Quốc hội Đức thông qua luật phòng chống dịch bệnh mới
Ngày 21/4, Quốc hội liên bang Đức đã bỏ phiếu phê chuẩn dự luật Phòng Chống lây nhiễm sửa đổi, qua đó trao thêm quyền cho chính phủ liên bang áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt và thống nhất trên cả nước nhằm khống chế đại dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, với tỷ lệ 342 phiếu ủng hộ, 250 phiếu chống và 64 phiếu trắng, dự luật đã chính thức được Quốc hội Đức thông qua.
Luật mới sẽ cho phép chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel áp đặt “phanh khẩn cấp” nhằm thiết lập các quy định chặt chẽ hơn trên toàn quốc để đối phó với đại dịch.
Theo luật mới, một quận/huyện/thành phố có tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày vượt quá 100/100.000 dân sẽ phải áp đặt lệnh giới nghiêm từ 22h đến 5h sáng hôm sau.
Video đang HOT
Quy định mới cũng sẽ yêu cầu bắt buộc hạn chế tiếp xúc ở nơi công cộng cũng như các khu vực tư nhân, theo đó những người trong cùng một nhà chỉ được phép gặp một người ngoài, không tính trẻ dưới 14 tuổi.
Đối với các trường học, giáo viên và học sinh phải xét nghiệm 2 lần/tuần để có thể học ở trường, nhưng trong trường hợp chỉ số lây nhiễm trên 100 sẽ phải học xen kẽ giữa ở trường và ở nhà. Nếu chỉ số này cao hơn 165, học sinh sẽ bắt buộc phải học trực tuyến hoặc từ xa.
Các cửa hàng bán nhu yếu phẩm thiết yếu như siêu thị hay hiệu thuốc vẫn được mở cửa không phụ thuộc vào chỉ số lây nhiễm, nhưng khi chỉ số lây nhiễm ở mức từ 100 – 150, mọi người phải đặt lịch hẹn trước để đi mua hàng và phải trình kết quả xét nghiệm âm tính được thực hiện ngay trước đó.
Luật mới cũng có những quy định cụ thể đối với những người làm ở các công sở và công ty, các hoạt động thể thao, công viên giải trí, vườn thú cũng như các sự kiện khác.
Các quy định có thể có hiệu lực sớm nhất từ cuối tuần này và trước mắt được áp dụng tới ngày 30/6 tới. Theo kế hoạch, luật mới còn phải được Hội đồng Liên bang thông qua vào ngày 22/4 và Tổng thống Liên bang Frank-Walter Steinmeier ký ban hành để có hiệu lực.
Việc ban hành luật mới về việc phòng chống lây nhiễm bệnh sẽ giúp chấm dứt căng thẳng và không nhất quán giữa chính phủ liên bang và các bang về biện pháp chống dịch COVID-19. Các biện pháp hạn chế hiện nay được quyết định dựa trên sự tham vấn với chính quyền liên bang. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lãnh đạo địa phương từ chối triển khai các biện pháp đóng cửa đã nhất trí với Thủ tướng Merkel, thậm chí là cho phép các cửa hàng và rạp chiếu phim mở lại.
Theo số liệu của Viện Robert Koch (RKI), ngày 20/4, Đức ghi nhận thêm gần 25.000 ca mắc COVID-19 mới và 331 trường hợp tử vong.
Quốc hội Đức phê chuẩn quỹ phục hồi kinh tế của EU trị giá 750 tỷ euro
Ngày 26/3, Đức đã phê chuẩn quỹ phục hồi kinh tế giai đoạn hậu dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Liên minh châu Âu (EU) trị giá 750 tỷ euro (885 tỷ USD).
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Sau khi Hạ viện Đức thông qua quỹ phục hồi này vào ngày 25/3, Thượng viện đã có quyết định tương tự trong ngày 26/3.
Quỹ phục hồi khổng lồ này là một phần trong gói ngân sách dài hạn đến năm 2027 với tổng trị giá 1.800 tỷ (2.190 tỷ USD) nhằm giải quyết những hậu quả về kinh tế - xã hội do đại dịch COVID-19 gây ra. Gói ngân sách này đã được 27 nước thành viên EU nhất trí hồi tháng 12 năm ngoái.
Phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Tài chính Đức Olaf Scholz đánh giá cuộc bỏ phiếu là tín hiệu rõ ràng phản ánh tinh thần đoàn kết và sức mạnh của EU. Ông nhấn mạnh sự phục hồi mạnh mẽ của toàn EU sau cuộc khủng hoảng cũng là lợi ích của Đức. Ông nêu rõ: "Một sự phục hồi mạnh mẽ ở châu Âu là điều kiện tiên quyết quan trọng đối với thành công kinh tế và sự thịnh vượng của Đức".
Trước đó, tại Hội nghị thượng đỉnh EU hồi tháng 12 năm ngoái tại Brussels (Bỉ), lãnh đạo 27 nước thành viên EU đã đạt được thỏa thuận về ngân sách dài hạn cùng gói phục hồi kinh tế với tổng trị giá 1.800 tỷ euro. Gói tài chính này bao gồm ngân sách dài hạn cho giai đoạn từ năm 2021 - 2027 trị giá 1.100 tỷ euro và một gói phục hồi trị giá 750 tỷ euro.
Ngoài việc hỗ trợ các nước phục hồi từ hậu quả của đại dịch COVID-19, gói ngân sách trên sẽ giúp các quốc gia thành viên EU thực hiện chuyển đổi thông qua nhiều chính sách lớn, cụ thể là Thỏa thuận Xanh, cách mạng số và phát triển bền vững.
Trao kiến nghị thư về Biển Đông tới quốc hội Đức Các hội đoàn, chuyên gia người Việt tại Đức trao kiến nghị thư phản đối hành động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông tới Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Đức. Đại diện các hội đoàn và chuyên gia người Việt tại Đức hôm 15/1 tổ chức hội thảo trực tuyến với sự chủ trì của tiến sỹ Daniela De Ridder,...