Quốc hội Mỹ cảnh báo uy lực tên lửa Triều Tiên
Cơ quan Khảo cứu Quốc hội Mỹ cho rằng các mẫu tên lửa đạn đạo mới của Triều Tiên có thể xuyên thủng nhiều lá chắn phòng thủ.
“Các bước tiến gần đây trong chương trình thử nghiệm tên lửa đạn đạo Triều Tiên dường như nhằm phát triển năng lực đánh bại hoặc giảm hiệu quả của những lá chắn phòng thủ triển khai trong khu vực như Patriot, Aegis và Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD)”, Cơ quan Khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho biết trong báo cáo công bố hồi tuần trước.
CRS, cơ quan chuyên tiến hành các nghiên cứu chính sách công cho quốc hội Mỹ, cho rằng loạt vụ thử tên lửa của Bình Nhưỡng gần đây không chỉ đưa ra các thông điệp chính trị đơn thuần, mà có thể là nỗ lực cải thiện độ tin cậy, hiệu quả và khả năng sống sót của lực lượng tên lửa đạn đạo.
Tên lửa đạn đạo Triều Tiên phóng thử hồi tháng 11/2019. Ảnh: KCNA.
“Triều Tiên cũng đạt bước tiến trong dự án tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, dường như để đối phó hệ thống THAAD trên đất liền bằng cách tung đòn tấn công từ ngoài tầm theo dõi của nó. Tuy nhiên, hệ thống chiến đấu Aegis nhiều khả năng vẫn bám bắt được các đầu đạn này”, báo cáo có đoạn viết.
CRS tập trung vào ba hệ thống tên lửa chiến thuật với tên mã KN-23, KN-24 và KN-25 được Triều Tiên thử nghiệm trong giai đoạn 2019-2020. Cả ba mẫu tên lửa đều có nhiều đặc điểm tương đồng, từng gây nhầm lẫn rằng chúng là một loại vũ khí.
Các tên lửa này đều đặt trên khung gầm di động, tăng khả năng ẩn mình trước và sau khi phóng, hạn chế thiệt hại bởi đòn tập kích của đối phương. Chúng có đường bay phức tạp, gây khó khăn cho những hệ thống phòng không, nhưng tầm bắn khá hạn chế. Phiên bản KN-23 có tầm bắn lớn nhất là gần 700 km.
“KN-23 cho thấy bước tiến đáng kể nhất của Triều Tiên trong vũ khí chiến thuật. Một quả đạn từng thể hiện động tác kéo cao, thay đổi đường bay để đánh lừa tên lửa phòng không. Mẫu KN-24 sở hữu khả năng cơ động trong khi bay và trang bị hệ thống dẫn đường cho phép tung đòn đánh với độ chính xác cao, cùng khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân”, CRS cho hay.
Trong khi đó, KN-25 là “sự kết hợp giữa tên lửa và pháo phản lực” với hệ thống điện tử tiên tiến, dẫn đường bằng định vị vệ tinh và có cấu trúc khí động học, tương tự hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật HIMARS của lục quân Mỹ. “Quân đội Triều Tiên có thể phóng đạn theo loạt lớn để gây quá tải lưới phòng không đối phương”, báo cáo có đoạn.
Triều Tiên nối lại hoạt động phóng thử tên lửa từ tháng 5/2019, chấm dứt 18 tháng không thử vũ khí và cho thấy sự mất kiên nhẫn của Bình Nhưỡng khi đàm phán với Washington rơi vào bế tắc.
Nước này đã thử 5 loại vũ khí mới trong năm 2019 gồm pháo phản lực siêu lớn, rocket dẫn đường thế hệ mới, tên lửa đạn đạo tầm ngắn tương tự dòng Iskander Nga, tên lửa đạn đạo chiến thuật giống mẫu ATACMS của lục quân Mỹ và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm Pukguksong-3.
Video đang HOT
Mỹ - Triều từ 'mối tình nồng ấm' đến 'ác mộng đêm đen'
Triều Tiên tuần trước tuyên bố đàm phán Mỹ - Triều là "mất thời gian", hai năm sau cái bắt tay lịch sử giữa Trump và Kim ở Singapore.
"Ngay cả một tia sáng lạc quan le lói cho hòa bình và thịnh vượng trên bán đảo Triều Tiên cũng đã phai mờ vào ác mộng đêm đen", Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Son-gwon, ra tuyên bố hôm 11/6, nhân kỷ niệm hai năm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Singapore.
Cùng ngày, cố vấn Bộ Ngoại giao Triều Tiên Kim Kye-gwan khẳng định nước này "đã bị Mỹ lừa dối, cuốn vào cuộc đàm phán với họ trong hơn một năm rưỡi và điều đó làm mất thời gian của chúng tôi". Kim Kye-gwan tuyên bố Triều Tiên sẽ không thảo luận các đề xuất mà Trump đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai ở Hà Nội năm ngoái.
Những phát biểu của giới chức Triều Tiên hoàn toàn trái ngược với thái độ lạc quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hai năm trước. Trump khi đó tuyên bố ông và Kim Jong-un "yêu mến lẫn nhau", hết lời ca ngợi khả năng lãnh đạo đất nước của Kim. Tổng thống Mỹ còn đưa ra một loạt nhượng bộ, nhưng đơn phương chấm dứt các cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn.
Giới chuyên gia nhận định các tuyên bố mới nhất của Triều Tiên cho thấy nỗ lực của Trump nhằm thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân đã trở thành "công cốc". Hai hội nghị thượng đỉnh với Kim Jong-un giúp Trump có thời gian "thảnh thơi" khi Bình Nhưỡng ngừng thử nghiệm vũ khí hạt nhân và chấm dứt các tuyên bố hiếu chiến, nhưng Triều Tiên chưa bao giờ ngừng chế tạo đầu đạn hạt nhân và tên lửa, theo giới phân tích và quan chức tình báo Mỹ.
Tổng thống Donald Trump (phải) và Chủ tịch Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore, hồi tháng 6/2018. Ảnh: AFP.
Hai năm sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore, Bình Nhưỡng từ bỏ quan hệ ngoại giao với Washington, đồng thời tuyên bố mở rộng chương trình vũ khí hạt nhân. Thậm chí nhiều chuyên gia cho hay Triều Tiên sắp hoàn thiện tên lửa tầm xa có khả năng tấn công, hủy diệt các thành phố Mỹ.
Động thái này dường như đã điền tên Trump vào danh sách các đời tổng thống Mỹ thất bại với nỗ lực phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, dù ông là người đầu tiên gặp mặt trực tiếp lãnh đạo Triều Tiên, theo Ken Dilanian, biên tập viên của Fox News. Sau những gì ông "cho đi" với Triều Tiên, Trump nhận lại được rất ít.
"Xét về mục tiêu đặt ra trong hội nghị thượng đỉnh, chúng tôi không đạt bất kỳ bước tiến nào", Victor Cha, cựu cố vấn Nhà Trắng dưới thời tổng thống George W. Bush và hiện là cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho hay. "Đây từng được xem là chính sách đối ngoại mà Trump đặt hết vốn liếng cá nhân vào".
Theo Cha, lợi ích duy nhất mà Mỹ có thể thu được từ chính sách này là "ngăn cản Trump sa vào một cuộc chiến với Triều Tiên".
Trước khi Trump - Kim gặp mặt, Triều Tiên hồi tháng 9/2017 thử thành công mẫu tên lửa đạn đạo mà nhiều chuyên gia tin có thể mang đầu đạn hạt nhân vươn tới lãnh thổ Mỹ. Vài tuần sau, Trump đe dọa "hủy diệt" Triều Tiên.
Tháng 3/2018, Kim đề nghị gặp Tổng thống Mỹ và Trump đồng ý. Kết quả của hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều sau đó 3 tháng tại Singapore là một thỏa thuận mơ hồ về "phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên". Chuyên gia nhận định ngôn ngữ trong thỏa thuận này thậm chí không rõ ràng bằng thỏa thuận phi hạt nhân hóa năm 2005 của cố lãnh đạo Kim Jong-il, dù Triều Tiên phá vỡ cam kết trong thỏa thuận này ngay sau đó.
Sau hội nghị, Trump tuyên bố trên Twitter rằng người Mỹ có thể "ngủ ngon", khi biết Triều Tiên chuẩn bị từ bỏ vũ khí hạt nhân và từ nay không còn mối đe dọa nào từ Bình Nhưỡng.
"Không có điều nào trong số đó trở thành hiện thực. Các đánh giá tình báo và hình ảnh vệ tinh cho chúng tôi thấy họ đã mở rộng và cải thiện cơ sở sản xuất vật liệu nhiệt hạch, tên lửa, phương tiện hồi quyển và tên lửa phóng. Họ có thể đã chế tạo thêm 8 vũ khí hạt nhân hoặc nhiều hơn", Bruce Klingner, cựu nhà phân tích của CIA và chuyên gia về Bắc Á tại Quỹ Di sản, nói.
Nhà Trắng không trả lời yêu cầu bình luận về thông tin này.
Triều Tiên bắt đầu tỏ thái độ thất vọng về các cuộc đàm phán sau khi hội nghị thượng đỉnh lần hai tại Hà Nội kết thúc mà không đạt được thỏa thuận về xóa bỏ lệnh trừng phạt. Tháng 12/2019, Triều Tiên hứa hẹn dành tặng Mỹ "món quà Giáng sinh", nhưng lời đe dọa không thành hiện thực. Đầu năm nay, Kim bất ngờ vắng bóng trong nhiều tuần giữa lúc có nhiều đồn đoán về sức khỏe của ông.
Kim tái xuất vào tháng trước. Tới cuối tuần qua, Bình Nhưỡng khẳng định rõ ràng rằng hy vọng cải thiện quan hệ Mỹ - Triều đã trở thành "nỗi tuyệt vọng".
Trong tuyên bố ngày 11/6, Ngoại trưởng Ri cho rằng chính quyền Trump dường như chỉ tập trung vào ghi điểm chính trị, trong khi vẫn tìm cách cô lập Triều Tiên và liên tục đe dọa thay đổi chế độ hoặc tấn công phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân. Mục tiêu chiến lược của Triều Tiên là "xây dựng sức mạnh vững chắc hơn để đối phó với các mối đe dọa quân sự lâu dài của Mỹ", theo ông.
"Các cuộc đàm phán chỉ là chiêu trò để giữ chân Triều Tiên ở bàn đàm phán và lợi dụng nó cho tình hình chính trị và bầu cử ở Mỹ", Ri nói. "Chúng tôi sẽ không bao giờ mang tới cho lãnh đạo Mỹ phương án gặt hái thành quả mà không nhận lại được gì. Không gì giả tạo hơn những lời hứa hẹn trống rỗng".
Jeffrey Lewis, chuyên gia về không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Viện Nghiên cứu quốc tế Middlebury, ở Monterey, cho rằng việc Triều Tiên đề cập đến bầu cử Mỹ là dấu hiệu đáng chú ý.
"Họ chưa từng đề cập tới chuyện giải trừ vũ khí. Điều họ đề nghị là cung cấp cho Trump tin tức tốt cho chiến dịch tranh cử của ông ấy, để đổi lấy việc nới lệnh trừng phạt", Lewis nói.
Bình Nhưỡng không được giảm nhẹ trừng phạt, nhưng điều họ nhận về là một chính quyền Trump thân thiện hơn. Tổng thống Mỹ không còn nói về các cáo buộc vi phạm nhân quyền của Triều Tiên. Khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa đề nghị trừng phạt 12 ngân hàng Trung Quốc vì vi phạm lệnh trừng phạt và rửa tiền với Triều Tiên, Trump không phê chuẩn lệnh trừng phạt nào.
Chính quyền Trump cũng hủy tập trận chung với Hàn Quốc, ngay cả khi Triều Tiên tiếp tục các cuộc thử tên lửa. Trong khi đó, Trump gây sức ép để đồng minh Hàn Quốc phải chi ngân sách lớn hơn cho lính Mỹ đồn trú tại đây.
"Động thái này không có lợi cho quan hệ với Hàn Quốc và cũng không giúp nhận về hành động tương xứng của Triều Tiên", Klingner nói.
Tháng 7/2018, Triều Tiên trao trả 55 hài cốt lính Mỹ, nhưng có tới 619 hài cốt khác đã được Bình Nhưỡng trao trả trong các nhiệm kỳ tổng thống trước. Triều Tiên thả 5 tù nhân Mỹ, nhưng chưa bằng một nửa so với thời tổng thống Barack Obama.
Thời gian Triều Tiên dừng thử nghiệm tên lửa tầm xa và vũ khí hạt nhân cũng ít hơn dưới thời Trump. "Dưới thời tổng thống Bush và Obama, thời gian dừng thử nghiệm lên tới hơn 3 năm", Klingner nói.
Tổng thống Donald Trump (phải) bắt tay Chủ tịch Kim Jong-un tại khu phi quân sự liên Triều (DMZ), hôm 30/6/2019. Ảnh: Reuters.
Giới tình báo Mỹ cho biết dù Trump tuyên bố chiến thắng trong đàm phán với Triều Tiên, Bình Nhưỡng vẫn không dừng chương trình hạt nhân của mình. Nhiều quan chức tình báo Mỹ thừa nhận Triều Tiên rất khó từ bỏ vũ khí hạt nhân, bởi nó được xem là yếu tố sống còn đối với quốc gia này.
Mâu thuẫn này là một trong những lý do khiến quốc hội Mỹ không thể tổ chức cuộc điều trần công khai thường niên về Các mối đe dọa Toàn cầu năm nay. Giới chức tình báo không muốn một lần nữa công khai nêu ý kiến trái ngược với Tổng thống, theo Dilanian.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác tin rằng Trump sẽ thử cách tiếp cận khác. "Chúng tôi ủng hộ chính sách ngoại giao của Trump với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un", Robert Gates, cựu giám đốc CIA và cựu bộ trưởng quốc phòng dưới thời tổng thống Bush và Obama. "Mọi điều chúng tôi từng làm trước đây đều không hiệu quả", ông nói.
Cựu cố vấn Nhà Trắng Victor Cha đồng ý với quan điểm trên, nhưng cho rằng tổng thống Mỹ tiếp theo sẽ gặp nhiều khó khăn với vấn đề Triều Tiên, bởi "con át chủ bài" đã được Trump sử dụng. "Việc gặp trực tiếp tổng thống Mỹ giờ không còn là sự kiện quan trọng với họ nữa", Cha nói.
Ngoài ra, ông thêm rằng Triều Tiên giờ có nhiều vũ khí hạt nhân hơn, nên họ ít có khả năng từ bỏ chúng.
Khi thỏa thuận đã sụp đổ, các chuyên gia dự đoán Bình Nhưỡng sẽ có hành động khiêu khích trong mùa thu này, nhằm "giáng đòn" vào chiến dịch tranh cử tổng thống của Trump. "Có thể sẽ có một bất ngờ vào tháng 10", ngay trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, Klingner nhận định.
Mỹ có thể nâng cấp lá chắn tên lửa tại Hàn Quốc Mỹ có thể đang tăng cường năng lực hệ thống THAAD tại Hàn Quốc, không đơn giản là thay các quả đạn cũ như tuyên bố, theo giới chuyên gia. Quân đội Mỹ hôm 28/5 chuyển một số tên lửa và trang thiết bị mới cho Hệ thống Phòng thủ Tầm cao Giai đoạn cuối (THAAD) đang đặt tại Hàn Quốc, thay thế...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot
Có thể bạn quan tâm

Da mụn nên trang điểm thế nào vừa che khuyết điểm vừa không gây bí da?
Làm đẹp
09:54:23 04/05/2025
Cô gái TP.HCM từ bỏ mức lương gần 80 triệu đồng/tháng để ngủ bù
Netizen
09:53:13 04/05/2025
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue
Sức khỏe
09:44:02 04/05/2025
Bên trong bữa tiệc sinh nhật xa hoa của David Beckham
Sao thể thao
09:36:41 04/05/2025
Sống nhờ nhà anh trai, buổi trưa nghe truyện cũng bị chị dâu cho rằng bậy bạ, phản cảm
Góc tâm tình
09:20:31 04/05/2025
Bức tranh mùa Xuân tại làng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ
Du lịch
09:14:43 04/05/2025
Phim lãng mạn Hàn chiếu 4 năm vẫn là siêu phẩm hay mỹ mãn trong lòng khán giả: Cặp chính đẹp đôi vô đối
Phim châu á
09:03:41 04/05/2025
Hết Lý Hải tới Victor Vũ nhận bão seeding bẩn: Ai nạn nhân - ai hưởng lợi?
Hậu trường phim
09:00:57 04/05/2025
HÓNG: Cặp sao Vbiz bị team qua đường "tóm dính" chung chuyến bay, tin hẹn hò nay đã rõ?
Sao việt
08:57:14 04/05/2025
LazyFeel tiếp tục phong độ cao, T1 "nằm không cũng bị vạ lây"
Mọt game
08:53:12 04/05/2025