Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Với đa số phiếu thuận, Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế với bà Nguyễn Thị Kim Tiến.
Theo kết quả bỏ phiếu kín, 424/459 đại biểu bỏ phiếu thuận, đồng ý với Tờ trình đề nghị phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo đó, Quốc hội đồng ý phê chuẩn việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 với bà Nguyễn Thị Kim Tiến.
Hiện tại, Bộ Chính trị cũng phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kiêm Bí thư Ban Cán sự đảng Bộ Y tế thay bà Nguyễn Thị Kim Tiến được điều chuyển sang làm Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ Trung ương.
Bà Nguyễn Thị Kim Tiến.
Video đang HOT
Quốc hội cũng đồng ý miễn nhiệm Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định với đa số phiếu thuận (456/459).
Ông Nguyễn Khắc Định đã được Bộ Chính trị phân công tham gia Tỉnh ủy, Ban thường vụ Tỉnh ủy và giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2015-2020.
NHẠC DƯƠNG
Theo vtc.vn
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Gánh nặng do lạm dụng rượu bia là rất lớn
Ngày 16/10, tại Hội nghị triển khai Luật phòng chống tác hại rượu bia vừa được Quốc hội thông qua vào tháng 6/2019, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, đây là Luật khó khăn mà Bộ Y tế đã mất 7 năm xây dựng, bảo vệ mới thành công.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, lần đầu tiên Việt Nam có một đạo luật điều chỉnh đầy đủ, hoàn chỉnh đối với vấn đề phòng, chống tác hại của rượu, bia, đồng thời, đây cũng là đạo luật khó do liên quan đến thói quen, hành vi tiêu dùng của người dân, vì vậy, để đạo luật này đi vào cuộc sống, bảo đảm tính khả thi và hiệu quả thì công tác tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật là hết sức quan trọng.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, rượu bia đứng hàng thứ 5 trong 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên toàn cầu và còn là nguyên nhân của nhiều bệnh không lây nhiễm nguy hiểm khác. Về mặt tác hại, uống rượu bia gây ra các hậu quả cấp tính hoặc mạn tính, tác hại với cả người uống, người xung quanh cũng như cộng đồng xã hội.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Lạm dụng rượu bia gây nên nhiều gánh nặng về bệnh tật và các vấn đề xã hội.
Theo Bộ trưởng Tiến, phòng chống được tác hại rượu bia, hạn chế người dân sử dụng rượu bia sẽ giảm bớt được nhiều gánh nặng gia đình, xã hội, hạn chế được bệnh không lây nhiễm.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chia sẻ thêm, trong công việc mới mà bà sắp đảm nhiệm, cũng có nhiều liên quan đến công tác bảo vệ sức khỏe, nâng cao tuổi thọ, phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết, xây dựng thành công Luật Phòng chống tác hại rượu bia đã khó nhưng để đưa được nó vào cuộc sống, thực thi nghiêm các quy định của Luật còn khó hơn: "Đây là Luật liên quan đến hành vi, thói quen của người dân, đặc biệt, rượu bia là sản phẩm gây nghiện, nên việc điều chỉnh thay đổi hành vi là rất khó".
Theo bà Trang, để Luật đi vào cuộc sống, đầu tiên phải ban hành đầy đủ, nhanh chóng các văn bản hướng dẫn thi hành luật để quy định một cách hoàn chỉnh, giúp việc tổ chức triển khai luật được thông suốt, không vướng mắc. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Luật, không chỉ đến người dân mà đến tất cả các cơ quan trong hệ thống chính trị.
Ngoài ra, các quy định về địa điểm bán rượu bia, thời gian bán rượu bia, các quy định địa điểm không uống, các quy định về quảng cáo, khuyến mại... phải được tổ chức thực thi tốt, phân rõ trách nhiệm của từng cơ quan. Về quy định quản lý rượu thủ công, phải có sự phân công, phân nhiệm trách nhiệm chính không chỉ của Bộ Công Thương mà còn của UBND các cấp, đặc biệt là UBND xã, phường.
Theo Danviet
Đại biểu Quốc hội đề nghị kiểm soát tình trạng tư nhân hóa các bệnh viện công lập Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, hiện nhiều bệnh viện được giao tự chủ nhưng còn thiếu các cơ chế kiểm soát dẫn đến hiện tượng lạm dụng các dịch vụ y tế không cần thiết, làm tăng chi phí cho người bệnh... Phiên giải trình của Ủy ban về các...