Quốc hội duyệt chi 240.000 tỉ đồng để giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới
Với 88,26% đại biểu tán thành, Quốc hội vừa thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 – 2020 với khoảng 240.000 tỉ đồng.
Atiso đỏ là loại cây dược liệu đang được coi là mũi nhọn xóa đói giảm nghèo tại Cát Bà – Ảnh: Lê Tân
Trong giai đoạn 2016-2020, các chương trình mục tiêu quốc gia gồm có Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mớivà Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.
Mục tiêu của chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị. Chương trình cũng hướng tới xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh, trật tự được giữ vững…
Mục tiêu cụ thể được đặt ra với chương trình này là đến năm 2020, số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%; không còn xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Chương trình giảm nghèo bền vững có mục tiêu thực hiện giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, tăng thu nhập của người nghèo giai đoạn 2016-2020.
Video đang HOT
Mục tiêu cụ thể của chương trình này là góp phần giảm tỉ lệ nghèo cả nước bình quân 1,0%-1,5%/năm. Riêng các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Về kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết xác định Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới có tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 193.155,6 tỉ đồng. Trong đó ngân sách trung ương là 63.155,6 tỉ đồng, ngân sách địa phương: 130.000 tỉ đồng.
Với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tổng mức vốn thực hiện từ ngân sách nhà nước tối thiểu là 46.161 tỉ đồng, trong đó ngân sách trung ương: 41.449 tỉ đồng, ngân sách địa phương: 4.712 tỉ đồng.
Trường Sơn
Theo Thanhnien
Đổi mới, phát triển chính sách bảo hiểm xã hội trong tình hình mới
Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi (Luật BHXH 2014) chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2016 là một bước phát triển mới về chính sách an sinh xã hội (ASXH) nói chung, hệ thống pháp luật BHXH nói riêng. Trước yêu cầu phát triển của giai đoạn mới, chính sách BHXH với vai trò trụ cột đang đứng trước thời cơ, vận hội mới, cần có những giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn.
Cán bộ BHXH thành phố Hải Phòng kiểm tra việc chốt sổ bảo hiểm cho người lao động.
Phát triển BHXH trong tình hình mới
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định"Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội" (Điều 34) và "Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội..." (Điều 59). Để hiện thực hóa Hiến pháp 2013, tại kỳ họp thứ 8, ngày 20-11-2014, Quốc hội khóa XIII thông qua Luật BHXH 2014. Việc sửa đổi Luật BHXH đã cơ bản đáp ứng mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện pháp luật về BHXH nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển hệ thống ASXH phù hợp nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Đồng thời, khắc phục những hạn chế trong chính sách, pháp luật BHXH hiện hành và nhằm tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong tổ chức thực hiện, tiến tới BHXH cho mọi người lao động (NLĐ). Vì vậy, Luật BHXH 2014 có thêm nhiều quy định mới với những mục tiêu cụ thể:
Một là, mở rộng diện bao phủ BHXH: Nghị quyết số 21-NQ/T.Ư ngày 22-11-2012, Bộ Chính trị ban hành về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, xác định đến năm 2020 có khoảng 50% số lực lượng lao động tham gia BHXH (với khoảng 28 triệu người, trong đó, 25 triệu người tham gia BHXH bắt buộc và ba triệu người tham gia BHXH tự nguyện). Để đạt mục tiêu này, Luật BHXH 2014 đã mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH. Trong đó, bổ sung một số nhóm đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc như: NLĐ làm việc theo mùa vụ, hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ một đến dưới ba tháng, NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan thẩm quyền của Việt Nam cấp, cán bộ không chuyên trách ở cấp xã... Mở rộng chính sách đối với người tham gia BHXH tự nguyện như bỏ quy định giới hạn trần tuổi tham gia BHXH tự nguyện, cho nên mọi công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc có nguyện vọng đều được tham gia BHXH tự nguyện; bỏ quy định mức sàn thu nhập tối thiểu làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện để phù hợp khả năng tham gia của người dân và Nhà nước có chính sách hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện...
Hai là, sửa đổi một số nội dung về các chế độ BHXH theo hướng vừa bảo đảm quyền lợi cho NLĐ, từng bước thực hiện nguyên tắc cân bằng đóng - hưởng. Trong đó, chế độ hưu trí là chế độ được sửa đổi, bổ sung nhiều nhất. Các nội dung sửa đổi, bổ sung đều hướng đến bảo đảm công bằng xã hội (trong đó có bình đẳng giới), từng bước cải thiện tình hình quỹ hưu trí, tử tuất, bảo đảm cho quỹ được cân đối trong thời gian dài hơn; các chế độ BHXH như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp... đều có những quy định mới có lợi cho NLĐ. Đồng thời, nhằm cải thiện mức hưởng, nâng cao đời sống cho người về hưu, Luật bổ sung chế độ bảo hiểm hưu trí bổ sung. Đây là chính sách BHXH mang tính chất tự nguyện, bổ sung cho chế độ hưu trí trong BHXH bắt buộc, cơ chế tạo lập Quỹ từ sự đóng góp của NLĐ và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.
Ba là, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đổi mới phương thức và tổ chức thực hiện chính sách BHXH: Nguyên tắc BHXH được Luật BHXH 2014 quy định rõ, việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH. Luật quy định việc hiện đại hóa trong quản lý BHXH, khuyến khích đầu tư phát triển công nghệ và phương tiện kỹ thuật tiên tiến để quản lý, thực hiện BHXH; đến năm 2020, hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH trong cả nước. Theo đó, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, chuyên nghiệp hóa nghiệp vụ, giảm chi phí quản lý, giảm thiểu các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, NLĐ.
Luật BHXH 2014 cũng quy định xây dựng và hoàn thiện các quy chế về đầu tư quỹ BHXH bảo đảm tính hiệu quả, linh hoạt trong hoạt động đầu tư; tăng cường việc giao quyền và trách nhiệm cho đơn vị, tổ chức thực hiện đầu tư; các khoản đầu tư phải bảo đảm được nguyên tắc về bảo toàn và tăng trưởng quỹ BHXH, đa dạng hóa các hình thức đầu tư nhưng vẫn bảo đảm tính an toàn.
Bốn là, tăng thẩm quyền, bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho cơ quan tổ chức thực hiện: Luật BHXH 2014 quy định cơ quan BHXH là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách BHXH, quản lý và sử dụng các quỹ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; thanh tra việc đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và các nhiệm vụ khác theo quy định của luật và hướng dẫn của Chính phủ. Luật BHXH 2014 tăng thẩm quyền cho cơ quan BHXH được thanh tra chuyên ngành việc đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp và xử lý vi phạm hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý vi phạm. Đồng thời, tăng chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm quy định về đóng BHXH sẽ góp phần hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH, BHYT.
Vấn đề đặt ra và giải pháp đưa luật vào cuộc sống
Có thể nói, với quy định đối tượng có HĐLĐ từ một đến dưới ba tháng tham gia BHXH bắt buộc sẽ góp phần đẩy nhanh tỷ lệ bao phủ BHXH, đồng thời tránh được tình trạng người sử dụng lao động lách luật để trốn đóng BHXH bằng cách ký các chuỗi HĐLĐ dưới ba tháng. Tuy nhiên, quy định này cũng đặt ra thách thức trong tổ chức thực hiện vì việc quản lý đối với người có HĐLĐ dưới ba tháng là rất khó khăn, nếu không có hạ tầng công nghệ thông tin tốt và cơ sở dữ liệu được quản lý đồng bộ, sẽ rất khó quản lý.
Việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở khu vực lao động phi chính thức cũng còn nhiều vấn đề cần làm rõ như quy định mức hỗ trợ của Nhà nước, đặc biệt, khi đời sống của người dân còn khó khăn thì việc vận động họ tham gia BHXH tự nguyện để bảo đảm ASXH khi về già sẽ thật sự là một bài toán khó.
Quy định về việc thu hẹp đối tượng hưởng trợ cấp BHXH một lần nhằm bảo đảm ASXH về lâu dài cho NLĐ theo Điều 60, vừa qua đã gặp trở ngại khi một bộ phận nhỏ NLĐ chưa đồng tình. Tuy nhiên, thể theo nguyện vọng của một bộ phận NLĐ có khó khăn về kinh tế và có nguyện vọng được nhận BHXH một lần theo quy định hiện hành, Quốc hội thống nhất thông qua Nghị quyết về việc cho phép NLĐ sau một năm nghỉ việc hoặc không tham gia BHXH tự nguyện mà có nguyện vọng thì được lựa chọn nhận BHXH một lần. Về lâu dài, cần nghiên cứu, bổ sung quy định về mức hưởng trợ cấp BHXH một lần cho phù hợp với mức đóng và tỷ lệ đóng BHXH của NLĐ; đồng thời cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền để NLĐ nhận thức rõ hơn về tính ưu việt của việc hưởng lương hưu và tiếp tục tham gia BHXH để có cơ hội được hưởng lương hưu với nhiều quyền lợi hơn, bảo đảm an sinh bền vững hơn đối với bản thân họ, gia đình và xã hội...
Để Luật BHXH 2014 đi vào cuộc sống và triển khai hiệu quả, đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp, ngành và sự cộng tác của người dân. Với vai trò là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách, hiện nay cơ quan BHXH Việt Nam đã chuẩn bị sẵn sàng cho thời điểm 1-1-2016. Ngành đã chủ động phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan trong việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật BHXH. Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật BHXH đến mọi người sử dụng lao động và NLĐ. Tiếp tục rà soát, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ BHXH. Trước mắt, đẩy nhanh tiến độ ứng dụng giao dịch điện tử trong thực hiện thủ tục hành chính về BHXH để giảm thời gian giao dịch của các doanh nghiệp, phấn đấu đến hết năm 2015 giảm xuống còn 49,5 giờ cho các giao dịch của doanh nghiệp với cơ quan BHXH. Đồng thời, ngành BHXH cũng kiện toàn bộ máy tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của ngành theo quy định của Luật BHXH 2014. Trong đó, tập trung xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ; góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo đảm ASXH...
TS Nguyễn Thị Minh
Theo_Báo Nhân Dân
Lúng túng giảm nghèo đa chiều - Bài 1: Mơ hồ chính sách LTS: Từ 1.1.2016, cả nước sẽ triển khai các chính sách theo tiêu chí giảm nghèo đa chiều. Tuy nhiên, hiện nay nhiều địa phương vẫn lúng túng trong đo lường hộ nghèo đa chiều, thậm chí không biết "đa chiều" gồm tiêu chí gì. Nghèo kiệt quệ Khác hẳn với khung cảnh sầm uất của thị trấn Hát Lót (Mai Sơn, Sơn...