Quốc hội kêu gọi kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền
Sau hơn 1 tháng làm việc, sáng qua 24.6, Quốc hội đã bế mạc kỳ họp thứ 7, sau khi thông qua một loạt nghị quyết…
ĐBQH bấm nút biểu quyết thông qua các nghị quyết – Ảnh: Ngọc Thắng
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Chủ tịch Quốc hội (QH) Nguyễn Sinh Hùng lý giải QH chưa thông qua nội dung sửa đổi, bổ sung của Nghị quyết (NQ) 35 về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh được QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn như dự kiến bởi “đây là vấn đề hệ trọng, liên quan tới đội ngũ cán bộ chủ chốt từ T.Ư đến địa phương, tới quyền giám sát và đánh giá cán bộ của QH và HĐND, do vậy, cần có thêm thời gian thảo luận kỹ, thấu đáo bảo đảm chất lượng, tạo sự đồng thuận cao trước khi quyết định”.
Đã rất cân nhắc vấn đề biển Đông Tại buổi họp báo chiều qua, trả lời câu hỏi của phóng viên về lý do QH không ra NQ về biển Đông mà chỉ ra tuyên bố trong thông cáo tại kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng QH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng việc QH ra tuyên bố nhằm thể hiện quan điểm, ý kiến trước dư luận trong nước, quốc tế về hành vi vi phạm quyền, chủ quyền của TQ. “Còn NQ khác với tuyên bố, nó đòi hỏi phải có một quy trình. Tùy theo mức độ, tính chất của vụ việc mới ra nghị quyết. Trong quá trình họp QH đã rất cân nhắc” – ông Phúc nói.
Theo ông Nguyễn Sinh Hùng, QH đã giao Ủy ban TVQH và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp tục hoàn thiện dự thảo NQ gửi xin ý kiến các vị ĐBQH trước khi trình QH xem xét tại kỳ họp sau. Đồng thời, QH đã quyết định tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm (theo quy định của NQ 35) đối với những người được QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp cuối năm 2014.
Video đang HOT
Liên quan đến việc Trung Quốc (TQ) hạ đặt giàn khoan dầu khí Hải Dương-981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh tại kỳ họp này QH đã thảo luận sâu sắc, ra thông cáo tuyên bố lập trường chính nghĩa của Việt Nam, kiên quyết phản đối hành động sai phạm của TQ, yêu cầu TQ rút giàn khoan trên ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và không tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
“QH kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết một lòng thống nhất ý chí, hành động, ủng hộ và thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; giữ gìn quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam – TQ”, Chủ tịch QH chuyển tải thông điệp này tới đồng bào, cử tri cả nước. Ông Nguyễn Sinh Hùng đồng thời thay mặt QH bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến QH, nghị sĩ QH, các tổ chức, cá nhân và bạn bè trên thế giới đã và đang tiếp tục đồng tình, ủng hộ Việt Nam, lên tiếng bảo vệ chính nghĩa, lẽ phải của Việt Nam và yêu cầu TQ đình chỉ ngay những hành động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Năm 2015 xây dựng luật Biểu tình Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp QH diễn ra cùng ngày, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết lúc đầu trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH không có dự thảo luật Biểu tình. Tuy nhiên, quá trình họp tiếp thu ý kiến của các ĐB, Ủy ban TVQH đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2015 có luật Biểu tình. Luật này sẽ được lấy ý kiến tại hai kỳ họp thứ 10 – 11 để thông qua.
Giám sát oan sai trong xét xử tại kỳ họp 9 Với đa số ĐB tán thành, QH đã biểu quyết thông qua luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Quốc tịch Việt Nam; NQ về việc gia nhập Công ước và Nghị định thư Cape Town; NQ về Chương trình hoạt động giám sát của QH năm 2015; NQ về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 7; NQ về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020. QH quyết nghị thực hiện giám sát chuyên đề hai nội dung: “Tình hình oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo luật Trách nhiệm bồi thường của nhà nước” (giám sát tại kỳ họp 9 diễn ra giữa tháng 5.2015) và “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai tại các nông trường, lâm trường quốc doanh, giai đoạn 2004 – 2014″ (tại kỳ họp 10, dự kiến diễn ra vào giữa tháng 10.2015).
Theo TNO
Chốt danh sách 4 bộ trưởng trả lời chất vấn
Quốc hội đã chốt danh sách 4 vị trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn gồm Tư pháp, Tài chính, Giáo dục - Đào tạo và Thanh tra Chính phủ. Hiện chưa chốt là Thủ tướng hay một vị Phó thủ tướng sẽ trả lời chất vấn sau cùng để làm rõ thêm các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm.
Ảnh minh họa
Thông tin trên vừa được Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết khi trao đổi với báo giới bên hành lang phiên họp Quốc hội sáng nay 6.6.
Theo đó, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ trả lời chất vấn các nhóm vấn đề gồm đầu tư công, quản lý đầu tư công, giảm nợ đầu tư công, kiểm soát đầu tư công; giá cả thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu; kiểm soát thuế, chống chuyển giá, chống thất thu thuế; đẩy nhanh tiến trình đổi mới doanh nghiệp Nhà nước. Các vị tư lệnh ngành Kế hoạch - Đầu tư, Công thương sẽ "chia lửa" với Bộ trưởng Tài chính ở nhóm vấn đề này.
Với Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo Phạm Vũ Luận, các nhóm vấn đề phải giải trình tập trung vào chất lượng đào tạo đại học, dạy nghề; giảm tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp; đề án đổi mới giáo dục, việc thay đổi sách giáo khoa mà thời gian qua dư luận bức xúc nhiều.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường sẽ giải trình các vấn đề liên quan đến Hiến pháp mới thông qua, việc triển khai thực hiện; tình hình ban hành văn bản pháp luật; thi hành án dân sự.
Các nhóm vấn đề về giải quyết khiếu nại tố cáo tồn đọng; phòng chống tham nhũng, ngay trong nội bộ ngành thanh tra, giải pháp nào... sẽ là những vấn đề Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh phải giải đáp trước Quốc hội.
Liên quan đến các câu hỏi chất vấn về biển Đông, ông Phúc cho biết có đại biểu đề nghị Thủ tướng trả lời một số vấn đề liên quan đến biển Đông. "Việc Thủ tướng trả lời chất vấn hay giao một Phó thủ tướng trả lời thì Chính phủ sẽ có ý kiến. Sau khi các bộ trưởng trả lời, Chính phủ sẽ có phần trả lời thêm, trong đó sẽ trả lời các câu hỏi của đại biểu liên quan đến biển Đông", Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nói.
Lý do vì sao Bộ trưởng Quốc phòng, Ngoại giao không trả lời chất vấn trong bối cảnh biển Đông nóng bỏng, theo ông Phúc, là vì tiêu chí lựa chọn bộ trưởng trả lời chất vấn là vấn đề bức xúc, nhiều đại biểu có ý kiến. "Cũng nên chọn những vị từ đầu nhiệm kỳ đến giờ chưa trả lời lần nào. Đồng thời phải cân đối hài hòa các nhóm vấn đề về kinh tế, xã hội, tư pháp. Khi đưa phiếu thăm dò tới đại biểu, họ sẽ căn cứ vào các tiêu chí đó để lựa chọn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổng hợp rồi hỏi lại đại biểu. Một bộ trưởng chỉ được trả lời chất vấn khi được đại biểu đồng ý", ông Phúc nói thêm.
Còn về lý do vì sao Bộ trưởng Y tế nhận được nhiều câu hỏi nhưng không chọn để trả lời chất vấn, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giải thích: Bộ trưởng Y tế cũng nằm trong nhóm có nhiều vấn đề bức xúc, nhận được nhiều câu hỏi, nhưng Bộ trưởng Y tế trước đó đã trả lời chất vấn một lần rồi.
Theo ông Phúc, trước kỳ họp này, tại phiên họp 26, Bộ trưởng Y tế đã trả lời chất vấn Ủy ban Thường vụ Quốc hội, được phát thanh truyền hình trực tiếp cho toàn dân theo dõi, trực tuyến đến 63 đầu cầu để các đại biểu chất vấn.
Theo thứ tự trả lời chất vấn, Bộ trưởng Tài chính sẽ đăng đàn đầu tiên, kế đến là Bộ trưởng Giáo dục - Đào tạo, Bộ trưởng Tư pháp, Tổng thanh tra Chính phủ.
Theo TNO
Chủ tịch Quốc hội: Tình hình Biển Đông diễn biến khó lường Phát biểu khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 7, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu quan điểm, Quốc hội sẽ nghe, cho ý kiến với báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Đông trên tinh thần kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh về tình hình Biển Đông khi...