Quốc hội Mỹ có thể ‘vượt quyền’ Tổng thống Trump, thông qua dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hong Kong
Quá trình từ chối sự phủ quyết của Tổng thống đối với một dự luật để thông qua dự luật đó sẽ yêu cầu hai phần ba số phiếu từ cả Thượng và Hạ viện Mỹ.
“Sự ủng hộ (dự luật) này là rất lớn, 100 (phiếu) tại Thượng viện. Tôi đang tưởng tượng tới viễn cảnh sẽ có sự từ chối. Tôi khuyến khích tổng thống nên ký” – Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa John Barrasso nói.
Theo Defense News, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump không rõ ràng trong quan điểm đối với dự luật, đối lập với quyết tâm từ các thành viên Cộng hòa chủ chốt và cả Quốc hội Mỹ. Điều này cho thấy quan điểm về chính sách đối ngoại tại Washington có phần chia rẽ.
Khi được hỏi liệu có phủ quyết dự luật hay không, ông Trump không nói rõ. “Tôi sẽ nói với bạn rằng chúng ta phải sát cánh với Hong Kong nhưng tôi cũng đang đứng với Chủ tịch Tập. Điều quan trọng là phải đàm phán về thỏa thuận thương mại”.
Thượng nghị sĩ John Barrasso. (Ảnh: CNN)
Ngoài Barrasso, các thượng nghị sĩ khác cùng đảng với ông Trump như Ted Cruz, Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Thượng viện Jim Risch, cũng kêu gọi Tổng thống Mỹ ký dự luật. Ông Cruz hôm thứ Sáu (22/11) còn tuyên bố nhấn mạnh dự luật đã được thông qua với đa số đủ để từ chối phủ quyết (veto-proof majority).
Quá trình từ chối sự phủ quyết của Tổng thống đối với một dự luật để thông qua dự luật đó sẽ yêu cầu hai phần ba số phiếu từ cả Thượng và Hạ viện. Tuy nhiên, trong lịch sử, Quốc hội Mỹ mới chỉ làm điều này với chưa đến 10% các phủ quyết.
Video đang HOT
Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Trump, ông Robert O’Brien, từ chối nói ông có ký dự luật hay không. Nhưng ông cho biết: “Tôi sẽ rất ngạc nhiên nếu dự luật đó không sớm thành luật”.
Nếu ông Trump không ký dự luật trong vòng 10 ngày kể từ khi nó được Quốc hội thông qua, nó sẽ tự động trở thành luật ngày 3/12.
Dự luật dân chủ và nhân quyền Hong Kong yêu cầu rà soát hàng năm mức độ tự chủ của Hong Kong trước các động thái can thiệp của Trung Quốc vào đặc khu này. Đó sẽ là căn cứ áp dụng các đặc quyền thương mại từ Washington với thành phố.
Bên cạnh đó, dự luật cũng bắt buộc có các lệnh trừng phạt đối với quan chức Hong Kong và Trung Quốc được cho là thực hiện hành vi xâm phạm nhân quyền.
(Nguồn: Defense News)
PHƯƠNG ANH
Theo vtc.vn
Đất nước khủng hoảng, dân đói khổ, cựu tổng thống vẫn có gia tài siêu khủng
Những vụ chiếm giữ ruộng đất gây nội chiến đã phá hủy nền kinh thế của Zimbabwe nhưng lại giúp phát triển đế chế của cựu tổng thống Mugabe. Tài sản của Robert Mugabe và vợ được ước tính lên tới hơn 1 tỷ USD.
Robert Mugabe và vợ là Grace Mugabe đã xây dựng một đế chế bất động sản và tài sản cá nhân khổng lồ trong khi người dân trong nước của họ đang phải chịu cảnh đói khát và cùng cực do chế độ tàn bạo của ông mang lại.
Cựu tổng thống Zimbabwe, Robert Mugabe, người đã qua đời ở Singapore ngày 6/9 khi 95 tuổi, sở hữu một biệt thự 25 phòng ngủ xa hoa ở Harare và một biệt thự sang trọng ở Hồng Kông trong khi các con trai ăn chơi của ông sống ở xa xỉ ở Dubai và Nam Phi.
Cựu tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe và vợ (Nguồn: Dailymail)
Các thông tin ngoại giao bị rò rỉ ước tính khối tài sản của gia đình này lên tới hơn 1 tỷ USD, bao gồm sáu khu dinh thự và một loạt các trang trại trên khắp đất nước.
Các vụ thâu tóm đất đai gây tranh cãi vốn được Tổng thống Zimbabwe tuyên bố sẽ phân phối cho người da đen nghèo cũng góp phần thúc đẩy đế chế tài sản của gia đình nhà Mugabe, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng kinh tế tại nước này.
Biệt thự Mugabe ở vùng ngoại ô Borrowdale của Harare, được biết đến là "ngôi nhà Mái xanh" với những viên gạch màu ngọc lam được nhập khẩu từ Trung Quốc. Nằm trong khuôn viên rộng rãi, dinh thự này có 25 phòng ngủ với phòng tắm và spa riêng, phòng tiếp tân đồ sộ và một loạt các văn phòng làm việc khác nhau. Có rất ít những hình ảnh về nó bởi cựu tổng thống đã có những hình phạt nghiêm khắc cho việc chụp ảnh nhà riêng của ông.
Con cái của cựu tổng thống sống xa hoa tại Dubai (nguồn: Dailymail)
Một nguồn tin ngoại giao của Mỹ được WikiLeaks cho biết, "toàn bộ tài sản của Tổng thống Mugabe chưa tiết lộ, nhưng được ước tính là vượt quá 1 tỷ USD". Nhưng đó là con số ước tính từ năm 2001.
Nguồn thông tin này cũng tiết lộ, công ty kỹ thuật do cháu trai của Mugabe làm chủ tịch đã giành được hợp đồng xây dựng nhà ga sân bay ở Harare. Nhờ vậy, cựu Tổng thống Zimbabwe đã kiếm được hàng triệu đô la từ thỏa thuận này.
Ngoài ra, Mugabe đã mua một biệt thự trị giá 4 triệu bảng ở Hồng Kông vào năm 2008, ngay khi đế chế của ông xuất hiện mối đe dọa trong một cuộc bầu cử gây tranh cãi. Họ đã mua biệt thự ba tầng sau khi cô con gái 20 tuổi của Mugabe bắt đầu học tại Đại học Hồng Kông, theo báo cáo vào thời điểm đó.
Vợ của cựu tổng thống Zimbabwe, Grace Mugabe, được biết đến với các chuyến đi mua sắm và kỳ nghỉ tới châu Á tốn hàng triệu đô la, bao gồm cả Hồng Kông và Bangkok, và có biệt danh là "nữ hoàng Gucci".
Cựu đệ nhất phu nhân đã thành lập một trường học và điều hành một trang trại bò sữa ở Mazowe, các dự án mà bà nói là sẽ thúc đẩy nền kinh tế bị tàn phá của Zimbabwe nhưng đây chính là một nỗ lực xây dựng đế chế kinh doanh vì lợi ích cá nhân.
Cuộc cải cách ruộng đất đã thu giữ phần lớn đất đai màu mỡ nhất của đất nước - vốn thuộc sở hữu của khoảng 4.500 con cháu da trắng - với mục tiêu phân phối lại cho người da đen nghèo. Nhưng thay vào đó, ông Mugabe đã giao các trang trại chính cho các nhà lãnh đạo đảng cầm quyền, người thân và những người trung thành, thân cận với ông.
Theo Danviet
Điều Mỹ sẽ làm nếu Trung Quốc đưa quân can thiệp tình hình Hong Kong? Mỹ có thể đình chỉ quy chế đặc biệt dành cho Hong Kong nếu Trung Quốc đưa quân vào trấn áp biểu tình, trong bối cảnh căng thẳng ở Hong Kong leo thang. Biểu tình ở Hong Kong đã kéo dài được 6 tháng. Theo SCMP, đây là đề xuất của ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ - Trung...