Quốc hội Mỹ bác dự luật rút quân khỏi Syria
Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Matt Gaetz chỉ trích các nhà lập pháp đồng nghiệp vì đã bỏ phiếu kéo dài “cuộc chiến mãi mãi” của Mỹ.
Theo RT, ngày 8/3, Quốc hội Mỹ tiến hành bỏ phiếu dự luật rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi Syria nhằm kết thúc sự can dự của Washington vào cuộc xung đột này.
Cũng theo RT, dự luật trên được 56 thành viên đảng Dân chủ cùng 47 thành viên đảng Cộng hòa đề xuất và trình lên Quốc hội Mỹ. Tuy nhiên dự luật này đã bị bác bỏ trong cuộc bỏ phiếu ngày 8/3 với 321 phiếu chống.
Dự luật rút quân đội Mỹ khỏi Syria được nghị sĩ Matt Gaetz thuộc đảng Cộng hòa đưa ra vào tháng 2. Nếu dự luật này được thông qua sẽ tạo cơ sở pháp lý buộc Tổng thống Mỹ Joe Biden rút dần 900 binh sĩ Mỹ về nước trong vòng 6 tháng.
Video đang HOT
Quân đội Mỹ hiện vẫn duy trì 900 binh sĩ trong các căn cứ ở vùng Đông Nam Syria. (Ảnh: RT)
Theo như ông Gaetz tuyên bố, Quốc hội Mỹ ngay từ đầu không hề thông qua một dự luật nào cho phép quân đội nước này hiện diện tại Syria.
“Mỹ không có vai trò gì ở Syria. Chúng ta không phải là một cường quốc ở Trung Đông. Chúng tôi đã cố gắng xây dựng một nền dân chủ bằng cát, máu và dân quân Ả Rập”, ông Gaetz phát biểu tại Hạ viện Mỹ sau cuộc bỏ phiếu.
Ông Gaetz cũng nói rằng sẽ tiếp tục đưa ra các dự luật khác nhằm kết thúc vai trò của Mỹ trong cuộc chiến ở Syria và đưa các binh sĩ của nước này về nhà.
Trong khi đó các nhà lập pháp lưỡng đảng bỏ phiếu chống lại dự luật của Gaetz lại lập luận rằng, quân đội Mỹ rút đi sẽ tạo khoảng trống cho các nhóm khủng bố trong khu vực “hồi sinh”. Tuy nhiên họ cho rằng cần có một lộ trình rút quân nhưng không phải trong thời điểm hiện tại.
Mặc dù Quốc hội Mỹ chưa bao giờ phê chuẩn việc triển khai quân đội nước này ở Syria, nhưng ba Tổng thống Mỹ kế tiếp (bắt đầu từ cựu Tổng thống Barack Obama) đã trích dẫn dự luật ủy quyền quân sự được thông qua sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9 để triển khai lực lượng mặt đất ở Syria mà không cần thông qua quốc hội.
Dự luật trên cũng được sử dụng như một cách hợp pháp hóa cho hơn 40 hoạt động quân sự của Mỹ tại ít nhất 19 quốc gia trên thế giới kể từ năm 2001.
Thổ Nhĩ Kỳ có thể từ bỏ mua F-16 của Mỹ vì giá đắt và có nhiều lựa chọn hơn
Ông Cagri Erhan, thành viên Hội đồng Chính sách đối ngoại và An ninh của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, nói rằng Ankara có thể đảo ngược quyết định mua máy bay chiến đấu F-16 của Mỹ, do giá cả cũng như các tùy chọn hiện đại hơn.
Chiến đấu cơ F-16 bay thử nghiệm tại căn cứ không quân Eglin ở Florida. Ảnh: Sputnik
"Tôi tin rằng sau thảm họa động đất, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ từ bỏ yêu cầu mua F-16 vì dự án này tốn tới 20 tỷ USD", đài Sputnik (Nga) dẫn lời ông Erhan nói.
Ông Erhan cho rằng Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã phạm sai lầm khi đề nghị mua những chiếc F-16 mà Quốc hội Mỹ vẫn từ chối cung cấp, với "một số lý do" và do chiến đấu cơ này đã lỗi thời, không thể cạnh tranh với các loại máy bay phản lực khác.
Vào cuối tháng 2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Washington không thể bán máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ khi chưa nhận được sự chấp thuận của Quốc hội. Điều đó có nghĩa là để mua F-16, Thổ Nhĩ Kỳ cần phải giải quyết những lo ngại của Mỹ về lập trường của Hy Lạp, cùng với việc Thụy Điển và Phần Lan gia nhập NATO.
"Thổ Nhĩ Kỳ nên ngay lập tức thay đổi quyết định mua F-16 sang một số chiến đấu cơ khác. Chẳng hạn, chúng ta sẽ thảo luận về chương trình F-35. Thổ Nhĩ Kỳ đã mong đợi chương trình này để sở hữu F-35. Giờ đây, chúng ta còn có các lựa chọn khác, như chiến đấu cơ mà Trung Quốc đã bán cho Pakistan, máy bay phản lực của Nga và cả máy bay Eurofighter", ông Erhan nói.
Trước đó, hôm 18/1, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cho biết Ankara hy vọng sẽ cùng Washington vượt qua những khó khăn về F-16. Đồng thời, ông lưu ý rằng thương vụ mua bán này phù hợp với lợi ích chiến lược chung của cả hai quốc gia.
Hồi tháng 4/2021, Mỹ đã loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏi chương trình F-35 sau khi Ankara mua hệ thống phòng không S-400 của Nga. Cuối năm đó, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã nhận được đề nghị của Mỹ về việc mua máy bay phản lực F-16, thế hệ cũ hơn so với F-35.
Quốc hội Mỹ đang tranh luận về việc có nên áp đặt hạn chế đối với việc bán máy bay chiến đấu này vào dự luật chi tiêu quốc phòng hàng năm cho năm tài khóa 2023 hay không. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đang cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp rằng thỏa thuận này phù hợp với lợi ích của Washington.
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ khẳng định nỗ lực chống mua bán fentanyl trái phép Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Merrick Garland ngày 1/3 đã điều trần tại Ủy ban Tư pháp Thượng viện về tình trạng thuốc giảm đau fentanyl (thuộc nhóm opioid) đang tràn lan tại nước Mỹ, làm gia tăng số ca tử vong do dùng thuốc quá liều lên 106.000 ca hồi năm ngoái. Mỹ thu giữ lượng lớn thuốc giảm đau gây chết...