Quốc hội Hàn Quốc bắt đầu kỳ họp đặc biệt, xử lý các dự luật gây tranh cãi
Ngày 7/3, Quốc hội Hàn Quốc bắt đầu kỳ họp đặc biệt nhằm xử lý các dự luật gây tranh cãi, chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế và cải cách bầu cử. Đây cũng là kỳ họp Quốc hội Hàn Quốc đầu tiên trong năm 2019.
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Hàn Quốc ở Seoul ngày 21/5. Ảnh minh họa: YONHAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, kỳ họp dự kiến sẽ kéo dài trong 30 ngày. Các đại biểu tham dự sẽ tập trung thảo luận các dự luật dân sinh và cải cách, trong đó có 3 dự luật liên quan đến trường mẫu giáo, dự luật về tăng cường sức khỏe và hỗ trợ dịch vụ phúc lợi cho bệnh nhân tâm thần (còn gọi là Luật Lim Se-won), dự luật về mở rộng chế độ thời gian làm việc linh hoạt, dự luật về thành lập cơ quan điều tra quan chức cấp cao tham nhũng.
Video đang HOT
Kỳ họp này diễn ra trong bối cảnh từ đầu tuần này, đảng Hàn Quốc Tự do (LKP) đối lập đã chấm dứt tẩy chay các hoạt động của Quốc hội. Cơ quan lập pháp Hàn Quốc đã không thể tiến hành bất cứ phiên họp nào kể từ tháng 1 vừa qua do căng thẳng liên quan đến các cáo buộc chính phủ lạm quyền, bổ nhiệm gây tranh cãi. Tuy nhiên, các đảng đã quyết định tham gia kỳ họp của quốc hội sau những chỉ trích của dư luận về việc các nghị sĩ làm ngơ cuộc sống của người dân.
Dẫu vậy, các đảng phái ở Hàn Quốc vẫn chưa thu hẹp được bất đồng trong những vấn đề chính liên quan đến trường mẫu giáo và dự luật về thành lập cơ quan điều tra quan chức cấp cao tham nhũng, trong khi mỗi đảng vẫn đang chủ trương thông qua những dự luật khác nhau. Không chỉ vậy, chính giới Hàn Quốc còn được cho là sẽ tranh cãi kịch liệt về dự luật cải cách cơ chế bầu cử. Hiện tại, ngoài LKP, cả 4 đảng còn lại đều đang thảo luận về việc thông qua nhanh dự luật này. Do đó, giới phân tích cho rằng việc thông qua các dự luật trong kỳ họp Quốc hội lần này sẽ rất gian nan.
Theo kế hoạch, sau phiên khai mạc, Quốc hội sẽ tiến hành bầu tân Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao và thống nhất, Chủ tịch Ủy ban Đặc biệt về dự toán và quyết toán ngân sách của Quốc hội. Từ ngày 11-13/3, đại diện tại Quốc hội của các đảng sẽ có bài phát biểu, tiếp đó tiến hành phiên chất vấn chính phủ từ ngày 19-22/3. Phiên họp toàn thể sẽ được tiến hành vào ngày 23/3 để thông qua các dự luật.
Hữu Tuyên – Ngọc Hà (TTXVN)
Theo Tintuc
Australia "nhượng bộ" người tị nạn
Với 36 phiếu ủng hộ và 34 phiếu chống, ngày 13-2, Thượng viện Australia đã thông qua Dự luật Chăm sóc y tế cho người xin tị nạn.
Theo đó, những sửa đổi do Công Đảng đối lập đề xuất, cho phép các bác sỹ đưa ra kiến nghị về việc người xin tị nạn bị ốm nặng được chuyển về Australia để được điều trị. Các quy định của luật chỉ áp dụng đối với những người xin tị nạn hiện đang ở trên đảo Manus và Nauru.
Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ảnh: CNN
Dự luật được thông qua sau khi Thủ tướng Australia Scott Morrison thông báo mở lại một trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép trên đảo Christmas, chỉ vài tháng sau khi đóng cửa để đối phó với làn sóng người di cư trái phép ngày càng tăng tới nước này. Các dự luật về người nhập cư trái phép được thông qua sau khi ngày 12-2, chính phủ bảo thủ thiểu số của ông Morrison đã hứng chịu sự thất bại chính trị nặng nề, trở thành chính phủ đầu tiên trong gần một thế kỷ đánh mất đa số phiếu ủng hộ tại cơ quan lập pháp do các chính sách liên quan đến người tị nạn.
KHÁNH HƯNG
Theo SGGP
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều bàn hơn 12 vấn đề Giơi chưc My va Triêu Tiên đa thao luân hơn 12 vân đê trong cac cuôc đam phan trươc hôi nghi thương đinh lân hai dư kiên diên ra tai Ha Nôi vao cuôi thang nay, Yonhap dân lơi đăc phai viên cua My cho biêt. Hang tin Yonhap ngay 13/2 cho biêt, trong cuôc găp gơ vơi phai đoan cua quôc hôi...