Quốc hội Crimea đồng ý sáp nhập vào Nga
Ngày hôm qua (6/3), Quốc hội Crimea đã bỏ phiếu nhất trí ly khai bán đảo tự trị này khỏi Ukraine và trở thành một phần lãnh thổ của Liên bang Nga.
Hãng BBC đưa tin, đa số các nghị sỹ trong Quốc hội Crimea tán thành việc lãnh thổ phía nam Ukrainesẽ sáp nhập vào Liên bang Nga. Cũng theo nguồn tin trên, hàng nghìn người gốc Nga đã tập trung phía ngoài tòa nhà Quốc hội Crimea để ăn mừng chiến thắng.
Ngay sau khi được Quốc hội thông qua, chính quyền Crimea đã yêu cầu Điện Kremlin cho phép vùng lãnh thổ này được gia nhập Liên bang Nga.
Người dân Crimea ăn mừng quyết định của Quốc hội
Trước động thái trên, nhiều thành viên trong Chính phủ mới ở Kiev đã lên tiếng phản đối và coi đây là hành động vi phạm hiến pháp. Bộ trưởng Tài chính Ukraine, ông Pavlo Sheremeta nói: “Theo điều 73 Hiến pháp Ukraine, những thay đổi trên lãnh thổ Ukraine chỉ được giải quyết sau khi đã trưng cầu dân ý trên toàn Ukraine. Việc Quốc hội Crimea tự ý tách ra khỏi Ukraine là vi hiến”.
Tuy nhiên, Phó thủ tướng Rustam Temirgaliev của Crimea đã bác bỏ lập luận trên và cho rằng chính quyền hiện tại của Ukraine mới là bất hợp pháp, bây giờ là lúc người Crimea tự quyết định tương lai cho mình. Phát biểu trên hãng thông tấn RIA, ông Temirgaliev nói: “Chúng tôi sẽ tổ chức trưng cầu dân ý sớm hơn 2 tuần (vào ngày 16/3) để người dân quyết định về số phận của bán đảo này. Chúng tôi không muốn lệ thuộc vào chính quyền hiện tại”.
Theo Khampha
Video đang HOT
Lực lượng Nga ở Crimea hùng hậu cỡ nào?
Theo thỏa thuận giữa Nga và Ukraine, Nga được phép triển khai tới 25.000 quân cùng nhiều đơn vị hải quân hùng hậu ở Crimea.
Trong những ngày qua, truyền thông phương Tây liên tục đưa tin đậm nét rằng Nga đã triển khai tới 16.000 binh sĩ trên bán đảo Crimea của Ukraine nhằm kiểm soát khu vực này. Thông tin trên đã khiến dư luận trên thế giới lo lắng trước khả năng bùng phát một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa Nga và Ukraine.
Tuy nhiên, báo chí phương Tây đã không nhắc tới một thực tế rằng Nga đã duy trì một số lượng lớn binh sĩ tại khu vực Crimea kể từ cuối những năm 1990 theo một thỏa thuận được ký kết giữa chính phủ hai nước. Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin cho biết theo thỏa thuận này, Nga được phép triển khai tới 25.000 quân tại căn cứ của Hạm đội Biển Đen trên đất Crimea thuộc Ukraine.
Sau đây là những thông tin cụ thể về bản thỏa thuận ít được tiết lộ giữa Nga và Crimea xoay quanh việc Nga thuê cảng Sevastopol ở Crimea làm căn cứ cho Hạm đội Biển Đen:
1. Hạm đội Biển Đen từng là vấn đề tranh chấp nóng bỏng giữa Nga và Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991.
Tàu chiến Nga đi vào quân cảng Sevastopol ở Crimea
2. Đến năm 1997, sau một thời gian tranh chấp, hai bên cuối cùng đi đến thống nhất và ký 3 thỏa thuận nhằm quyết định số phận của các căn cứ quân sự và tàu chiến trong Hạm đội Biển Đen ở Crimea. Các thỏa thuận này được quốc hội 2 nước thông qua vào năm 1999. Theo đó, Nga sẽ nhận được 81,7% số tàu thuyền của hạm đội này sau khi trả cho chính phủ Ukraine khoản tiền bồi thường là 526,5 triệu USD.
3. Hàng năm, Moscow cũng xóa khoản nợ 97,75 triệu USD cho Kiev để đổi lấy quyền sử dụng lãnh hải và tần số sóng vô tuyến của Ukraine cũng như các hậu quả về môi trường do hoạt động của Hạm đội Biển Đen gây ra.
4. Theo thỏa thuận ban đầu, Hạm đội Biển Đen của Nga sẽ được đóng quân ở Crimea cho đến năm 2017, tuy nhiên thỏa thuận này sau đó đã được gia hạn thêm 25 năm nữa.
5. Thỏa thuận năm 1997 cho phép hải quân Nga triển khai tới 25.000 binh sĩ, 24 hệ thống pháo có cỡ nòng nhỏ hơn 100 mm, 132 xe thiết giáp và 22 máy bay quân sự trên lãnh thổ Ukraine.
Thủy quân lục chiến Nga bảo vệ quân cảng Sevastopol
6. Theo các điều khoản của thỏa thuận này, hiện hải quân Nga đang có 5 đơn vị đóng quân ở quân cảng Sevastopol, gồm:
- Đội Tàu Nổi số 30 được thành lập từ Lữ đoàn Tàu Chống ngầm 11, trong đó có các kỳ hạm tuần dương tên lửa Moskva của Hạm đội Biển Đen, và Lữ đoàn Tàu Đổ bộ 197 có 7 tàu đổ bộ cỡ lớn.
- Đội Tàu Tên lửa số 41, gồm Sư đoàn Tàu Tấn công Nhanh 166 được trang bị tàu đệm khí Bora và Samum cùng các tàu tên lửa cỡ nhỏ và Sư đoàn Tàu Tên lửa 295.
- Sư đoàn Tàu ngầm 247 gồm 2 tàu ngầm diesel B-871 Alrosa và B-380 Svyatoy Knyaz Georgy.
- Đội Tàu Phòng thủ Cảng số 68 được thành lập từ Tiểu đoàn Tàu Chống ngầm 400 và Sư đoàn Tàu Săn Mìn 418.
- Sư đoàn Tàu Khảo sát số 422 gồm nhiều tàu khảo sát và đo đạc thủy văn.
Một tàu tên lửa thuộc Hạm đội Biển Đen neo đậu tại Sevastopol
7. Ngoài các đơn vị hải quân, Nga cũng có 2 căn cứ không quân ở Crimea, gồm sân bay ở thị trấn Kacha và Gvardeysky.
8. Lực lượng bảo vệ bờ biển Nga ở Ukraine gồm có Trung đoàn Tên lửa Chống tàu 1096 đóng ở Sevastopol và Lữ đoàn Lính thủy Đánh bộ 810 với khoảng 2000 quân.
Hiện tại, ngoài số quân đóng tại các căn cứ ở Crimea, Tổng thống Nga Putin vẫn chưa đưa ra bất cứ quyết định chính thức nào về việc triển khai quân ở Crimea, tuy nhiên ông vẫn bảo lưu quyền được can thiệp quân sự vào đây để "bảo vệ dân thường và binh sĩ Nga" cũng như thiết lập trật tự ở Crimea.
Theo Khampha
Tàu chiến Mỹ gấp rút tới Ukraine Thổ Nhĩ Kỳ đã cho phép một tàu chiến Mỹ đi qua eo biển Bosphorus trong 2 ngày tới giữa bối cảnh căng thẳng giữa Nga và phương Tây gia tăng về cuộc khủng hoảng ở Crimea. Tàu chiến Mỹ sắp tới Biển Đen Một nguồn tin ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định rằng một tàu chiến của Mỹ đã được...