Quốc hội Liban thông qua kế hoạch tổng tuyển cử sớm
Ngày 19/10, Quốc hội Liban đã bỏ phiếu thông qua kế hoạch tổ chức cuộc tổng tuyển cử ở nước này vào ngày 27/3/2022, sớm hơn 2 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Thủ tướng Liban Najib Mikati. Ảnh: AFP/ TTXVN
Sau khi Quốc hội mới được bầu, nội các của Thủ tướng Najib Mikati sẽ đóng vai trò là chính phủ lâm thời cho đến khi một Thủ tướng mới vượt qua cuộc bỏ phiếu tín nhiệm và được giao nhiệm vụ thành lập chính phủ mới.
Với quyết định trên, chính phủ của Thủ tướng Mikati chỉ còn vài tháng để tìm kiếm các khoản hỗ trợ tài chính từ Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) nhằm giải cứu đất nước khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng hiện nay.
Video đang HOT
Quốc gia nằm ở phía Đông Địa Trung Hải này đang phải đối mặt với tình cảnh mà Ngân hàng Thế giới (WB) mô tả là một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới kể từ những năm 1850. Đồng bảng của Liban đã mất gần 90% giá trị so với đồng USD trên thị trường chợ đen kể từ năm 2019, trong khi tiền tiết kiệm của người dân bị mắc kẹt trong các ngân hàng.
Theo Liên hợp quốc, 78% dân số Liban hiện sống dưới mức nghèo đói và lạm phát ngày càng leo thang.
Chính phủ của Thủ tướng Mikati, vốn đang nỗ lực nối lại đàm phán với IMF, đã cam kết đảm bảo cuộc tổng tuyển cử ở nước này sẽ không bị trì hoãn.
Liban đang lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị liên quan đến vụ nổ kinh hoàng xảy ra ngày 4/8/2020 tàn phá cảng Beirut và một khu vực lớn ở trung tâm thủ đô Liban. Đây là một trong những vụ nổ không liên quan tới hạt nhân lớn nhất trong lịch sử, khiến ít nhất 218 người thiệt mạng và trên 7.000 người bị thương.
Căng thẳng tại Liban gia tăng trong bối cảnh Thẩm phán Tarek Bitar – người phụ trách điều tra vụ nổ, trở thành mục tiêu của một chiến dịch chính trị do các phong trào Hezbollah và Amal thuộc dòng Hồi giáo Shiite lãnh đạo.
Phiên họp nội các Liban ngày 12/10 đã khép lại bằng một cuộc tranh cãi gay gắt khi các bộ trưởng thân với phong trào Hezbollah và Amal đã ép buộc chính phủ ủng hộ yêu cầu của họ nhằm thay thế thẩm phán Bitar. Phiên họp tiếp theo vào ngày 13/10 đã bị hoãn lại, cho thấy các phe phái trong nội các Liban không đạt được thỏa thuận nào, với việc một số bộ trưởng cho rằng chính phủ không nên can thiệp vào các vấn đề tư pháp. Thủ tướng Mikati tuyên bố nội các sẽ không nhóm họp thêm chừng nào các bên đạt được một thỏa thuận.
LHQ đề cao vai trò của chính phủ mới ở Liban trong giải quyết khủng hoảng
Ngày 10/9, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres khẳng định việc Liban thành lập chính phủ mới là bước đi hết sức quan trọng đối với quốc gia đang chìm trong khủng hoảng này, đồng thời gửi lời chúc "thành công" tới Thủ tướng Najib Mikati.
Thủ tướng được chỉ định của Liban Najib Mikati phát biểu trong cuộc họp báo tại Beirut ngày 16/8/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại New York dẫn phát biểu họp báo của người đứng đầu LHQ lưu ý rằng việc thành lập chính phủ mới ở Liban vẫn chưa đủ mà đó mới chỉ là điều kiện cơ bản để có thể triển khai các hoạt động khác. Ông Guterres bày tỏ hy vọng Thủ tướng Liban có thể đoàn kết các cộng đồng trong nước để đảm bảo rằng Liban có thể vượt qua tình hình hết sức trầm trọng hiện nay.
Trước đó cùng ngày, Văn phòng Tổng thống Liban thông báo chính phủ đã được thành lập sau 13 tháng không có nội các trong bối cảnh quốc gia Trung Đông này đang phải đối mặt với một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử.
Liban đã không có nội các từ ngày 10/8/2020 khi Thủ tướng tạm quyền Hassan Diab từ chức sau các vụ nổ ở cảng Beirut làm hơn 200 người chết và hàng nghìn người bị thương. Liban rơi vào cuộc khủng hoảng tài chính suốt hai năm qua và đỉnh điểm là vào tháng 8 vừa qua khi tình trạng thiếu nhiên liệu làm tê liệt hầu hết các khu vực trên cả nước, dẫn đến tình trạng hỗn loạn cũng như nhiều sự cố an ninh.
Đồng nội tệ của Liban mất giá hơn 90%, đẩy hơn một nửa dân số rơi vào cảnh nghèo đói và khiến người gửi tiền không thể tiếp cận tài khoản của họ tại ngân hàng. Ngân hàng Thế giới (WB) gọi đây là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất thế giới kể từ giữa thế kỷ 19. Các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết hỗ trợ Liban hàng trăm triệu USD nhưng với điều kiện các chính trị gia nước này phải thành lập nội các để tiến hành cải cách, giải quyết vấn nạn tham nhũng.
Đây là lần thứ 3 tỷ phú Mikati làm Thủ tướng Liban và ông đã có bài phát biểu xúc động, cam kết sẽ làm tất cả để cứu đất nước khỏi bị vỡ nợ.
Forbes: Tỷ phú Ai Cập, Liban đứng đầu giới siêu giàu Arab Theo tạp chí Forbes, Ai Cập và Liban là hai quốc gia có các tỷ phú giàu nhất thế giới Arab trong năm 2021. Doanh nhân Ai Cập Nassef Sawiris - người giàu nhất trong số các tỷ phú Arab với tài sản ròng ước tính khoảng 9,1 tỷ USD. Ảnh: egyptindependent.com Phóng viên TTXVN tại Cairo dẫn báo cáo thường niên của...