Quốc hội duyệt mô hình “đại học mẹ – đại học con”
Với đa số phiếu tán thành, chiều 19/11, Quốc hội thông qua luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học. Những vấn đề có nhiều tranh luận trước đó như mô hình hệ thống giáo dục đại học, quyền tự quyết của đại học, cấp bằng, học phí… đều nhận tỷ lệ tán thành cao.
Kết quả biểu quyết với toàn bộ dự thảo luật
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật của UB Thường vụ Quốc hội nêu vấn đề về mô hình tổ chức cơ sở giáo dục đại học gây nhiều tranh luận trái chiều trong quá trình góp ý xây dựng luật.
Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng Phan Thanh Bình cho biết, có ý kiến đại biểu đề nghị chỉ quy định một mô hình cơ sở là trường đại học; xóa bỏ mô hình đại học tổ chức theo 2 cấp hành chính hoặc sắp xếp lại các đại học theo hướng trường thành viên trong đại học chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của đại học.
Cơ quan giải trình nhận định, mô hình, tên gọi cơ sở giáo dục đại học trên thế giới rất đa dạng, không có sự đồng nhất giữa các quốc gia, khu vực hoặc ngay trong bản thân từng nước, trong đó mô hình đại học gồm tổ hợp/nhóm các trường đại học thành viên không phải là điều mới và cũng đang là một trong những xu hướng phát triển của giáo dục đại học thế giới.
Ông Phan Thanh Bình nhấn mạnh, mô hình đại học ở Việt Nam đã có lịch sử phát triển trên 20 năm và đến nay cũng đã có những thành tựu không thể phủ nhận. Một số vướng mắc, bất cập nảy sinh trong hoạt động thực tiễn của các đại học vùng hiện nay chủ yếu là do cơ câu tô chưc, cơ chế quản lý, đầu tư chưa phù hợp.
Theo đó, mô hình 2 cấp, trường đại học và đại học như dự thảo luật, ông Bình cho là phù hợp với xu thướng quốc tế, tôn trọng thực tiễn, đảm bảo ổn định hệ thống đại học hiện tại. Như vậy, đại học được hình thành trên cơ sở sáp nhập một số trường đại học đang tôn tai, hoặc tư một trường đại học tự lớn mạnh và hinh thanh các trường trực thuộc bên trong.
Luật cũng tiếp thu ý kiến đại biểu ở chỗ không quy đinh cưng mô hinh quan ly hai câp, ma quy định cơ sở giáo dục đại học tự xac đinh mô hình phát triển phù hợp với mục tiêu và sứ mệnh; tự quyết định mô hinh tô chưc va câu truc cua minh. Mối quan hệ giữa đại học và các trường thành viên, theo đó, tuân thủ theo quy định của pháp luật và theo quy chế tổ chức và hoạt động của từng đại học do cơ sơ giao duc xây dựng.
Đại học tư thục như một pháp nhân phi thương mại
Cũng có ý kiến đại biểu đề nghị làm rõ chủ sở hữu đối với cơ sở giáo dục đại học. Quyền của chủ sở hữu trong các vấn đề về tổ chức, nhân sự, kiểm tra giám sát và xử lý vi phạm đối với các cơ sở giáo dục thuộc sở hữu của mình.
Video đang HOT
UB Thường vụ Quốc hội cho rằng yêu cầu làm rõ vấn đề sở hữu đối với cơ sở giáo dục đại học là hoàn toàn xác đáng và cần thiết. Luật phân biệt rõ 2 loại hình là trường công lập và trường tư thục. Trường công lập do Nhà nước đầu tư thành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động nên thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Hội đồng trường trong trường công lập được giao nhiệm vụ đại diện chủ sở hữu, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng như định hướng phát triển trường, quyết định về cơ cấu tổ chức, tham gia quyết định nhân sự chủ chốt trong trường cũng như có trách nhiệm kiểm tra, giám sát, đánh giá hoạt động của nhà trường theo quy đinh cua phap luât.
Trường tư thục thì do nhà đầu tư là tổ chức, tập thể hoặc tư nhân thành lập và bảo đảm điều kiện hoạt động nên nhà đầu tư có quyền tham gia vào hội đồng trường để tác động đến tổ chức – nhân sự, tài chính – tài sản, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm của các thiết chế trong nhà trường thuộc phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình.
Theo đó, luật đã tập trung các quy định để thể hiện rõ hơn quan điểm này.
Liên quan đến việc xây dựng hệ thống trường tư thục, một số ý kiến đại biểu đề nghị thống nhất khái niệm đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; cân nhắc, rà soát lại các quy định liên quan đến việc nhà đầu tư trực tiếp đầu tư thành lập trường vì không minh bạch giữa quản trị phần vốn góp với quản trị hoạt động chuyên môn, dẫn tới khó khăn trong hướng dẫn và áp dụng pháp luật.
Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục cho rằng, khái niệm đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là thống nhất với khái niệm về pháp nhân phi thương mại, mọi hoạt động giáo dục đều không nhằm mục tiêu thương mại và tìm kiếm lợi nhuận mà nhằm mục đích nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Vậy nên việc yêu cầu nhà đầu tư thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư thành lập trường là căn cứ vào thực trạng của hệ thống trường đại học tư thục trong nước, cũng hướng đến việc phân định rạch ròi giữa hoạt động kinh tế và hoạt động chuyên môn trong nhà trường cũng như tiệm cận với xu hướng của quốc tế. Theo đó, luật đã quy định hai phương thức đầu tư thành lập trường.
Cụ thể, nhà đầu tư hoặc sẽ thành lập tổ chức kinh tế để thực hiện đầu tư dự án thành lập trường tư thục; hoặc có thể trực tiếp đầu tư thành lập trường.
Đối với trường hợp nhà đầu tư trực tiếp thành lập trường tư thục thì để tách bạch giữa hoạt động quản trị vốn và hoạt động quản trị chuyên môn, luật yêu cầu Quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường phải quy định cụ thể về hội nghị và các phương thức hoạt động của nhà đầu tư, quy định áp dụng quy định pháp luật liên quan về công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc quỹ xã hội để giải quyết các vấn đề trường mà luật này chưa quy định.
P.Thảo
Theo Dantri
Thông tin về thân thế lãnh đạo cũng "mật" nên dễ bị xuyên tạc
Nhận xét phạm vi thông tin được xác định là "mật" hiện quá rộng, không cụ thể, các uỷ viên UB Thường vụ Quốc hội dẫn chứng, thông tin về thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước hiện cũng thuộc danh mục "mật", dễ bị xuyên tạc, hiểu lầm...
UB Thường vụ Quốc hội họp phiên họp thứ 25
Buổi làm việc sáng 11/7, trong khuôn khổ phiên họp thứ 25 của UB Thường vụ Quốc hội, các uỷ viên cơ quan thường vụ của Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước (BMNN).
Băn khoăn về danh mục thông tin "Tuyệt mật", "Tối mật", Chủ nhiệm UB Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, chỉ những vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân mới có thể áp dụng quy định này. Ông Bình nhận xét chung, phạm vi của các bí mật nhà nước hiện quy định quá rộng, không cụ thể.
Chia sẻ quan điểm này, Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cũng cho rằng phạm vi thông tin "mật" nếu rộng quá rất khó cho việc triển khai, thực hiện.
"Chủ trương đường lối thì phải đến với dân. Thông tin về thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng Nhà nước cũng cần phải tuyên truyền, nếu để mật rất dễ bị xuyên tạc, hiểu lầm" - ông Hải nhận định.
Ngoài ra, ông Hải cũng phân tích, ngoài vấn đề phát ngôn thì còn có những bí mật ở trong đầu các cá nhân. Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách nêu trường hợp cán bộ về hưu viết hồi ký. Nhiều trường hợp phức tạp, Trung ương Đảng đã phải kỷ luật cán bộ về việc phát ngôn, viết hồi ký như vậy. Ông Hải đề xuất quy định về trách nhiệm của các nhân vật nắm giữ BMNN.
Về việc lập danh mục BMNN, nhiều uỷ viên UB Thường vụ Quốc hội đề nghị rà soát cụ thể. Danh mục BMNN thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh đề nghị giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an lập và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Liên quan đến thời hạn bảo vệ BMNN, các ý kiến đề nghị làm rõ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, căn cứ xác định thời hạn bảo vệ BMNN. Về điểm này, Chủ nhiệm UB Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt cho biết, đã có ý kiến yêu cầu điều chỉnh thời hạn đối với BMNN độ Tuyệt mật là 40 năm, Tối mật là 30 năm và Mật là 20 năm hoặc Tuyệt mật là 20 năm, Tối mật là 10 năm, Mật là 05 năm, có thể được gia hạn nếu xét thấy cần thiết và gia hạn không quá một lần. Một số ý kiến đề nghị xác định những tài liệu cần quy định bảo vệ vĩnh viễn hoặc quy định thời hạn dài hơn.
Tuy nhiên, theo ông Việt, đây là nội dung mới, được Chính phủ bổ sung vào dự thảo Luật để bảo đảm sự công khai, minh bạch, phù hợp với yêu cầu tiếp cận thông tin của công dân theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin, do đó thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước theo dự thảo Luật Chính phủ trình cơ bản phù hợp, thống nhất với quy định của Luật Lưu trữ và pháp luật có liên quan, đồng thời có nghiên cứu, tham khảo pháp luật một số nước.
Đối với ý kiến đề nghị quy định trường hợp bảo vệ vĩnh viễn hoặc thời hạn dài hơn, Thường trực UB Quốc phòng - An ninh thấy rằng, trên thực tế có những thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước cần bảo vệ trong thời gian dài song để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, việc xác định thời hạn bảo vệ BMNN lâu dài cần bảo đảm chặt chẽ gắn với BMNN cụ thể. Do đó, đối với trường hợp này, Thường trực UB Quốc phòng - An ninh đề nghị áp dụng quy định gia hạn thời hạn bảo vệ BMNN cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Chủ nhiệm UB Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải góp ý về dự án luật
Góp ý về nội dung này, Chủ nhiệm UB Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng không nên quy định cứng nhắc. Ông Định lấy ví dụ, lịch đi công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lịch họp Bộ Chính trị là "tuyệt mật", nhưng khi hạ cánh rồi, sự kiện xong rồi thì phải tiến hành "giải mật" chứ sao lại phải giữ 30 năm.
Về tiêu huỷ thông tin bí mật nhà nước, ông Định nêu câu hỏi người nắm giữ thông tin trong đầu thì tiêu huỷ thông tin đó thế nào?
Thay mặt Ban soạn thảo giải trình về dự luật, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam khẳng định sẽ làm rõ hơn khái niệm về bí mật nhà nước. Tướng Nam cũng phân trần, nếu ban hành luôn danh mục bí mật nhà nước trong luật thì rất lớn và rất rộng, nên giao thẩm quyền này cho Thủ tướng và các bộ ngành liên quan.
Về thời gian giải mật, Thứ trưởng Bùi Văn Nam cho biết, qua nghiên cứu cho thấy thời gian đề xuất trong dự thảo luật tương đối phù hợp với giai đoạn hiện nay. Với các tình huống cụ thể, thời gian giải mật sẽ khác đi.
"Ví dụ về lịch làm việc của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, sau khi sự kiện kết thúc có những cái có thể giải mật ngay. Tuy nhiên, cung có những nội dung lại không thể giải mật ngay được mà có khi phải mất nhiều năm, chẳng hạn như hoạt động đối ngoại" - Thứ trưởng Nam khẳng định, khi có quy định cụ thể sẽ báo cáo UB Thường vụ Quốc hội sau.
Về quy trình xây dựng các văn bản liên quan, Thứ trưởng Bộ Công an cũng hứa tiếp thu, bổ sung để thể hiện được nhiều nhất các ý kiến góp ý trong văn bản tới đây.
P.Thảo
Theo Dantri
Thí điểm giáo dục biến học sinh thành chuột bạch, khi thất bại chỉ "rút kinh nghiệm"! Hơn 60 đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu trong khi phiên thảo luận về dự luật Giáo dục (sửa đổi) chỉ gói gọn trong buổi sáng 15/11. Đại biểu Quốc hội bức xúc khi chương trình giáo dục thí điểm triển khai rộng, tốn kém mà khi không đến đâu, Bộ GD-ĐT chỉ báo cáo một câu "đã nghiêm túc rút...