Quốc hội Moldova thông qua luật về ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Quốc hội Moldova ngày 16/12 đã thông qua lần cuối cùng luật về chức năng của các ngôn ngữ trên lãnh thổ nước này, theo đó công nhận tiếng Nga là ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc.
Luật trên được đa số các nghị sĩ Quốc hội gồm đảng Xã hội chủ nghĩa và đảng Shor nhất trí thông qua.
Quốc hội Moldova thông qua luật về ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc. Ảnh: dw.com
Theo luật mới được thông qua, trong quan hệ với các cơ quan công quyền nhà nước, cũng như với các doanh nghiệp và tổ chức trên lãnh thổ Moldova, người dân có quyền lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp nói và viết là ngôn ngữ quốc gia hoặc tiếng Nga. Luật cũng quy định “Nhà nước phải tạo mọi điều kiện cho việc sử dụng và phát triển tiếng Nga như một ngôn ngữ giao tiếp giữa các dân tộc”. Cũng theo luật này, tên của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong nước, các loại thuốc được bày bán, cũng như biển hiệu của các cơ quan nhà nước phải được dịch sang tiếng Nga. Theo yêu cầu của người dân, luật trên đề xuất quy “trách nhiệm cá nhân” cho các quan chức trong trường hợp họ từ chối trả lời kiến nghị bằng miệng hoặc bằng văn bản bằng tiếng Nga. Đồng thời, luật này buộc người đứng đầu các cơ quan nhà nước phải biết ngôn ngữ nhà nước.
Luật nói trên được thông qua nhằm thay thế luật về chức năng của các ngôn ngữ từng được Quốc hội Moldova thông qua hồi cuối tháng 8/1989 nhưng đã bị Tòa án Hiến pháp bác bỏ hồi năm 2018 vì cho rằng đã “lỗi thời”.
Tổng thống đắc cử Moldova yêu cầu giải tán quốc hội
Ngày 3/12, Tổng thống đắc cử Moldova, bà Maia Sandu, tuyên bố một cuộc biểu tình sẽ diễn ra ở thủ đô Chisinau của nước này vào cuối tuần này nhằm yêu cầu giải tán quốc hội.
Tổng thống đắc cử Moldova Maia Sandu. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo, bà Sandu nêu rõ: "Cuộc biểu tình sẽ được tổ chức tại Quảng trường Quốc hội vào Chủ nhật, ngày 6/12", đồng thời nhấn mạnh quốc hội cần giải tán nếu "quay lưng lại với" lợi ích của người dân.
Tổng thống đắc cử Sandu cũng cho biết sẽ đệ đơn kiến nghị lên Tòa án Hiến pháp để phản đối quyết định trước đó cùng ngày của Quốc hội Moldova, theo đó thông qua việc rút quyền kiểm soát của tổng thống đối với Cơ quan Thông tin và An ninh (ISS) và chuyển quyền này cho cơ quan lập pháp. Bà Sandu lý giải rằng ISS là cơ quan giúp tổng thống thực hiện các nhiệm vụ của mình, đồng thời khẳng định mục tiêu của bà là chống tham nhũng.
Ngày 15/11 vừa qua, bà Maia Sandu - lãnh đạo đảng Hành động và Đoàn kết (PAS) đối lập ở Moldova, đã giành chiến thắng trong vòng hai của cuộc bầu cử tổng thống Moldova. Theo Ủy ban Bầu cử Trung ương Moldova (SIK), bà Sandu giành được 57,74% số phiếu bầu, so với 42,26% số phiếu ủng hộ Tổng thống đương nhiệm Igor Dodon. Dự kiến, Tòa án Hiến pháp Moldova sẽ ra phán quyết công nhận kết quả bầu cử này.
Ứng cử viên Maia Sandu đang dẫn đầu trong cuộc bầu cử tổng thống ở Moldova Hôm 15/11 tại Moldova đã diễn ra vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống. Theo kết quả kiểm phiếu, ứng viên Maia Sandu - cựu Thủ tướng, Chủ tịch Đảng đối lập thân Châu Âu "Hành động và đoàn kết" đang dẫn đầu. Theo thông tin được công bố trên trang của Uỷ ban bầu cử Moldova, bà Maia Sandu đang chiến thắng...