Quốc hội chưa quyết định chủ trương làm sân bay Long Thành
Dù hồ sơ trình dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành của Chính phủ được UB Thường vụ QH tán thành cho trình ra Quốc hội, tại kỳ họp thứ 8 này, Quốc hội cũng mới chỉ thảo luận, cho ý kiến lần đầu, chưa quyết định duyệt chủ trương đầu tư.
Toàn cảnh cuộc họp báo tại Trung tâm báo chí đặt ở tầng hầm B1 Nhà Quốc hội mới.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh nội dung này trong cuộc họp báo công bố chương trình kỳ họp thứ 8 chiều nay, 17/10.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc tờ trình của Chính phủ về việc đầu tư làm sân bay Long Thành đưa ra quá muộn, sau cả đợt tiếp xúc cử tri trước kỳ họp nên nhiều đại biểu Quốc hội khi tiếp xúc cử tri chưa báo cáo, lắng nghe được ý kiến cử tri về việc này, Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc “trấn an”, dự án mới đang trong giai đoạn đầu chuẩn bị.
“Về dự án sân bay Long Thành thì Chính phủ có báo cáo, đề xuất trình ra Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội thấy rằng hồ sơ đã đủ điều kiện trình Quốc hội. Tại kỳ họp này Quốc hội chỉ cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ, chứ Quốc hội chưa có nghị quyết về đầu tư xây dựng sân bay Long Thành” – ông Phúc nói.
Video đang HOT
Theo chương trình dự kiến, ngày làm việc thứ 3 sau phiên khai mạc (sáng 22/10), Quốc hội bố trí thời gian nghe Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Đinh La Thăng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về chủ trương đầu tư xây dựng dự án.
Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu sau đó sẽ công bố báo cáo thẩm tra về nội dung này.
Một tuần sau đó, ngày 4/11, các đoàn ĐBQH có thời gian nửa buổi chiều để thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng sân bay. Phiên thảo luận toàn thể tại hội trường Quốc hội dự kiến diễn ra gần 10 ngày sau (13/11).
Khái quát về dự án, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, theo tờ trình của Chính phủ, việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành là cần thiết, nhằm hình thành và phát triển một cảng hàng không quốc tế trung chuyển có quy mô tầm cơ xtỏng khu vực để phục vụ Chiến lược phát triển vận tải hàng không Việt Nam; đáp ứng nhu cầu vận tải hàng không khi Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất đạt công suất thiết kế và trở nên quá tải.
Mục tiêu đầu tư của dự án nhằm xây dựng sân bày này từng bước đạt cấp 4F (theo phân cấp của ICAO); giữ vai trò là cảng hàng không quốc tế cửa ngõ lớn và quan trọng bậc nhất của Việt Nam, dự kiến trong tương lai sẽ trở thành một trong những trung tâm trung chuyển vận tải hàng không tại khu vực Đông Nam Á.
Các lợi ích, chi phí được xem xét trong phân tích hiệu quả kinh tế của dự án gồm các lợi ích được lượng hóa (lợi ích tăng thâm từ việc khai thác kinh doanh sân bay, nguồn thu từ chi tiêu của du khách quốc tế tăng thêm, nguồn thu nhập từ việc làm mới tăng thêm) và các lợi ích không thể lượng hóa (giảm ùn tắc giao thông cho khu vực cửa ngõ sân bay Tân Sơn Nhất làm giảm chi phí xã hội, góp phần thúc đẩy, phát triển ngành du lịch; thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng tích lũy công nghiệp…).
Các chi phí của dự án bao gồm chi phí đầu tư xây dựng; chi phí khai thác, bảo trì cảng hàng không tăng thêm; chi phí đi lại tăng lên liên quan đến vị trí của sân bay…
Theo tính toán sơ bộ, tổng số vốn rót vào dự án trong giai đoạn 1 (đến 2025) là khoảng 8 tỷ USD, tương đương 164.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 84.000 tỷ đồng huy động từ ngân sách.
Phiên thảo luận lần đầu về dự án này tại UB Thường vụ Quốc hội tuần trước, lo lắng lớn nhất nổi lên chính là câu hỏi “tiền đâu” cũng như khả năng đem lại hiệu quả kinh tế của “siêu dự án” này. Dự kiến Quốc hội kỳ họp này có 33 ngày làm việc (khai mạc ngày 20/10 và dự kiến bế mạc ngày 28/11). Quốc hội sẽ xem xét thông qua 18 dự thảo luật, 3 Nghị quyết, cho ý kiến về 12 dự án luật khác. Về nội dung giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng, tại kỳ họp, Quốc hội xem xét dự thỏ đề án, dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Quốc hội cũng nghe báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Đông, trong đó có việc Trung Quốc xây dựng các đạo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa. Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng cho ý kiến về việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 50 cán bộ giữa các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo Nghị quyết 35 năm 2012 của Quốc hội. Ngoài ra, các nội dung như báo cáo tình hình kinh tế xã hội, báo cáo về công tác thi hành án, phòng ngừa chống vi phạm pháp luật và tội phạm, công tác phòng chống tham nhũng năm 2014.
P.Thảo
Theo Dantri
Nhà nước có phải gánh nợ nếu sân bay Long Thành thua lỗ?
Hiệu quả kinh tế của sân bay Long Thành đến đâu, khi chỉ có 3 sân bay trên cả nước đang có lãi, là một trong những câu hỏi nóng được đặt ra tại buổi tọa đàm về "Dự án Long Thành: Cơ hội và thách thức" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức sáng nay 17.10.
Về câu hỏi Chính phủ có phải chịu trách nhiệm trả nợ vốn vay ODA nếu dự án thua lỗ, ông Phạm Quý Tiêu, Thứ trưởng Bộ GTVT không trả lời trực tiếp mà cho rằng, đây là vấn đề lớn.
Sân bay Long Thành liệu có khả năng trả nợ khi chỉ 3 sân bay trên cả nước có lãi - Ảnh: ACV
Đáng nói, theo ông Tiêu, với 21 cảng hàng không do Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) quản lý hiện nay, chỉ có 3 sân bay có lợi nhuận là Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng và Nội Bài. Tuy nhiên, ông Tiêu vẫn khẳng định, tuy khó khăn nhưng ACV vẫn hoàn toàn có khả năng trả nợ, vì hạ tầng hàng không sẽ do nhà nước quản lý và quyết định khả năng khai thác.
Cũng theo ông Tiêu, với các dự án sử dụng vốn vay ODA đã có bài học như nhà ga Tân Sơn Nhất (được cho vay ODA với lãi suất 0,95%, vay Chính phủ và chịu phí lãi suất là 1,6%). Nhà ga Nội Bài cũng được Chính phủ Nhật cho vay với lãi suất 0,2%, các phí khác là 0,4%, thời hạn cho vay là 40 năm, nhưng chỉ trả trong 30 năm.
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, dù ngân sách và nền kinh tế đang khó khăn, nhưng tìm ra một dự án có hiệu quả thì vẫn cần phải làm, phải dùng vốn ODA và trái phiếu Chính phủ, vì đến bây giờ, hạ tầng khu bay, đường băng, sân đỗ vẫn chưa có nhà đầu tư nào quan tâm đầu tư theo hình thức BOT và PPP.
Ông Tiêu cũng cho hay, về vốn vay ODA đã nhận được cam kết giữa hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản. Phía Nhật hứa sẽ dành khoảng 2 tỉ USD cho dự án Long Thành, tuy nhiên sẽ phải đàm phán thêm rất nhiều.
Theo TNO
"Sân bay Tân Sơn Nhất tắc nghẽn cả trên trời, dưới đất" Ngày 16-10 tại cuộc họp báo ở TP.HCM, đại diện lãnh đạo Cục Hàng không VN và Bộ Quốc phòng đều khẳng định sân bay này không chỉ quá tải trên mặt đất mà còn tắc nghẽn cả trên vùng trời sân bay. Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Trần Văn Vĩnh (thứ hai từ trái qua) giới thiệu vị trí dự...