Quốc hội Malaysia thông qua việc bãi bỏ Luật Chống tin giả
Chiều 16/8, sau khoảng 3 giờ tranh cãi, Quốc hội Malaysia đã thông qua việc bãi bỏ Luật Chống tin giả vốn gây nhiều tranh cãi.
Malaysia bãi bỏ Luật Chống tin giả gây tranh cãi. (Nguồn: Human Rights Watch)
Đạo luật này được chính phủ của Mặt trận Quốc gia (BN) đưa ra và đệ trình Quốc hội thông qua vội vã vào tháng 4/2018, trước thềm cuộc bầu cử Hạ viện lần thứ 14, quy định những người vi phạm bị kết tội có thể bị phạt 500.000 ringgit (khoảng 123.000 USD) và bị phạt tù tới 6 năm. Theo các chuyên gia luật pháp, với việc thông qua Luật Chống tin giả, chính phủ tiền nhiệm có thêm nhiều quyền lực, bao gồm việc cho phép chính phủ đề nghị truy tố hoặc bắt giữ bất cứ ai mà họ cho rằng người đó tán phát tin giả.
Video đang HOT
Trong quá trình tranh cử, Liên minh Hi vọng (PH) cam kết nếu thắng cử sẽ hủy bỏ đạo luật nêu trên. Vào ngày 8/8 vừa qua, Bộ trưởng, Chánh Văn phòng thủ tướng Malaysia Liew Vui Keong cho biết chính phủ mới do PH lãnh đạo sẽ đệ trình Quốc hội việc hủy bỏ Luật Chống tin giả./.
Theo vietnamplus
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia bị chỉ trích vì làm lộ thông tin quân sự "nhạy cảm"
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Sabu đã bị chỉ trích vì ông tiết lộ thông tin rằng không quân Malaysia chỉ còn 4/28 chiếc máy bay do Nga chế tạo có thể bay được.
Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Mohamad Sabu (Ảnh: Straits Times)
Trả lời trước Quốc hội Malaysia ngày 31/7, ông Mohamad Sabu thừa nhận không quân hoàng gia Malaysia (RMAF) chỉ còn 4 chiếc máy bay Su-30MKM do Nga chế tạo có thể bay được. 14 chiếc Sukhoi còn lại đang trong quá trình sửa chữa. Ngoài ra, trong biên chế RMAF có 10 chiếc MiG-29.
Ông Mohamed Arshad Raji, lãnh đạo của Hiệp hội quốc gia yêu nước, tổ chức đại diện cho các cựu quân nhân Malaysia, đã chỉ trích ông Mohamad Sabu vì đã làm lộ thông tin "nhạy cảm".
"Chúng ta không cần phải nói rằng chỉ còn 4 chiếc Sukhoi có thể bay. Đó là những khí tài quân sự chủ chốt. Quan trọng là quân đội phải khiến cho công chúng cảm thấy tin tưởng và an tâm rằng bầu trời Malaysia vẫn được bảo vệ. Các quốc gia trên thế giới luôn duy trì một mức độ sẵn sàng tác chiến nhất định, dù đang ở trong thời bình, để đối phó với những mối đe dọa bên ngoài. Vì vậy chúng tôi cho rằng Malaysia không nên để các nước khác biết rõ mức độ sẵn sàng tác chiến của chúng ta", ông Arshad Raji lý giải.
Trong bài phát biểu ngày 31/7, ông Sabu cho biết Bộ Quốc phòng Malaysia nhiệm kỳ trước đã cắt hợp đồng với nhà thầu quân sự trước đó và đang tìm kiếm cơ hội hợp tác với các nhà thầu nội địa.
Ông Mohamad Sabu cũng tiết lộ 10 chiếc MiG-29 đã vào biên chế RMAF năm 1995, và 6 chiếc Su-30MKM năm 2007. RMAF nhận số Su-30 còn lại vào năm 2009.
Ông Arshad Rajji nói rằng ông hiểu được mong muốn của chính phủ trong việc công khai minh bạch các thông tin, nhưng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, thông tin nên chỉ được cung cấp giới hạn cho các nghị sĩ hơn là công khai rộng rãi trước công chúng.
Đức Hoàng
Theo Dantri/ Straits Times
Cụ bà 99 tuổi gom tiền tranh cử nghị sĩ quốc hội Malaysia Sau thất bại năm 2008 và năm 2013, cụ bà Maimun Yusof, 99 tuổi vẫn tiếp tục muốn tham gia vào cuộc đua giành ghế vào quốc hội Malaysia dù không có tiền đặt cọc phí tranh cử. Cụ bà Maimun Yusof. (Ảnh: Antarapos) Ở độ tuổi 92, cựu Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad sẽ là nghị sĩ lớn tuổi nhất trong quốc...