Quốc hội Israel thông qua dự luật quan trọng trong kế hoạch cải cách tư pháp
Theo hãng tin AFP, ngày 10/7, trong phiên họp đầu tiên, Quốc hội Israel đã thông qua dự luật gây tranh cãi nhằm hạn chế quyền lực của tòa án, trong nỗ lực mới nhằm thúc đẩy kế hoạch cải cách tư pháp gây chia rẽ ở nước này.
Một phiên họp Quốc hội Israel ở Jerusalem, ngày 23/5/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Sau phiên họp Quốc hội sôi nổi, dự luật đã được thông qua với tỷ lệ 64-56. Dự luật nhằm tước bỏ quyền phán quyết của cơ quan tư pháp về “tính hợp lý” trong các quyết định của Chính phủ. Hiện tại, tòa án có thể bác bỏ một quyết sách của bộ máy hành pháp, bao gồm cả Chính phủ, nếu cho rằng nó “thiếu hợp lý” hoặc chưa được cân nhắc đầy đủ, kể cả trường hợp quyết định đó không vi phạm pháp luật.
Những thay đổi này, do Chính phủ của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đề xuất, đã dẫn tới một trong những làn sóng phản kháng lớn nhất từ trước đến nay tại Israel kể từ khi Chính phủ thông báo kế hoạch này hồi tháng 1 năm nay.
Hàng chục nghìn người biểu tình đã xuống đường trong các cuộc tuần hành hàng tuần, yêu cầu dừng kế hoạch cải cách hệ thống tư pháp của Israel.
Sau sự phản đối gay gắt và sự chỉ trích ngày càng tăng của các nước, trong đó có cả Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Netanyahu hồi tháng 3 đã ra lệnh tạm dừng kế hoạch cải cách tư pháp để tạo điều kiện cho các cuộc thương lượng với phe đối lập. Tuy nhiên, với việc hai nhà lãnh đạo đối lập chính ở Israel, là Yair Lapid và Benny Gantz, đã rút khỏi các cuộc đàm phán, ông Netanyahu đang thực hiện một nỗ lực mới để Quốc hội Israel thông qua dự luật này.
Quốc hội Israel bước đầu thông qua dự luật cải cách tư pháp
Ngày 21/2, Quốc hội Israel đã bỏ phiếu tán thành kế hoạch cải cách tư pháp đang gây tranh cãi của Thủ tướng Benjamin Netanyahu.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Israel ở Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong phiên xem xét đầu tiên, có 2 dự luật đầu tiên trong cải cách tư pháp đã được thông qua với 63 phiếu ủng hộ, 47 phiếu chống trong tổng số 120 nghị sĩ trong Quốc hội. Dự luật thứ nhất sẽ thay đổi thành phần ủy ban bổ nhiệm thẩm phán gồm 9 thành viên, hạn chế tầm ảnh hưởng của các chuyên gia pháp lý, tăng quyền hạn của chính phủ trong việc lựa chọn thẩm phán. Dự luật còn lại sẽ không cho phép Tòa án Tối cao ra phán quyết bác những luật cơ bản mà Quốc hội thông qua, kể cả khi những luật này vi hiến. Quốc hội cũng có quyền bác các quyết định của Tòa án Tối cao chỉ với 61 trên tổng số 120 phiếu của Quốc hội Israel.
Các dự luật trên dự kiến sẽ được đưa trở lại ủy ban pháp luật để thảo luận thêm, sau đó được đưa ra xem xét lần thứ hai và thứ ba trong phiên họp toàn thể trước khi trở thành luật.
Thủ tướng Netanyahu đã hoan nghênh kết quả bỏ phiếu, trong khi Bộ trưởng Tư pháp Israel Yariv kêu gọi các thành viên phe đối lập thảo luận về vấn đề này.
Các thành viên đối lập cảnh báo các dự luật sẽ làm suy yếu và chính trị hóa hệ thống pháp luật. Lãnh đạo phe đối lập Yair Lapid kêu gọi các nghị sĩ hãy quan tâm đến người dân Israel và dừng dự luật. Trong khi đó, hàng chục nghìn người đã biểu tình trên đường phố Jerusalem vào hôm 20/2 để phản đối cuộc bỏ phiếu trên.
Kế hoạch cải cách tư pháp của chính phủ liên minh do Thủ tướng B.Netanyahu đứng đầu đang gây ra làn sóng biểu tình trên cả nước trong những tuần qua. Phe ủng hộ cải cách tin rằng việc này sẽ giúp đảm bảo nền tư pháp lành mạnh của Israel.
Người dân Israel tiếp tục biểu tình phản đối cải cách tư pháp Trước đó, Ủy ban Tư pháp và Luật Hiến pháp của Quốc hội Israel, trong đó liên minh cầm quyền của Thủ tướng Benjamin Netanyahu chiếm đa số, đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hạn chế quyền của Tòa án Tối cao. Người dân tham gia biểu tình phản đối kế hoạch cải cách tư pháp tại Tel Aviv, Israel, ngày 1/7/2023....