Quốc hội chính thức thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động
Với 88,87% ý kiến tán thành trên tổng số 448 đại biểu tham gia biểu quyết, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động vào cuối phiên làm việc sáng nay 25/6.
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động sáng 25/6 (Ảnh: Như Văn)
Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Sau báo cáo nói trên, theo quy chế làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã đề nghị các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua hai điều của dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động là Điều 2, quy định phạm vi và Điều 89, quy định về thanh tra chuyên ngành an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, Điều 2 được các đại biểu thông qua với tỷ lệ 88%, với quy định đối tượng của Luật An toàn, vệ sinh lao động, bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Người sử dụng lao động; Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Điều 89, được các đại biểu thông qua với 85,22%, với quy định Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về lao động cấp Trung ương và cấp tỉnh.
Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra an toàn, vệ sinh lao động.Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn, vệ sinh lao động.
Video đang HOT
Tham gia biểu quyết có tổng số 448 đại biểu (chiếm tỷ lệ 90%), trong đó có 439 đại biểu tán thành (88,87%). Như vậy, đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành về dự án, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng tuyên bố Quốc hội thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động gồm có 7 chương, 93 điều. Một số điểm mới được bổ sung so với chính sách hiện hành là:
- Đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động:chính sách thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ; Nhà nước hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; thống kê, báo cáo, điều tra về TNLĐ; bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện.
- Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: bổ sung 02 chính sách mới về bảo hiểm TNLĐ, BNN là: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ-BNN khi trở lại làm việc và chính sách hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN; ghi rõ mức đóng bảo hiểm TNLĐ,BNN linh hoạt, tối đa 1%; chế độ bảo hiểm về BNN cho người mắc BNN sau khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công việc khác; bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi giao kết nhiều hợp đồng lao động bị TNLĐ; bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động khi nhận công việc về nhà làm.
- Đổi mới công tác huấn luyện ATVSLĐ, hoạt động kiểm định; hoạt động thống kê, báo cáo, điều tra về TNLĐ, BNN; đánh giá rủi ro tại nơi làm việc và tự kiểm tra về ATVSLĐ.
- Quy định cụ thể trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của Hội nông dân Việt Nam trong bảo đảm ATVSLĐ; quy định Hội đồng ATVSLĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh, doanh nghiệp và cơ chế tham vấn, đối thoại nhằm bảo đảm ATVSLĐ; phân định thẩm quyền quản lý nhà nước về ATVSLĐ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với các Bộ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ.
- Thiết lập chặt chẽ hơn hệ thống kiểm soát rủi ro ở các cấp độ: nơi làm việc, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Về cơ bản, việc thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát rủi ro ở các cấp độ khác nhau sẽ hạn chế TNLĐ, BNN, tạo môi trường làm việc, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động.
Luật An toàn, vệ sinh lao động có hiệu lực từ ngày 1/7/2016.
Hoàng Mạnh
Theo Dantri
Quốc hội nghỉ sớm 2 tiếng vì đại biểu không phát biểu
Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016 song không có đại biểu nào cho ý kiến. Vì vậy hơn 9h, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn tuyên bố kết thúc buổi họp sớm hơn 2 tiếng.
Thảo luận về Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016 sáng nay ngày 9/6, ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, trước tình hình năm 2016 diễn ra hàng loạt sự kiện lớn của đất nước, do vậy, việc dự kiến chương trình hoạt động giám sát năm 2016 của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội cũng phải được lựa chọn một cách phù hợp, đảm bảo tính khả thi của chương trình.
Vì vậy, năm 2016, Quốc hội sẽ tiến hành 3 kỳ họp, trong đó kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIII, diễn ra khoảng 10 ngày, vào cuối tháng 3/2016, tập trung vào việc tổng kết công tác cả nhiệm kỳ; thực hiện giám sát công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021. Tại kỳ họp này dự kiến không tổ chức chất vấn và giám sát chuyên đề.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết năm 2016 diễn ra 3 kỳ họp Quốc hội (Ảnh: Việt Hưng)
Nội dung cụ thể kỳ họp này Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo bổ sung của Chính phủ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2015 và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2016.
Xem xét, thảo luận báo cáo công tác cả nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước. Ngoài ra, Quốc hội cũng xem xét, thảo luận báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV, la ky hop đâu tiên cua Quôc hôi khoa mơi, diễn ra khoảng 20 ngày, vào cuối tháng 7/2016, chủ yếu tập trung làm công tác tổ chức bộ máy và nhân sự cấp cao của các cơ quan Nhà nước; xem xét báo cáo về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021. Tại kỳ họp này, dự kiến không tổ chức chất vấn và giám sát chuyên đề.
Kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa mới còn xem xét, thảo luận báo cáo về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016. Xem xét báo cáo kết quả công tác bầu cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2016-2021.
Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá XIV, diễn ra vào cuối tháng 10/2016, tập trung vào các nội dung chính là kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng và hoạt động giám sát. Tai ky hop nay, dự kiến có tiên hanh hoạt động chất vấn và giam sat 1 chuyên đê.
Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội xem xét, thảo luận báo cáo của Chính phủ về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2016-2020 và tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2016. Xem xét, thảo luận báo cáo công tác của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và các báo cáo khác của các cơ quan hữu quan theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, tại kỳ họp thứ hai quốc hội khóa XIV còn xem xét, thảo luận báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIII và kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV.
Ngay sau phần Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016, Quốc hội thảo luận về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016. Tuy nhiên, các đại biểu không cho ý kiến về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2016. Hơn 9h, Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn tuyên bố kết thúc buổi họp sớm hơn 2 tiếng.
Quang Phong
Theo dantri
Phó Chủ tịch Quốc hội: Tôn trọng luật pháp quốc tế là nền tảng của hòa bình Tại Phiên toàn thể thứ nhất của Hội đồng điều hành IPU diễn ra sáng 29/3 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh: "Tôn trọng luật pháp quốc tế là nền tảng bảo đảm hòa bình, an ninh và ổn định phục vụ phát triển bền vững". Phiên khai mạc của Hội đồng điều hành IPU diễn...