Quốc hội đánh giá công tác cả nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, Thủ tướng
Với số phiếu thuận gần như tuyệt đối, sáng 18/6, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chương trình hoạt động giám sát năm 2016. Kỳ họp đầu năm, Quốc hội sẽ đánh giá công tác trong cả nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, UB Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng…
Đã gần trọn nhiệm kỳ 5 năm trôi qua kể từ khi Quốc hội khoá XIII bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng vào tháng 7/2011 (ảnh: Việt Hưng).
Cụ thể, trong kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khoá XIII dự kiến tổ chức vào tháng 3/2016, Quốc hội không giám sát chuyên đề mà chỉ tiến hành thảo luận báo cáo của Chính phủ và kinh tế, xã hội, ngân sách và xem xét kết quả giám sát kiến nghị của cử tri như mọi kỳ họp khác.
Thay vào đó, Quốc hội sẽ xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ khóa 13 của Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.
Đến kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 14 (dự kiến tổ chức trong tháng 7/2016), Quốc hội cũng sẽ chỉ thảo luận về báo cáo kinh tế – xã hội của Chính phủ và xem xét báo cáo kết quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa 14 và đại biểu hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021.
Sau đó đến kỳ họp thứ 2 của Quốc hội khóa mới (tháng 10, 11/2016), hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn mới trở lại. Đồng thời Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề Việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2010-2015) gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Trước đó, công bố kết quả lấy ý kiến đại biểu Quốc hội về vấn đề này, báo cáo của UB Thường vụ Quốc hội thể hiện, bên cạnh 64% đại biểu chọn chuyên đề giám sát như trên, cũng còn hơn 21% đại biểu muốn giám sát về hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2005-2015; định hướng phát triển khoa học, công nghệ để đẩy mạnh công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2015-2025.
Video đang HOT
Cũng có ý kiến đề nghị bổ sung nội dung giám sát về lĩnh vực đất đai, tài nguyên, khoáng sản do tình hình hiện nay rất phức tạp; việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực kinh tế, trong việc phòng chống tham nhũng; chính sách pháp luật về phát triển khoa học, công nghệ để đẩy mạnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường…
UB Thường vụ Quốc hội nhận định, các ý kiến đều nêu ra những nội dung quan trọng, cấp thiết trong đời sống kinh tế – xã hội, được nhiều đai biêu Quốc hội, cử tri và dư luận xã hội quan tâm. Tuy nhiên, do điều kiện có hạn nên không thể đưa quá nhiều nội dung nên Thường vụ chỉ chọn nội dung giám sát chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Những nội dung khác, UB Thường vụ đề nghị Quốc hội giao Thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội nghiên cứu, tiếp thu và lựa chọn để đưa vào chương trình giám sát theo lĩnh vực phụ trách.
Tại kỳ họp này, phiên thảo luận về chương trình giám sát cho năm sau đã không có một đại biểu nào đăng ký phát biểu và Quốc hội nghỉ lúc chưa đến 9h30.
P.Thảo
Theo Dantri
Công ty tên lửa Nga công bố kết quả điều tra vụ rơi máy bay MH17
Công ty VKO Almaz-Antey của Nga, nhà sản xuất tên lửa, radar, các hệ thống điều khiển tự động hóa và tổ hợp tự động hóa, đã công bố kết quả nghiên cứu toàn diện về vụ rơi máy bay Malaysia Airlines tại đông Ukraine ngày 17/7/2014, khiến toàn bộ 298 người thiệt mạng.
Họp báo của Tập đoàn Almaz-Antey công bố kết quả nghiên cứu của
tập đoàn về vụ việc máy báy rơi MH17 ngày 2/6
Dựa trên các phân tích, Almaz-Antey lập luận rằng nếu máy bay Boeing-777 của Malaysia Airlines bị bắn hạ bằng hệ thống phòng thủ quân sự khi bay qua vùng Donetsk, điều này chỉ có thể do tên lửa 9M38 (M1), bị bắn đi từ hệ thống BUK-M1 đặt tại phía nam thị trấn Zaroschenskoe, nơi máy bay bị bắn rơi.
Để xác định loại tên lửa được cho là bắn hạ MH17, các kỹ sư của công ty đã phân tích kỹ lưỡng những hư hại tại lớp vỏ máy bay và kết cấu khung, cũng như phân tích các mảnh đầu đạn được Ủy ban Châu Âu cung cấp, đã được gỡ ra từ nhiều phần của máy bay.
Trong số những mảnh vỡ mà các chuyên gia thu được, có những mảnh vỡ dạng "hai chữ T". Những mảnh vỡ này chỉ có duy nhất ở đầu đạn hạt nhân của tên lửa 9M38 (M1) thuộc hệ thống tên lửa BUK-M1. Những hư hại trên vỏ máy bay có dạng hình vuông, kích thước 13x13 mm (14x14 mm) cũng hướng tới giả thiết về loại vũ khí này. Thêm vào đó, những hư hại trên máy bay phù hợp với những hư hại gây ra bởi tên lửa 9M38 (M1).
Các hư hại được phân tích cả về mặt hình thức lẫn bản chất hình thành.
Các chuyên gia cũng xác định địa điểm đặt tên lửa dựa trên dạng hư hại của chiếc Boeing-777. Bằng những hư hại tiếp tuyến điển hình trên lớp vỏ máy bay ở giới hạn ngoài phạm vi văng mảnh bom, các chuyên gia của Công ty xác định điểm nổ của tên lửa - gần hơn về phía bên trái, trên trục cánh máy bay.
Các chuyên gia đã xác định hướng bay của tên lửa hướng tới chiếc Boeing-777 - góc tiếp xúc theo chiều ngang vào chiều dọc. Kết luận được đưa ra dựa trên phân tích bản chất hư hại trên vỏ máy bay, cũng như vị trí các mảnh đạn phát nổ từ loại đầu đạn này. Nghiên cứu lỗ đạn trên vỏ và vách ngăn cho thấy các yếu tố sát thương đã đi xuyên qua khung máy bay sau khi phát nổ - từ mũi máy bay đến đuôi.
Tái tạo hư hại trên mũi máy bay Boeing-777 cho thấy một vùng khung máy bay bị hư hại hoàn toàn, bao gồm các vách ngăn và trục dọc thân.
Almaz-Antey đã có cuộc điều tra chi tiết về vụ MH17
Quá trình phân tích cũng cho thấy tên lửa không thể bị bắn từ vùng Snezhnoe (do phe đòi độc lập ở miền đông kiểm soát), mà có thể từ thị trấn Zaroschenskoe (nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượngUkraine).
Tuy nhiên, kết luận cuối cùng về việc làm thế nào và vì vũ khí gì mà máy bay bị bắn hạn chỉ có thể đưa ra sau khi đã hoàn thành tất cả những đánh giá kỹ thuật cần thiết.
Một báo cáo chi tiết các phân tích thực hiện bởi các chuyên gia của Almaz-Antey đã được gửi tới Ủy ban Quốc tế điều tra nguyên nhân của thảm họa.
Tên lửa 9M38 (M1) dùng cho hệ thống BUK-M1 đã ngừng sản xuất từ năm 1999. Vào thời điểm đó, những tên lửa loại này còn sót lại đã bàn giao cho các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, Almaz-Antey được thành lập vào năm 2002. Do vậy, Almaz-Antey khẳng định công ty này không thể cung cấp loại tên lửa này cho bất cứ bên nào. Almaz-Antey cũng tuyên bố rằng lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu chống lại công ty này liên quan tới vụ rơi máy bay MH17 là không có cơ sở và nên bị loại bỏ.
Almaz-Antey là nhà sản xuất các hệ thống phòng không và các hệ thống đất đối không tầm trung BUK. Công ty có năng lực sâu rộng với những vấn đề liên quan đến thiết kế và vận hành tên lửa.
N.H
Theo Dantri
Kết luận rồi để đấy thì giám sát cũng như không! "Kết luận rồi lại để đấy, đối tượng không chịu thực hiện thì giám sát cũng như không. Do vậy, tôi đề nghị cần phải quy định cụ thể thời gian thực hiện khi có kết luận, còn nếu không thì phải có chế tài xử lý", đại biểu Đặng Thị Kim Chi (Phú Yên) nói. Chiều 9/6, Quốc hội thảo luận tại...