Quốc hội đồng ý làm cao tốc Bắc – Nam với mức thu phí dự kiến 2.500 đ/km
Hơn 83% các đại biểu Quốc hội thống nhất thông qua Nghị quyết về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc tuyến Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020. Những băn khoăn sau cùng về mức thu phí dự kiến 2.500 đ/km là quá cao đã được giải thích, khẳng định không cao so vơi măt băng chung các cao tốc khác.
Quốc hội đồng ý đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông (ảnh minh hoạ: Quochoi.vn)
Trước phần bấm nút thông qua Nghị quyết, Quốc hội nghe báo cáo giải trình, tiếp thu của UB Thường vụ Quốc hội về nhiều nội dung.
Báo cáo nêu rõ, một số ý kiến đề nghị làm rõ quy mô đầu tư phân kỳ với bề rộng nền đường 17m có đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc.
UB Thường vụ Quốc hội khẳng định, theo số liệu tính toán quy mô đầu tư phân kỳ với bề rộng nền đường 17m hoàn toàn đáp ứng nhu cầu vận tải đến khoảng sau năm 2040 và bảo đảm tiêu chuẩn của đường cao tốc.
Một số ý kiến lại đề nghị làm rõ khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải ít nhất 20 năm. Một số ý kiến đề nghị giải phóng mặt bằng tối thiểu 6 làn xe trên toàn tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Video đang HOT
Tiếp thu những ý kiến này, UB Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định trong Nghị quyết nội dung giai phong măt băng tât ca cac dư an thanh phân theo quy mô 6 lan xe, trừ dư an Cam Lô (Hà Tĩnh) – La Sơn (Huế) đã phê duyệt quy hoạch 4 làn đường. Trương hơp giai phong măt băng rông hơn Chinh phu bao cao UB Thương vu Quôc hôi quyêt đinh vê quy mô va sư dung vôn tư nguôn vôn đươc bô tri cho cac dư an quan trong quôc gia.
Về hình thức đầu tư, nhiều ý kiến đề nghị đề xuất các giải pháp khắc phục những hạn chế, bất cập của hình thức đầu tư đối tác công tư theo hinh thưc hợp đồng BOT đối với 8 dự án thành phần.
Giải trình nội dung này, UB Thường vụ Quốc hội cho rằng, để thực hiện yêu cầu này, vừa qua, Chính phủ đã xây dựng các cơ chế triển khai thực hiện dự án như: lựa chọn dự án đầu tư, thứ tự ưu tiên đầu tư một cách khách quan, khoa học trên cơ sở nhu cầu vận tải; đấu thầu công khai để lựa chọn nhà đầu tư; Tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu 15-20% tổng vốn đầu tư dự án… Ngoài ra, đối với các dự án thành phần đầu tư theo hình thức BOT, dự thảo Nghị quyết đã yêu cầu Chính phủ khắc phục những hạn chế, bất cập nêu trên.
Mức thu phí tăng dần, từ 1.500-3.400 đ/km
Có ý kiến đề nghị rà soát, đánh giá và xác định các dự án có thể thu phí toàn bộ để hoàn vốn làm cơ sở bố trí kinh phí ngân sách; minh bạch giữa ngân sách và thu phí theo đó các dự án khó thu phí thì đầu tư toàn bộ bằng ngân sách; các dự án BOT thì ngân sách chỉ hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng; chi phí lập thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán, công tác đấu thầu, quyết toán; còn chi phí xây dựng nhà đầu tư bỏ toàn bộ sau đó phí hoàn vốn.
Báo cáo về nội dung này, UB Thường vụ Quốc hội cho rằng, khác với Quốc lộ 1 là tuyến cải tạo, nâng cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, đường bộ cao tốc là đường làm mới, yêu cầu về kỹ thuật rất cao nên chi phí đầu tư đường cao tốc lớn hơn nhiều. Do vậy, các dự án thành phần đều cần sự tham gia của Nhà nước (với các mức khác nhau phụ thuộc vào khả năng thu hồi vốn của từng dự án) để bảo đảm hiệu quả tài chính với thời gian hoàn vốn dưới 24 năm.
Theo kết quả tính toán, trường hợp ngân sách chỉ hỗ trợ giải phóng mặt bằng; chi phí lập, thẩm định phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán, công tác đấu thầu, quyết toán…(tương ứng với mức vốn nhà nước khoảng 25% tổng mức đầu tư các dự án PPP) thì thời gian thu hồi vốn đầu tư (75% tổng mức đầu tư còn lại) sẽ tăng lên khoảng gần 40 năm, dẫn đến không thể huy động được vốn tín dụng để triển khai nên không bảo đảm hiệu quả tài chính.
Về vấn đề mức giá vé xác định sau này, có ý kiến đề cho rằng, Bộ trưởng Bộ GTVT báo cáo trình Quốc hội bình quân 2.500 đồng/km, bước đầu xin thu những năm đầu từ 1500 đồng/km và tăng dần đến cuối kỳ là 3.400 đồng/km là quá cao so với 1 đoạn đường cao tốc hiện hữu là cao tốc TPHCM – Trung Lương là khoảng 1.000 đồng/km.
UB Thường vụ Quốc hội giải thích, đường cao tốc TPHCM – Trung Lương được đầu tư toàn bộ bằng ngân sách nhà nước và bán quyền thu giá để tạo nguồn thu ngân sách đến năm 2020. Mức thu giá hiện tại dự án là 1.000 đồng/km, theo lộ trình dự kiến mức thu giá năm 2020 khoảng 1.700 đồng/km để đầu tư cho đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận.
Mức thu giá dư kiên cua cac tuyên thuôc dự án cao tốc Bắc – Nam, theo đó, được nhận định là nhin chung không cao so vơi măt băng chung cua cac dự án cao tốc khác.
P. Thảo
Theo Dantri
Dự án cao tốc Bắc - Nam chưa được trình Quốc hội
Chương trình làm việc của Quốc hội từ nay đến hết kỳ họp không có nội dung về dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam.
Chiều 12/6, Quốc hội biểu quyết điều chỉnh nội dung chương trình làm việc của kỳ họp thứ 3. Theo đó, dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam không có trong chương trình điều chỉnh, nghĩa là chưa được Quốc hội xem xét ở kỳ họp này.
Dự án Luật Quy hoạch cũng chưa được Quốc hội biểu quyết thông qua tại kỳ họp đang diễn ra. "Qua thảo luận, còn nhiều ý kiến khác nhau về dự án luật Quy hoạch, có nhiều vấn đề liên quan đến ít nhất 45 luật hiện hành nên cần thời gian tham gia sâu của các cơ quan liên quan chịu tác động của dự thảo luật", Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết và thông tin thêm, cơ quan lập pháp sẽ xem xét dự án Luật này tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm.
Dự án cao tốc Bắc - Nam không được đưa vào chương trình kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá 14.
Trước đó ngày 2/6, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã họp xem xét báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Dự án này có chiều dài khoảng 1.372 km, đi qua 16 tỉnh, thành: Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Đồng Nai.
Theo tính toán sơ bộ, tổng mức đầu tư toàn dự án với quy mô hoàn chỉnh khoảng 312.435 tỷ đồng. Giai đoạn 1 (2017 - 2025) khoảng 243.312 tỷ đồng và giai đoạn 2 (sau năm 2025) khoảng 69.123 tỷ đồng. Với quy mô này, dự án phải được trình Quốc hội xem xét quyết định.
Hoàng Thùy
Theo VNE
Hơn 2.000 hộ dân sẽ di dời để làm cao tốc Bắc Nam Khoảng 713 km cao tốc giai đoạn 2017-2020 sẽ được giải phóng mặt bằng với quy mô 4-6 làn xe. Chính phủ vừa có tờ trình Quốc hội về dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Trong đó, giai đoạn 2017-2020, để tiến hành dự án thì các địa phương phải giải tỏa khoảng 3.523 ha...