cả tàu sân bay. Giới quan sát còn cho rằng đầu đạn của tên lửa này là sự kết hợp giữa cảm biến radar và quang học để tìm diệt đối tượng và liên tục thay đổi hành trình tùy theo chuyển động của mục tiêu. Đầu đạn được nhồi một khối lượng chất nổ lớn hoặc đạn chùm.

Tên lửa hành trình đối hạm (ASCM) có dòng mạnh nhất là SS-N-22 Sunburn do Nga chế tạo, và SS-N-27 Sizzler cũng xuất xứ từ Nga (được triển khai trên 8 tàu ngầm lớp Kilo). Hiện Trung Quốc đang tiến hành thử nghiệm tên lửa đất đối không tầm xa CH-SS-NX-13, phù hợp triển khai cho toàn bộ các tàu ngầm lớp Tống, Nguyên, Thượng và tàu ngầm mới đang đóng là Type 095.

Mỹ cũng rất quan tâm đến tàu ngầm của Trung Quốc, khi chính Bắc Kinh từng nhấn mạnh đây là một trong những lực đẩy chính cho nỗ lực hiện đại hóa quân đội.

Bên cạnh các tàu lớp Kilo của Nga, Trung Quốc đang tích cực triển khai các lớp tàu nội địa mới, gồm tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Thượng và Hán, tàu lớp Nguyên và tàu lớp Tống.

Đó là chưa kể tàu ngầm Type 095 sẽ được triển khai vào năm 2015. Báo cáo của CRS ước tính đến năm 2012, Trung Quốc có khoảng 46 tàu ngầm, nhưng theo website về thông tin quân sự Globalsecurity.org, con số này lên tới hơn 60, tập trung nhiều cho các hạm đội Đông Hải và Nam Hải.

Quốc hội Mỹ mổ xẻ bí mật hải quân Trung Quốc - Hình 2

Đồ họa tàu ngầm Type 094 của hải quân Trung Quốc

Video đang HOT

Do tàu sân bay Trung Quốc bị cho là chưa thể sớm đưa vào hoạt động và còn nhiều hạn chế, nên tàu khu trục hiện là tàu chiến nổi lớn nhất của nước này.

Các tàu khu trục hiện nay có thiết kế và trang bị gần giống tàu chiến phương Tây hơn là Liên Xô, với tổng cộng khoảng 25 tàu thuộc các lớp nội địa Lữ Dương, Lữ Hải, Lữ Châu, Lữ Hỗ và Lữ Đại, cũng như lớp Sovremenny do Nga sản xuất.

Cũng theo Globalsecurity.org, Trung Quốc hiện có gần 50 tàu hộ vệ và rất nhiều tàu đổ bộ cũng như khinh hạm tấn công mang tên lửa phân bố đều cho các hạm đội.

Bên cạnh đó, giới quan sát đ.ánh giá rằng do chỉ mới lộ rõ và bắt đầu thực thi chiến lược vươn ra các vùng biển xa gần đây nên hải quân Trung Quốc thiếu trầm trọng các tàu rà quét, phát hiện và chống thủy lôi. Bắc Kinh đang cố gắng khắc phục nhưng tình trạng này sẽ còn kéo dài trong tương lai gần.

Hải chiến Mỹ – Trung trên Thái Bình Dương?

Báo cáo nêu vì Mỹ mãi tập trung vào Đông Âu, Trung Đông, Trung Á và châu Phi nên buông lỏng khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tạo cơ hội cho Trung Quốc tăng cường sức mạnh trên biển.

Đó là một trong những lý do mà Mỹ phải triển khai chiến lược “xoay trục về châu Á” từ đầu năm 2012, với hướng tái triển khai sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương, giành lại thế chiến lược mới và thị trường ở châu Á – Thái Bình Dương.

Từ đó, các nhà quan sát kỳ vọng kết quả tùy thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) sẽ dành sự quan tâm cao cho không quân và hải quân Mỹ như thế nào.

Các quan chức Mỹ nêu dù phải cắt giảm chi quân sự, DOD sẽ tìm cách bảo vệ các dự án liên quan sự hiện diện quân sự tại châu Á – Thái Bình Dương.

Các quyết định của Quốc hội Mỹ và chính phủ về các chương trình hải quân, để đối phó khả năng quân sự được cải thiện của Trung Quốc, sẽ có thể tác động đến kết quả một cuộc hải chiến Mỹ – Trung trên Thái Bình Dương.

Vài nhà quan sát nói không thể có cuộc xung đột này, phần nào vì Mỹ – Trung cần lẫn nhau ở mảng kinh tế, một cuộc chiến sẽ gây tổn thất lớn cho cả hai phía. Nhưng nếu không có cuộc chiến đó, sự cân bằng quân sự Mỹ – Trung ở Thái Bình Dương có thể ảnh hưởng tới những lựa chọn từng ngày của các nước khác trong vùng biển này, gồm lựa chọn nên nghiêng các chủ trương của họ theo hướng thân Mỹ hay thân Trung Quốc hơn.

Trong bối cảnh đó, các quyết định của Quốc hội Mỹ và chính phủ về các chương trình hải quân có thể ảnh hưởng đến vũ đài chính trị ở Thái Bình Dương, từ đó tác động đến khả năng của Mỹ trong việc theo đuổi các mục tiêu liên quan những chủ trương khác, cả ở vùng Thái Bình Dương và nơi khác.

Các nhà quan sát cho rằng nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc nhằm hướng phát triển các khả năng sau:

Đòi quyền lợi hoặc chủ quyền trên biển Đông và biển Hoa Đông.

Củng cố quan điểm của Bắc Knh rằng họ có quyền điều hành các hoạt động quân sự trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.

Ngăn chặn hoặc làm suy yếu tầm ảnh hưởng Mỹ ở vùng phía tây Thái Bình Dương.

Xử lý tình hình với Đài Loan theo hướng quân sự nếu cần thiết.

Khoe khoang vị thế một cường quốc khu vực.

Báo cáo của CRS cho rằng Trung Quốc muốn quân đội có khả năng đóng vai trò gọi là lực lượng chống tiếp cận, giống như lực lượng ngăn chặn biển mà Liên Xô triển khai thời Chiến tranh Lạnh.

Lực lượng này có thể ngăn chặn một cuộc can thiệp của Mỹ, vào một cuộc chiến ở những vùng gần Trung Quốc hoặc vào những vấn đề khác. Nếu không được như thế, quân đội cũng có thể trì hoãn hoặc làm giảm tính hiệu quả của cuộc can thiệp quân sự Mỹ.

Trung Quốc cũng có thể sử dụng hải quân vào các mục đích khác, như tuần tra an ninh biển gồm chống hải tặc, sơ tán kiều dân Trung Quốc ở nước ngoài khi cần thiết phải làm thế, hoặc tham gia các chiến dịch hỗ trợ nhân đạo / phản ứng trước thảm họa, thiên tai.

Đó là các đ.iểm gây chú ý trong chiến lược hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc, vì nếu chỉ nhằm đối phó Đài Loan thì không cần đến tàu sân bay hay hàng loạt tàu khu trục và tàu tấn công đổ bộ.

Theo báo cáo, hải quân Mỹ cần phải duy trì tối thiểu đội tàu 313 chiếc hiện diện thường trực nếu muốn duy trì ảnh hưởng liên tục tại Thái Bình Dương. CRS cũng đề cập khái niệm không – hải chiến mà Lầu Năm Góc đang hướng đến nhằm đối chọi chiến lược chống tiếp cận của Trung Quốc.

Nói cách khác, không chiến và hải chiến là phiên bản hiện đại của chiến lược Mỹ từng dùng để đối phó Liên Xô khi trước, phối hợp chặt chẽ nguồn lực và năng lực chiến đấu của hải quân và không quân.

Theo Một Thế Giới

“Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh”

Tập Cận Bình đã một lần nữa chứng minh rằng ông là một đối thủ khó nhằn, và nếu bị khiêu khích, ông thực sự có thể tiến hành 1 hoặc 2 cuộc chiến tranh.

Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh - Hình 1

Theo Đa Chiều, ông Tập Cận Bình có thể sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến nhỏ nhằm khẳng định vị thế của Trung Quốc và thực hiện cái ông gọi là "giấc mơ Trung Hoa".

Tờ China Times xuất bản tại Đài Loan ngày 5/6 dẫn phân tích của tờ Đa Chiều, một tờ báo của người Hoa hải ngoại bình luận, Chủ tịch nước Trung quốc ông Tập Cận Bình có thể sẵn sàng chuẩn bị cho chiến tranh để tái khẳng định vị thế của Trung Quốc.

Căng thẳng đã bùng lên một lần nữa giữa Trung Quốc và Mỹ xung quanh vấn đề Biển Đông tại Hội nghị Tương tác và các biện pháp xây dựng lòng tin (CICA) lần thứ 4 tại Thượng Hải hôm 20, 21/5 và Đối thoại Shangri-la từ 30/5 đến 1/6 tại Singapore.

Trong hội nghị thượng đỉnh G7, các nhà lãnh đạo Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Anh sẽ đưa ra một thông cáo chung lên án những nỗ lực của Trung Quốc hòng thay đổi hiện trạng trên Biển Đông, yêu cầu Bắc Kinh kiềm chế tránh gây bất ổn trong khu vực.

Đa Chiều cho rằng đây sẽ là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Mỹ muốn làm rõ chính sách châu Á - Thái Bình Dương của mình vẫn không thay đổi và Hoa Kỳ vẫn giữ quyền kiểm soát trên Thái Bình Dương cũng như thế giới. Trung Quốc dù ngạc nhiên với những diễn biến này, nhưng đang chuẩn bị để đ.ánh lại.

Kể từ khi nhậm chức, Tập Cận Bình đã tiến hành một loạt các chuyến thăm viếng ngoại giao và tham dự các hội nghị thượng đỉnh để phát triển vị thế quốc tế mới cho Trung Quốc. Với đề xuất xây dựng cấu trúc an ninh mới ông đưa ra tại CICA vừa qua, các nỗ lực hợp tác của Bắc Kinh và Moscow trong xây dựng một trật tự thay thế rõ ràng cho thấy thời kỳ bị động và tự vệ đã qua.

Thế hệ lãnh đạo mới tại Trung Quốc đã làm khác với tư duy ngoại giao truyền thống và xác định lại việc Trung Quốc cần phải thích ứng với vai trò của một siêu cường đang lên.

Tập Cận Bình đã tự đặt ra cho mình 2 mục tiêu tham vọng, đó là khiến cho mọi người dân Trung Quốc sẽ có cuộc sống khá giả vào năm 2020 và xây dựng Trung Quốc thành đất nước "dân chủ hiện đại" vào năm 2049. Để đạt mục tiêu này, Trung Quốc cần phải tránh xung đột, mặc dù căng thẳng gần đây với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản vẫn đang trỏ đến một cuộc chiến bất ngờ có thể nổ ra bất cứ lúc nào.

Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh - Hình 2

Cuộc gặp lịch sử giữa Mao Trạch Đông và Tổng thống Mỹ Richard Nixon năm 1972 làm thay đổi cục diện bàn cờ chính trị quốc tế. Theo Đa Chiều, đường lối đối ngoại của Mao Trạch Đông ban đầu là cùng Liên Xô chống Mỹ, sau đó lại quay sang chơi với Mỹ chống Liên Xô và cuối cùng là chống lại cả hai.

Tư tưởng ngoại giao của Mao Trạch Đông ban đầu là liên minh với Liên Xô chống Mỹ, sau lại chơi với Mỹ để chống Liên Xô, cuối cùng là tham gia vào "thế giới thứ 3 chống lại cả Hoa Kỳ và Liên Xô.

Ban đầu Đặng Tiểu Bình cũng theo chính sách của Mao Trạch Đông chống Hoa Kỳ và Liên Xô, nhưng từ hội nghị trung ương 3 khóa 11 năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã thay đổi đường lối ngoại giao Trung Quốc từ đấu tranh giai cấp sang phát triển kinh tế và cải cách. Từ năm 1982, Trung Quốc đã tránh xa những liên minh, ưa thích sự độc lập để phát triển quan hệ với các nước láng giềng.

Các khái niệm về an ninh châu Á tại Trung Quốc dần thay đổi theo thời gian. Khi Giang Trạch Dân lên cầm quyền, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã tập trung vào hợp tác khu vực, an ninh và lợi ích chung. Vào giữa những năm 1990, Giang Trạch Dân nỗ lực rất lớn để thúc đẩy các kênh đối thoại, hợp tác tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

Chiến lược này được tiếp tục dưới thời Hồ Cẩm Đào với quan điểm "cùng hội cùng thuyền" mà ông phát biểu tại kỳ họp đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần thứ 64, năm 2009.

Bài phát biểu của Tập Cận Bình tại CICA vừa qua theo truyền thống của các biện pháp an ninh "kiểu Trung Quốc". Con đường tơ lụa trên biển mà ông đề xuất được hiểu rằng, nó không chỉ là động lực kinh tế mà còn là chiến lược, phù hợp với tư duy truyền thống của các hoàng đế Trung Hoa là "bảo vệ chư hầu, cả về kinh tế và quân sự".

Thời cổ đại, Trung Quốc đã có rất nhiều cuộc tranh luận về cách cai trị tốt nhất của hoàng đế. Mô hình Nho giáo ca ngợi một hoàng đế vị tha nhưng thực dụng, vừa là người "có đạo đức", nhưng vẫn luôn để ý đến lợi ích kinh tế trong tâm trí.

Mặc dù trong những năm gần đây, Trung Quốc luôn nhấn mạnh đến hòa bình, chính sách ngoại giao thực tế của họ đã "tích cực hơn" kể từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền. Ông Bình nhiều lần nói rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc không cho phép bất cứ ai xâm phạm.

Ví dụ rõ ràng nhất là việc Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông ngày 23/11/2013 bao gồm quần đảo Senkaku hiện Nhật Bản đang kiểm soát.

Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho 1 đến 2 cuộc chiến tranh - Hình 3

Tập Cận Bình cùng các quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc thị sát một cuộc tập trận quân sự ở Tân Cương.

Tập Cận Bình đã một lần nữa chứng minh rằng ông là một đối thủ khó nhằn, và nếu bị khiêu khích, ông thực sự có thể tiến hành 1 hoặc 2 cuộc chiến tranh khu vực, Đa Chiều dẫn phân tích của giới truyền thông cho biết.

Theo Đa Chiều, Mao Trạch Đông đã từng gọi việc tham chiến của Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) là "cú đ.ấm phòng ngừa" và quyết định của Đặng Tiểu Bình tấn công xâm lược biên giới Việt Nam năm 1979 cũng dựa trên cùng 1 logic mặc dù thương vong rất lớn.

Tăng trưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc cùng với sự gia tăng ảnh hưởng quốc tế của họ đã dẫn đến việc Mỹ coi Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh, và sự xâm nhập của Mỹ vào châu Á sẽ tiếp tục "làm phức tạp ổn định và an ninh khu vực", Đa Chiều bình luận.

Với những căng thẳng đang diễn ra gần đây với Việt Nam, Philippines và Nhật Bản, trong thực tế Trung Quốc có thể đang mong muốn có 1 xung đột nhỏ mà Bắc Kinh có thể kiểm soát để khẳng định sức mạnh của họ trong khu vực một lần nữa, Đa Chiều kết luận.

Theo Giáo Dục

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng
17:30:55 29/06/2024
Belarus bổ sung hệ thống phòng không ở biên giới với Ukraine
20:26:10 29/06/2024
Đảng lao động Triều Tiên khai mạc phiên họp toàn thể
12:09:29 29/06/2024
Hàn Quốc cảnh báo nước dùng mì ăn liền gây tổn thương ngọn núi nổi tiếng
06:02:08 30/06/2024
Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa
15:00:29 29/06/2024
Tổng thống Biden thừa nhận tranh luận không tốt, nhưng cam kết đ.ánh bại ông Trump
14:10:50 29/06/2024

Tin đang nóng

Quang Lê vừa hát xong, bị một nam ca sĩ chỉ tay vào mặt dọa: "Ai cho mày hát bài của tao?"
06:12:33 01/07/2024
Tóm dính vợ chồng Midu hậu đám cưới hào môn, thái độ cô dâu với chú rể gây chú ý
06:46:45 01/07/2024
Khánh Vân lộ diện hậu cầu hôn: Zoom cận nhẫn kim cương, hội bạn nàng hậu thi nhau "xin vía"
06:42:07 01/07/2024
Nam diễn viên sinh năm 2002 bị bóc scandal "tình thú"
06:39:11 01/07/2024
Bố mẹ muốn con út bỏ học để đi làm k.iếm t.iền nuôi anh trai ăn bám
07:56:58 01/07/2024
Từ khi chơi với 'hội bỏ chồng', vợ nhìn tôi bằng nửa con mắt
07:30:30 01/07/2024
Những nẻo đường gần xa - Tập 26: Dũng rơi vào mối quan hệ nhạy cảm?
08:02:23 01/07/2024
Hát ca khúc gây tranh cãi ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng nói gì?
07:35:15 01/07/2024

Tin mới nhất

Nhật Bản tưởng niệm cố Thủ tướng Shinzo Abe

05:48:28 01/07/2024
Sau khi rời Nội các, cựu Thủ tướng Abe vẫn tích cực tham gia các hoạt động chính trị với tư cách là lãnh đạo của Seiwa Seisaku Kenkyukai - phái lớn nhất trong LDP.

Chiêm ngưỡng chiếc xe đạp dài nhất thế giới lập Kỷ lục Guinness

05:43:15 01/07/2024
Sau những nỗ lực không ngừng nghỉ, gần đây, họ đã thành công chinh phục được cả hai kỷ lục thế giới này. Chiếc xe đạp đặc biệt cũng đã trở thành niềm tự hào của cộng đồng Prinsenbeek.

Triều Tiên cáo buộc phương Tây đang tạo ra 'NATO phiên bản châu Á'

05:35:39 01/07/2024
Triều Tiên từ lâu đã phản đối các cuộc tập trận của Mỹ gần bán đảo Triều Tiên, coi đó là các cuộc diễn tập cho một cuộc tấn công có thể xảy ra. Bình Nhưỡng cũng đã tiến hành nhiều cuộc thử nghiệm pháo binh và tên lửa trong khu vực.

Tổng thống Ai Cập nêu bật nhiệm vụ ưu tiên của Chính phủ mới

05:33:23 01/07/2024
Theo Tổng thống El-Sisi, kể từ năm 2013, đất nước Ai Cập đã ổn định trở lại sau một thời gian hỗn loạn. Ông nhấn mạnh rằng nhà nước đã loại bỏ chủ nghĩa k.hủng b.ố và xây dựng nền tảng cho sự phát triển trong những năm vừa qua.

Serbia bắt giữ 2 đối tượng sau vụ tấn công Đại sứ quán Israel tại Belgrade

05:30:57 01/07/2024
Theo Bộ trưởng Dacic, nhà chức trách Serbia đã tăng cường an ninh lên mức cao nhất trên cả nước và cảnh sát đang triển khai chiến dịch truy quét k.hủng b.ố, các phần tử cực đoan và những đối tượng có khả năng liên quan đến các nhóm khủng ...

Đ.ánh bom xe tại miền Nam Thái Lan

05:29:02 01/07/2024
Vụ nổ đã làm vỡ kính và hư hại trần nhà ở các căn hộ và ngôi nhà gần đó. Nhà chức trách đã phong tỏa hiện trường vụ nổ vì lo ngại có thể xảy ra thêm các vụ đ.ánh bom.

Lở đất làm 2 người t.hiệt m.ạng tại Thụy Sĩ - Hy Lạp khống chế cháy rừng trên đảo Serifos

05:18:59 01/07/2024
Các lực lượng khẩn cấp đang tìm cách sơ tán 300 người tham dự một giải bóng đá tại Peccia, trong khi gần 70 người khác đang được sơ tán khỏi một trại nghỉ dưỡng ở làng Mogno.

Chính phủ Colombia và nhóm vũ trang Segunda Marquetalia đạt thỏa thuận giảm leo thang xung đột

05:16:37 01/07/2024
Trong khuôn khổ các biện pháp kinh tế nhằm giảm leo thang xung đột và hướng tới hòa bình, Chính phủ Colombia sẽ ưu tiên các chương trình cải cách nông nghiệp toàn diện và bồi thường đất đai.

11 người bị t.hiệt m.ạng do mưa lớn ở New Delhi, Ấn Độ

05:07:05 01/07/2024
Ngoài ra, mưa lớn cũng làm ngập các đường hầm giao thông, dẫn đến ùn tắc nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một số khu vực dân cư trong thành phố rơi vào tình cảnh mất điện và mất nước.

Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới

04:55:03 01/07/2024
Cảnh sát Pakistan cho biết có 18 người bị thương trong vụ nổ tại một lễ cưới ở huyện Kurram, thuộc tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, Tây Bắc nước này.

Bầu cử Quốc hội Pháp và những tác động tiềm tàng

23:03:37 30/06/2024
Ngày 30/6, vòng đầu tiên của cuộc bầu cử trước thời hạn tại Pháp diễn ra với sự tham gia của 4.011 ứng cử viên, giảm mạnh so với tổng số 6.293 năm 2022.

Hungary tuyên bố "đưa châu Âu vĩ đại trở lại" trong nhiệm kỳ Chủ tịch EU

23:00:44 30/06/2024
Hãng tin DW (Đức) dẫn lời Bộ trưởng các vấn đề châu Âu của Hungary Janos Boka nêu rõ, với khẩu hiệu Làm cho châu Âu vĩ đại trở lại , mục tiêu trọng tâm của Hungary trong nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên EU là tăng cường năng lực cạnh tranh ...

Có thể bạn quan tâm

Nhân viên Thế giới Di động dùng chiêu trò, l.ừa đ.ảo chiếm đoạt gần 4 tỷ đồng

Pháp luật

09:09:16 01/07/2024
Đối tượng Nguyễn Anh Dũng (nhân viên Công ty cổ phần Thế giới Di động) bị cáo buộc l.ừa đ.ảo, chiếm đoạt 139 điện thoại di động iPhone14 Promax của công ty rồi bán cho khách hàng lấy t.iền tiêu xài, chơi t.iền ảo.

Taecyeon lần đầu đóng phim boylove

Hậu trường phim

09:07:22 01/07/2024
Sở hữu vẻ ngoài điển trai đầy nam tính, thông tin thành viên nhóm nhạc 2PM sẽ đóng phim boylove khiến người hâm mộ vô cùng phấn khích.

Brand mũ "quốc dân" của người Hàn: Sao nào cũng diện, là đồ đôi của Rosé - Suzy?

Thời trang

09:04:36 01/07/2024
Nếu là một tín đồ của Kbiz có lẽ bạn đã từng một lần bắt gặp ở đâu đó hình ảnh các ngôi sao xứ sở kim chi lên đồ cùng với chiếc mũ lưỡi trai có logo emis.

5 thực phẩm là 'người hùng' ngăn ngừa ung thư vú không phải ai cũng biết

Sức khỏe

09:02:07 01/07/2024
Lựu chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa như polyphenol, ellagitannin và anthocyanin. Các chất này giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do gây ra, làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và thậm chí có thể t.iêu d.iệt chúng...

Con gái nữ diễn viên "Gái nhảy" nhan sắc xinh như "thần tiên tỷ tỷ"

Người đẹp

09:00:11 01/07/2024
Nhiều người khen ngợi cô bé xinh đẹp mong manh như thần tiên tỷ tỷ , không ít người khuyên nữ diễn viên nên cho con đi thi Hoa hậu.

Jang Nara khoe hôn nhân hạnh phúc

Sao châu á

09:00:04 01/07/2024
Xuất hiện với tư cách MC chương trình My Little Old Boy của đài SBS, nữ diễn viên đã chia sẻ về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc mà cô đang tận hưởng.

Sao Việt 1/7: Mai Phương Thúy gợi cảm, NSƯT Chí Trung khoe cháu nội mới sinh

Sao việt

08:57:59 01/07/2024
Mai Phương Thuý xinh đẹp với đầm xẻ sâu gợi cảm, NSƯT Chí Trung hạnh phúc khi gia đình vừa chào đón thành viên mới là cháu nội thứ 2.

Khu du lịch sinh thái núi Dùm - Cổng Trời: Nét độc đáo của thành phố Tuyên Quang

Du lịch

08:54:30 01/07/2024
Thuộc địa phận xóm 15, 16 xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang), núi Dùm - Cổng Trời có khí hậu trong lành, phong cảnh hữu tình.

Ngã rẽ của dàn sao "Cô gái đại dương": Người bỏ nghề, kẻ chật vật nghề diễn

Sao âu mỹ

08:52:25 01/07/2024
30 năm kể từ khi bộ phim truyền hình nổi tiếng Cô gái đại dương được thực hiện và phát sóng, dàn diễn viên của bộ phim cũng có những thay đổi khá bất ngờ trong cuộc sống và lựa chọn sự nghiệp.

Chỉ vì cái ngày kinh hoàng 10 năm trước, con gái không tha thứ cho tôi, đến ngày ra đi nó nhắn vẻn vẹn 5 từ

Góc tâm tình

08:38:04 01/07/2024
Cứ mỗi cuộc vui ngồi cùng bạn bè là tôi không biết điểm dừng, bạn cứ rót là tôi lại uống. Và đó cũng là lý do tình cảm bố con tôi r.ạn n.ứt.

BB Trần: "Mọi người nghĩ tôi không đủ nam tính để tham gia Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai"

Tv show

08:37:20 01/07/2024
Nam diễn viên từng thổ lộ nếu chương trình đồng ý thì sẽ chiêu trò diện đầm dạ hội lên sân khấu Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai