Quốc hội dự kiến chất vấn trực tuyến các “tư lệnh” ngành
Quốc hội dự kiến sẽ duy trì 2 hình thức họp trực tuyến và tập trung, trong đó tiến hành chất vấn trực tuyến các thành viên Chính phủ.
Ngày 14-7, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 46, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV.
Báo cáo tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị Kỳ họp thứ 10 tiếp tục được tổ chức thành 2 đợt, kết hợp giữa họp trực tuyến và họp tập trung, kéo dài 18 ngày.
Theo đó, đợt 1 dự kiến họp trực tuyến 9 ngày, với các nội dung như nghe trình bày các tờ trình, báo cáo kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước; tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân, kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri; 4 dự án luật trình cho ý kiến…
Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Kỳ họp thứ 10 dự kiến tiếp tục chia làm 2 đợt, theo hình thức trực tuyến và tập trung – Ảnh: Quochoi.vn
Trong đợt 1, dự kiến Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ. Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết phiên chất vấn và trả lời chất vấn đề nghị bố trí tại đợt 1 để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng dự thảo Nghị quyết về chất vấn trước khi trình Quốc hội thông qua tại đợt 2. Đợt 1 dự kiến bắt đầu ngày 19-10 và kết thúc ngày 28-10
Theo Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, đợt 2 sẽ họp tập trung 9 ngày. Quốc hội sẽ thảo luận các báo cáo về kinh tế – xã hội, ngân sách nhà nước (năm 2020, 2021 và 5 năm 2016-2020); thảo luận các dự thảo Văn kiện trình Đại hội Đảng XIII; thảo luận 4 dự án luật trình cho ý kiến.
Quốc hội cũng sẽ quyết định ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026; xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác. Đợt 2 tiến hành 9 ngày bắt đầu ngày 3-11 và kết thúc ngày 12-11.
Video đang HOT
Đánh giá về kỳ họp thứ 9 cũng được tổ chức với 2 đợt, theo hình thức trực tuyến và tập trung, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết các phiên họp trực tuyến diễn ra thông suốt, bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả, vẫn duy trì không khí thảo luận, tranh luận sôi nổi cũng như sự trang nghiêm của kỳ họp. “Đây là kinh nghiệm tốt để Quốc hội tiếp tục nghiên cứu cải tiến cách thức tổ chức các kỳ họp trong thời gian tới”- ông Phúc nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, chất lượng thảo luận, tranh luận tiếp tục được nâng lên, với tinh thần thẳng thắn, trách nhiệm, dân chủ, có nhiều ý kiến sâu sắc, đề cập được những vấn đề mới, ‘ nóng” trong xã hội, được cử tri quan tâm cho thấy Quốc hội ngày càng gần dân hơn, bám sát hơn thực tiễn của đất nước. Trong đợt họp trực tuyến, số lượng đại biểu đăng ký phát biểu tăng lên đáng kể và chất lượng cũng bảo đảm, góp phần vào thành công của kỳ họp này.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như tình trạng chậm gửi hồ sơ tài liệu và việc bổ sung gấp nhiều nội dung quan trọng đã gây khó khăn, áp lực trong việc chuẩn bị, tiến hành kỳ họp cũng như trong việc nghiên cứu, tham gia ý kiến của đại biểu Quốc hội.
Ngoài ra, một số nội dung trình Quốc hội có chất lượng chuẩn bị chưa cao, có nội dung chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan của Chính phủ dẫn đến khó khăn, bị động trong thẩm tra, tiếp thu, giải trình và hoàn thiện nội dung trình Quốc hội. Điều kiện kỹ thuật và tốc độ đường truyền tại các phiên họp trực tuyến có lúc chưa đồng đều giữa các điểm cầu.
Thảo luận việc cấp phường, xã được phép ký thỏa thuận quốc tế
Từ năm 2007 đến tháng 6/2020, đã có 874 văn bản hợp tác thỏa thuận quốc tế cấp huyện, 101 văn bản hợp tác cấp xã được ký kết.
Tuy nhiên, khi thảo luận về Luật Thỏa thuận Quốc tế, nhiều ý kiến lo ngại cấp xã không đủ năng lực để ký kết các thỏa thuận quốc tế...
Từ năm 2007 đến tháng 6/2020, đã có 874 văn bản hợp tác thỏa thuận quốc tế cấp huyện, 101 văn bản hợp tác cấp xã được ký kết. Tuy nhiên, khi thảo luận về Luật Thỏa thuận Quốc tế, nhiều ý kiến lo ngại cấp xã không đủ năng lực để ký kết các thỏa thuận quốc tế...
Chiều ngày 13/7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Thỏa thuận quốc tế.
Trình bày báo cáo đề xuất tiếp thu, giải trình ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu cho biết, về bên ký kết Việt Nam, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc không nên mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế đến Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp huyện, UBND cấp xã.
Hoặc nếu mở rộng đến cấp huyện, cấp xã thì chỉ nên khoanh lại đối với các huyện ở khu vực biên giới, các xã ở khu vực biên giới và có giới hạn phạm vi lĩnh vực cụ thể được ký kết.
Có ý kiến đề nghị chỉ nên mở rộng đến cấp huyện, vì băn khoăn về năng lực, khả năng thực thi của cấp xã.
Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại Nguyễn Văn Giàu
Về nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Văn Giàu cho biết, dự thảo Luật giới hạn một số nội dung về giao lưu, trao đổi thông tin, kết nghĩa, hợp tác quản lý biên giới phù hợp với điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên quy định gắn trách nhiệm của Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi quyết định về việc ký thỏa thuận quốc tế của UBND cấp huyện, xã ở khu vực biên giới.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập có chức năng cung cấp dịch vụ công, không thực hiện chức năng quản lý nhà nước, hoạt động theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì tùy nội dung ký kết, các văn bản thỏa thuận của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ do pháp luật dân sự, pháp luật về hợp đồng, pháp luật chuyên ngành quy định về chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập đó điều chỉnh.
Việc ký thỏa thuận quốc tế chỉ quy định đến cấp tỉnh của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp là phù hợp với tổ chức bộ máy của tổ chức.
Phát biểu cho ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết, Dự thảo Luật dự kiến tiếp thu theo hướng "Thỏa thuận quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản về hợp tác quốc tế giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài không mang tính ràng buộc pháp lý theo pháp luật quốc tế".
Dự thảo Luật quy định chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế gồm Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan trong hệ thống chính trị và đến tận các xã biên giới nhưng lại không làm phát sinh trách nhiệm pháp lý, trong khi nội dung của thỏa thuận quốc tế cũng chưa được chỉ rõ.
Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu làm rõ một số vấn đề Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm
Ông Uông Chu Lưu cũng đặt vấn đề: "Pháp luật quốc tế ở đây là pháp luật nào?" bởi thực tế, bất kì chủ thể nào kí kết thỏa thuận quốc tế thì đều phát sinh trách nhiệm của Nhà nước. Do đó, cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra cần giải trình làm rõ các vấn đề này.
Giải trình làm rõ vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết thỏa thuận quốc tế không có tính ràng buộc cả quốc gia, mà chỉ ràng buộc trách nhiệm thực hiện đối với chủ thể trực tiếp ký kết.
Cho ý kiến tại phiên họp, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, theo số liệu thống kê từ năm 2007 đến tháng 6/2020 có 874 văn bản hợp tác cấp huyện được ký kết, trong đó có 282 văn bản ký với Trung Quốc, 186 văn bản ký với Lào, 109 văn bản ký với Hàn Quốc, 78 văn bản ký với Hoa Kỳ, 28 văn bản ký với Nhật Bản, 27 văn bản ký với Campuchia, 21 văn bản ký với Đức.
Có 101 văn bản hợp tác cấp xã được ký, trong đó 63 văn bản ký với Lào, 10 văn bản ký với Hàn Quốc, 5 văn bản ký với Nhật Bản, 4 văn bản ký với Trung Quốc.
"Như vậy, trước đây dù còn nhiều khó khăn nhưng đã có rất nhiều thỏa thuận quốc tế đươc kí ở cấp huyện, cấp xã. Đến nay khi trình độ cán bộ cấp huyện, cấp xã đều đã được nâng lên, việc tiếp cận công nghệ thông tin và thông tin đối ngoại cũng tốt hơn thì việc hạn chế chủ thể kí kết thỏa thuận quốc tế chỉ ở các huyện, xã biên giới cần được giải trình làm rõ hơn." - ông Nguyễn Hạnh Phúc nói.
Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Đức Hải cho biết thực tế ngoại giao Nhân dân rất đa dạng và phát huy hiệu quả mà không chỉ ở các huyện, xã biên giới. Có những liên minh thành phố, đô thị hay quan hệ kết nghĩa giữa các thành phố, thị xã, thị trấn đã triển khai hỗ trợ rất tốt. Do đó cần có sự đánh giá mở rộng chủ thể ký kết thỏa thuận quốc tế để thúc đẩy hoạt động ngoại giao Nhân dân.
Ngược lại, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến thì cho rằng chỉ nên quy định đến mức cấp huyện là cấp cuối cùng được ký thỏa thuận quốc tế, không nên mở rộng đến cấp xã, bởi huyện là một cấp có cơ quan tham mưu, giúp việc và trình độ cán bộ, sự am hiểu về mặt luật pháp và tất cả các lĩnh vực đảm bảo để có thể ký thỏa thuận quốc tế.
Kết luận nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng cho biết, qua thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cơ bản nhất trí với nội dung đề xuất giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Đồng thời lưu ý, về khái niệm thỏa thuận quốc tế có thêm giải thích về "không mang tính ràng buộc pháp lý theo pháp luật quốc tế".
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị liệt kê rõ các chủ thể kí kết Việt Nam, trong đó các cơ quan của Quốc hội có Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Đồng thời lưu ý mở rộng bên ký kết Việt Nam là Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ áp dụng đối với Ủy ban nhân dân cấp xã khu vực biên giới.
Quốc hội Việt Nam trao tặng vật tư y tế cho một số nghị viện Tổng Thư ký Quốc hội khẳng định Việt Nam luôn là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm, chung tay triển khai các biện pháp phòng, chống COVID-19 với các nước. Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cùng đại sứ tại buổi lễ. (Ảnh: Dương Giang/TTXVN) Được sự...