Quốc hội Mỹ bác đề xuất cấp tiền hỗ trợ kế hoạch hòa bình Trung Đông
Ngày 16/12, Quốc hội Mỹ đã bác bỏ đề xuất của chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc phân bổ 175 triệu USD cho một quỹ đặc biệt được cho là sẽ được sử dụng để thúc đẩy kế hoạch hòa bình Trung Đông của Nhà Trắng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại một sự kiện ở Washington, DC ngày 21/11/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Đề xuất phân bổ ngân sách này nằm trong dự thảo ngân sách của Chính phủ Mỹ cho năm 2020. Các lãnh đạo trong Quốc hội Mỹ từ cả hai đảng đã nhất trí với ngân sách do Chính phủ Mỹ đề xuất, nhưng trực tiếp bác đề xuất phân bổ 175 triệu USD nói trên.
Theo phóng viên TTXVN tại Israel, quyết định trên của Quốc hội Mỹ là chỉ dấu mới nhất cho thấy kế hoạch hòa bình của Nhà Trắng sẽ không thể được công bố sớm, chủ yếu vì tình trạng bế tắc chính trị tại Israel.
Hồi tháng 3, Nhà Trắng đã đệ trình Quốc hội Mỹ dự thảo ngân sách, bao gồm khoản 175 triệu USD cho “Quỹ Tiến triển ngoại giao”. Tờ Haaretz của Israel cho biết Nhà Trắng giải thích rằng quỹ này là cần thiết để tạo “sự linh động” trong chính sách Trung Đông của Chính phủ Mỹ, nhất là thúc đẩy hòa bình khu vực. Nhà Trắng cũng giải trình nguồn ngân sách này có thể được đầu tư hỗ trợ cho người Palestine.
Video đang HOT
Trong hai năm qua, chính quyền Tổng thống Trump đã cắt hầu hết các khoản viện trợ cho người Palestine, bao gồm các dự án dân sự và giáo dục, cũng như bệnh viện. Đề xuất phân bổ ngân sách trong tháng 3 cho thấy Nhà Trắng muốn có nguồn tài chính dự phòng và sẽ được sử dụng trong trường hợp quan hệ với Palestine được cải thiện. Hiện tại, Palestine đã đình chỉ các quan hệ với Mỹ sau khi Tổng thống Trump công nhận Jerusalem (Giê-ru-xa-lem) là thủ đô của Israel và chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến thành phố này trong năm 2018.
Số tiền 175 triệu USD là thấp hơn mức trước đây mà Mỹ hỗ trợ cho người Palestine trước khi Tổng thống Trump cắt bỏ. Phần hỗ trợ duy nhất đến nay chưa bị chính quyền Tổng thống Trump cắt là hỗ trợ an ninh cho các lực lượng an ninh của chính quyền Palestine, các lực lượng này phối hợp với các lực lượng an ninh và quân sự Israel bảo đảm an ninh tại Bờ Tây. Theo báo Haaretz, nếu được thông qua, Nhà Trắng có thể sử dụng số tiền này để hỗ trợ các nước trong khu vực ủng hộ kế hoạch hòa bình Trung Đông.
Kế hoạch hòa bình ban đầu được dự kiến công bố trong năm nay, nhưng đã bị trì hoãn nhiều lần vì Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ben-gia-min Nê-ta-ni-a-hu) liên tục thất bại trong việc thành lập chính phủ sau hai cuộc bầu cử liên tiếp. Cuộc bầu cử lần ba dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 2/3/2020 với các dự báo kết quả không có nhiều thay đổi so với hai lần trước đó. Do đó, khả năng Mỹ công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông trước thời điểm bầu cử Tổng thống tại Mỹ vào tháng 11/2020 là thấp.
Theo Công Đồng (TTXVN)
Mỹ xem xét 3 kịch bản giải quyết căng thẳng đang leo thang với Iran
Cơ quan nghiên cứu của Quốc hội Mỹ công bố 3 kịch bản giải quyết những căng thẳng trong mối quan hệ giữa Washington và Tehran.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở khu vực Trung Đông, mối quan hệ xấu đi giữa Mỹ và Iran có thể gây ra một cuộc chiến tranh bất ngờ. Quốc hội Mỹ đang xem xét 3 kịch bản cho tình hình hiện nay trong vấn đề Iran, RT đưa tin.
Bất kì hành vi sử dụng vũ lực nào của Mỹ có thể dẫn đến hành động trả đũa của Iran.
Theo đó, khả năng đầu tiên, trong báo cáo của cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ, là việc Washington không loại trừ một cuộc tấn công quân sự vào lãnh thổ Iran.
Báo cáo nêu rõ, Mỹ và các đồng minh có đủ khả năng để sử dụng vũ lực chống lại nhà nước Hồi giao Iran. Việc lựa chọn hình thức tác chiến sẽ phụ thuộc vào các mục tiêu chính trị mà Washington muốn đạt được.
" Washington có quyền tiến hành các cuộc tấn công bằng không quân và tên lửa, tiến hành chiến tranh mạng và tác chiến điện tử chống lại các tàu chiến của Iran ở vịnh Ba Tư. Ngoài ra, các cơ sở hạt nhân và căn cứ quân sự của Tehran sẽ là mục tiêu nằm trong tầm ngắm của quân đội Mỹ", báo cáo chỉ rõ.
Kịch bản thứ hai được nêu ra có tính xây dựng và hòa bình nhất. Trong đó giả định rằng, các bên liên quan sẽ thực hiện các bước bổ sung để giảm leo thang xung đột. Iran sẽ chấp nhận đề xuất của Mỹ về chi tiết xây dựng Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) cho chương trình hạt nhân của Tehran.
Tuy nhiên, các nhà phân tích Quốc hội Mỹ cũng thừa nhận rằng, yêu cầu của Washington là quá mức để Iran có thể chấp nhận quay lại thực hiện JCPOA.
Kịch bản cuối cùng là sẽ không có sự thay đổi nào trong mối quan hệ giữa Iran và Mỹ. Các bên sẽ không đàm phán, nhưng sẽ không có xung đột quân sự xảy ra. Các bên sẽ kiềm chế và không thay đổi quan điểm của mình về tình hình khu vực.
Hiện tại, Quốc hội Mỹ đang nghiên cứu các đề xuất trên. Các chuyên gia khu vực nhận định rằng, bất kì hành vi sử dụng vũ lực nào của Washington có thể dẫn đến hành động trả đũa của Iran, dẫn đến xung đột leo thang.
Trước đó, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif tuyên bố rằng, một cuộc tấn công nhằm vào Iran từ phía Hoa Kỳ hoặc Ả-rập Xê-út sẽ mở đầu cho một cuộc chiến tranh toàn diện.
(Nguồn: RT)
PHONG VŨ
Theo VTC
Ông Donald Trump bị chỉ trích vì thương vụ bán công nghệ hạt nhân Phe chống đối Tổng thống Donald Trump trong Quốc hội Mỹ vừa công bố một bản báo cáo cảnh báo về nguy cơ của việc chuyển giao các công nghệ hạt nhân cho Saudi Arabia. Theo báo cáo, một người bạn thân của tổng thống là thương gia Thomas Barrack vừa đạt được thỏa thuận ký kết hợp đồng bỏ qua điều khoản...