Quốc hội Hy Lạp duyệt kế hoạch vay nợ, chờ EU phán quyết
Rạng sáng 11/7 theo giờ địa phương, Quốc hội Hy Lạp đã phê chuẩn kế hoạch cải cách tài chính của chính phủ, nhằm nhận được gói cứu trợ mới từ các chủ nợ. Quyền phán quyết giờ sẽ thuộc về các lãnh đạo EU, trong phiên họp tối nay.
Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras kêu gọi các nghị sỹ tại quốc hội ủng hộ kế hoạch cải cách tài khóa (Ảnh: AFP)
Theo BBC, kết quả bỏ phiếu cho thấy 251 nghị sỹ ủng hộ, 32 người phản đối và 8 phiếu trắng. Có 9 nghị sỹ vắng mặt, bao gồm cựu Bộ trưởng tài chính Yanis Varoufakis.
Đây chính là sự ủng hộ cần thiết quan trọng để chính quyền thủ tướng Alexis Tsipras bước vào cuộc đàm phán cuối cùng với các chủ nợ trong phiên họp thượng đỉnh toàn EU ngày 12/7
Bản kế hoạch cải cách sâu rộng của Hy Lạp, bao gồm cải cách trợ cấp hưu trí, tăng thuế, và đẩy mạnh cổ phần hóa đã được gửi tới Brussels đêm 9/7. Tuy nhiên, một số nghị sỹ theo đường lối cực tả trong đảng Syriza cầm quyền đã chỉ trích sự nhượng bộ của chính phủ, và khoảng 10 người đã bỏ phiếu trống.
Trong khi đó, các đảng đối lập tại Hy Lạp đều ủng hộ, giúp kế hoạch cải cách được thông qua.
“Đây là lựa chọn với trách nhiệm dân tộc cao cả, chúng ta có nghĩa vụ quốc gia phải đảm bảo cho nhân dân được sống…cúng ta sẽ thành công không chỉ trong việc ở lại châu Âu, mà còn sống bình đẳng với những nước khác, với phẩm giá và tự trọng”, ông Tsipras tuyên bố trước cuộc bỏ phiếu.
Cuộc bỏ phiếu diễn ra chỉ vài giờ sau khi các nguồn tin từ EU cho biết, bản kế hoạch vay nợ của Athens đủ “tích cực” để tạo tiền đề cho khoản cứu trợ mới, lên tới 74 tỉ euro.
Những cam kết mà ông Tsipras đưa ra hoàn toàn tương đồng với các điều khoản bộ ba chủ nợ Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB), Ủy ban châu Âu (EC) và Quỹ Tiền tệ quốc tế ( IMF) đưa ra cuối tháng trước.
Athens đồng thời còn yêu cầu một khoản vay mới có thời hạn 3 năm, đi kèm khả năng được xóa nợ và một gói đầu tư riêng biệt trị giá 35 tỉ euro.
Video đang HOT
Theo nguồn tin tại EU, quỹ cứu trợ của EU, Cơ chế ổn định châu Âu, sẵn lòng xem xét cấp 58 tỉ euro, cộng thêm 16 tỉ euro từ IMF. Đây sẽ là gói cứu trợ thứ ba cho Hy Lạp nếu được thông qua.
Bản kế hoạch sẽ trải qua thử thách đầu tiên trong hôm nay, khi Bộ trưởng tài chính 19 quốc gia Eurozone nhóm họp và xem xét trong ngày thứ Bảy. Cơ hội hiện được cho là “50-50″ khi một số quốc gia có tư tưởng cứng rắn như Đức vẫn phản đối xóa một phần nợ cho Hy Lạp.
Đến nay Athens đã nhận tổng cộng 240 tỉ euro cứu trợ trong 5 năm qua, và từng được xóa 107 tỉ euro trong năm 2012. Do đó, nhiều quốc gia cho rằng Hy Lạp đang trở thành “hố đen” hút tiền cứu trợ, và phản đối xóa nợ.
Thanh Tùng
Theo Dantri
EU dùng lạt mềm buộc chặt với Hy Lạp
EU bắt đầu tính đến các biện pháp nới lỏng sợi dây "thắt lưng buộc bụng" với Hy Lạp sau khi chính quyền Athens quyết cứng rắn
Hy Lạp không thể thoát tay chủ nợ
Chính quyền mới vừa đắc cử tại Hy Lạp có một loạt các động thái nhằm nới lỏng chính sách kham khổ và đàm phán để được xóa nợ, bất chấp việc họ có còn ở trong khu vực đồng tiền chung châu Âu nữa hay không.
Đặc biệt Athens tuyên bố sẽ không vay thêm bất kỳ khoản hỗ trợ nào dù cho lãi xuất thấp hay các thỏa thuận trả nợ được nới lỏng, đã chứng tỏ quyết tâm gây sức ép của Hy Lạp với các chủ nợ quốc tế.
Hành động này của Hy Lạp đã khiến châu Âu bắt đầu có những toan tính riêng. Dù thế nào, bộ ba chủ nợ gồm Liên minh châu Âu (EU), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng không để mất tiền của mình khi con nợ bắt đầu có những hành động chống đối.
Phát biểu trước thềm chuyến thăm của Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras tới Brusel (Bỉ), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết, EU sẵn sàng đáp ứng một số chính sách nhất định của Hy Lạp.
Hy Lạp đang đương đầu với EU trong việc đàm phán về các khoản nợ khổng lồ của họ
Tuy nhiên, ông Juncker cũng khẳng định khu vực sẽ không thay đổi mọi qui tắc để làm hài lòng Chính phủ chống các biện pháp thắt lưng buộc bụng mới của Hy Lạp. Tuy nhiên, ông Juncker cũng để ngỏ sẽ có sự linh hoạt hơn để phù hợp với "hiện trạng mới" tại quốc gia này.
Thực tế thì Hy Lạp không cố gắng để các chủ nợ xóa toàn bộ các khoản nợ cũ. Athens đang nỗ lực hướng tới một thỏa thuận mới nhằm giảm một phần nợ và đề xuất hoán đổi nợ thành trái phiếu chính phủ gắn với tăng trưởng.
Thủ tướng Alexis Tsipras cùng Bộ trưởng Tài chính Hy Lạp đang thực hiện chuyến thăm tới một loạt nước châu Âu, kêu gọi sự ủng hộ đối với các cuộc đàm phán giảm nợ của quốc gia này với các chủ nợ quốc tế.
Tuy nhiên, Hy Lạp cũng có những liên hệ với khối BRICS (Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil, Nam Phi) để tìm kiếm một cơ hội mới về các khoản vay nhằm phục hồi đất nước nếu nguy cơ vỡ nợ của họ thành hiện thực.
Với việc điều chỉnh một số nguyên tắc nhằm xoa dịu Athens, khiến quốc gia này ngoan ngoãn trở lại với hiện trạng kéo cày trả nợ, EU đang từng bước tiếp tục không để cho Hy Lạp thoát khỏi vòng tay của mình.
Hy Lạp là tiền lệ xấu cho các con nợ
Một vấn đề khác đặt ra, nếu EU không giải quyết một cách hiệu quả vấn đề của Hy Lạp, đây sẽ là một kinh nghiệm để cho các con nợ khác của bộ ba chủ nợ học tập, mà trong đó cần kể đến các cái tên như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italia, Thổ Nhĩ Kỳ...
Vấn đề Hy Lạp đang thực sự là một mồi lửa thổi bùng lên những phản ứng ở hàng loạt các quốc gia thành viên khác vốn cũng đang kiên nhẫn chịu đựng cuộc sống khó khăn do thắt chặt chi tiêu. Tây Ban Nha đang là nước đầu tiên hưởng ứng cho yêu cầu nới lỏng chính sách thắt lưng buộc bụng mà Hy Lạp là người khởi xướng.
Người Hy Lạp biểu tình chống "thắt lưng buộc bụng"
Theo đó, đã có những tiếng nói kêu gọi người dân Tây Ban Nha hãy hành động theo gương người dân Hy Lạp, mà cụ thể là đảng Podemos, đảng đang kỳ vọng có thể đạt được thành công giống như đảng Syriza ở Hy Lạp trong cuộc bầu cử quốc gia Tây Ban Nha vào cuối năm nay.
Ngày 1/12, Lãnh đạo đảng Podemos - ông Pablo Iglesias tuyên bố, làn gió của sự thay đổi đang bắt đầu thổi tại châu Âu, với sự khởi đầu là Hy Lạp và Tây Ban Nha, khi hơn 100.000 người đã đổ ra các đường phố tại thủ đô Madrid của Tây Ban Nha, thể hiện sự ủng hộ với đảng Podemos, chủ trương chống "thắt lưng buộc bụng".
"Vết dầu loang" Hy Lạp có thể sẽ mở ra xu thế các đảng đối lập chiến thắng trong cuộc đua quyền lực ở châu Âu. Một điều đang trở nên rõ ràng rằng Ủy ban châu Âu có thể sẽ phải chứng kiến sự gia tăng "những gương mặt mới" mà những thành viên chủ chốt không mong muốn.
Khi đó, EU chỉ có thể lựa chọn một trong hai con đường, một là chấp nhận nhượng bộ đồng nghĩa với chính sách kinh tế vĩ mô của EU sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, còn thứ hai là chấp nhận để một lượng không nhỏ các nước thành viên rời khỏi khu vực đồng tiền chung, đồng nghĩa với một thảm họa thực sự.
Khi đối diện với thảm họa này, sức mạnh nội tại của EU sẽ suy yếu. Và EU sẽ không còn là một cộng đồng chung lý tưởng như ban đầu. Một khi mục đích được đề ra không còn, các nước còn lại trong khu vực lúc bấy giờ sẽ nhanh chóng tan đàn sẻ nghé, dẫn đến việc sụp đổ của cả một cán cân thế lực trên thế giới.
Chưa dừng ở đó, nếu Hy Lạp rời khỏi eurozone, kết hợp với các bất ổn hiện tại mà EU đang hứng chịu: đối đầu với Nga ở khủng hoảng Ukraine, nguy cơ khủng bố, tham chiến chống IS... chỉ khẳng định châu Âu ngày càng hỗn loạn.
Và môi trường không an toàn đó chỉ đảm bảo một điều duy nhất chắc chắn, đó là sự tháo chạy của các nhà đầu tư. Nền tảng kinh tế vốn chưa khôi phục từ sau khủng hoảng nợ công đến nay sẽ sớm chịu những tác động khổng lồ.
Giải quyết một cách thỏa đáng vấn đề Hy Lạp là bài toán khó, nhưng buộc phải giải đối với các nhà chính trị của EU lúc này.
Đỗ Phong (Tổng hợp ĐVO, VOV)
Theo_Báo Đất Việt
Bộ ba chủ nợ "cân" đề xuất mới của Hy Lạp Tối qua 10/7, bộ 3 chủ nợ quốc tế đã thảo luận trực tuyến về đề xuất cải cách mới của Hy Lạp vốn được đánh giá là nghiêm túc và đáng tin cậy, Đây là nỗ lực cuối cùng của các bên nhằm tránh viễn cảnh Athens sẽ phải rời khỏi Eurozone. Việc đi hay ở của Hy Lạp đang là vấn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thổ Nhĩ Kỳ : 'Con át chủ bài' cản bước EU loại bỏ khí đốt Nga?

Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh phát cảnh báo sau nhiều vụ mất tích

Ông Trump nói gì với Tim Cook khi đạt được thỏa thuận thuế với Trung Quốc?

LHQ kêu gọi ngăn chặn hậu quả nhân đạo nghiêm trọng tại Dải Gaza

Kịch bản khiến cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump đột ngột ngừng lại vào tháng 6

Nga thành lập trung đoàn thiết bị không người lái để đối phó chiến thuật mới của Ukraine

Tổng thống Trump công du Vùng Vịnh: Mục tiêu kinh tế, rủi ro ngoại giao?

Saudi Arabia đạt cột mốc quan trọng trong nỗ lực nội địa hóa sản xuất quốc phòng

Ngoại trưởng Mỹ sẽ dự cuộc đàm phán hòa bình Nga - Ukraine

Nhà lãnh đạo Triều Tiên truyền đạt nhiệm vụ 'then chốt' khi thị sát lực lượng đặc nhiệm tập trận

Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor

Ukraine hoàn tất thủ tục cho thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Clip cô gái bị tàu hỏa húc văng khi đi bộ qua đường ray
Tin nổi bật
14:49:23 14/05/2025
Chú rể Long An run bần bật trong đám hỏi, diễn biến sau đó khiến 2 họ bật cười
Netizen
14:47:54 14/05/2025
Cập nhật bảng giá xe hãng Kia mới nhất tháng 5/2025
Ôtô
14:47:47 14/05/2025
Nam thanh niên dùng dao bầu đâm người yêu tử vong
Pháp luật
14:42:33 14/05/2025
Bạn RHYDER nghi "đạo nhái" Jennie, đắc tội fan BLACKPINK, tlinh bị vạ lây?
Sao việt
14:36:32 14/05/2025
Chim chết hàng loạt một cách bí ẩn ở California, người dân lo sợ
Lạ vui
14:12:36 14/05/2025
Mỹ nhân chiêu trò nhất showbiz đăng đàn cầu cứu ở Cannes 2025, nghe xong ai cũng đòi "nhốt cô ta lại"
Hậu trường phim
14:09:21 14/05/2025
5 MV Vpop hot nhất từ đầu 2025: Hòa Minzy chiếm trọn 2 vị trí, SOOBIN - HIEUTHUHAI gây sốc
Nhạc việt
14:04:36 14/05/2025
Không ai ngờ Hyun Bin trên thảm đỏ và ở nhà lại khác xa đến vậy
Sao châu á
13:50:35 14/05/2025
Những lưu ý khi thiết kế hè nhà để tạo sinh khí tốt cho ngôi nhà
Sáng tạo
13:38:18 14/05/2025