Quốc hội chỉ rõ vì sao “ách tắc” quy hoạch
Sau hơn 5 tháng lên đề cương, nghiên cứu báo cáo và làm việc với bộ ngành, địa phương, Đoàn giám sát vừa báo cáo Quốc hội về kết quả đạt được và đặc biệt là nhận diện, chỉ rõ những nút thắt, điểm nghẽn trong thực hiện Luật Quy hoạch.
Quốc hội dành cả ngày làm việc hôm nay 30/5 để giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành. Phiên làm việc được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Trình bày báo cáo, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh – Phó trưởng đoàn thường trực Đoàn giám sát cho biết, thực hiện nghị quyết của Quốc hội, Đoàn giám sát đã xây dựng đề cương yêu cầu Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và UBND, HĐND, Đoàn ĐBQH 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo phục vụ giám sát. Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Đoàn giám sát đã tổ chức làm việc với 11 Bộ và 14 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh
Báo cáo giám sát đánh giá việc xây dựng và ban hành Luật Quy hoạch là sự nỗ lực, cố gắng lớn của Quốc hội, Chính phủ trong việc thể chế hóa Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI.
Công tác lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch cơ bản đã hoàn thành. Trong tổng số 111 quy hoạch được lập theo quy định của Luật Quy hoạch có 110/111 quy hoạch đã được phê duyệt nhiệm vụ, trong đó 41/42 quy hoạch cấp quốc gia, 6/6 quy hoạch vùng, 63/63 quy hoạch tỉnh.
7/111 quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt, gồm: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, 4 quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực giao thông vận tải, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long và Quy hoạch tỉnh Bắc Giang.
Kinh phí lập quy hoạch đã được quan tâm bố trí. Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh phí lập quy hoạch trong Kế hoạch đầu tư công là 4.368 tỷ đồng, trong đó, vốn của các Bộ, ngành là 1.243,63 tỷ đồng (đã giải ngân 19,67%); của 56 địa phương là 3.124,36 tỷ đồng (đã giải ngân 36,72%).
Video đang HOT
Vướng mắc, lúng túng
Đoàn giám sát chỉ rõ những vướng mắc từ chính những bất cập trong quy định đến cách tổ chức thực hiện, mà trước hết là không ít quy định chưa phù hợp, chưa rõ ràng ngay trong Luật Quy hoạch.
Cụ thể quy hoạch cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch cấp cao hơn và một trong các căn cứ để lập quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là quy hoạch cấp cao hơn. Tuy vậy, quy hoạch tổng thể quốc gia, các quy hoạch quốc gia chưa lập, phê duyệt xong nên không có căn cứ để lập các quy hoạch cấp dưới, đồng thời khi các quy hoạch thời kỳ 2011-2020 hết hiệu lực thì không còn cơ sở để thực hiện các dự án đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội.
Hơn nữa, nội hàm của Quy hoạch tổng thể quốc gia chưa rõ ràng, nhiều nội dung quy định chưa cụ thể nên còn ý kiến khác nhau về nội dung, mức độ thể hiện của Quy hoạch tổng thể quốc gia, mức độ thể hiện chi tiết của các dự án đầu tư (điểm n khoản 2 Điều 22), mức độ chi tiết của hệ thống bản đồ (khoản 9 Điều 21) dẫn đến lúng túng, vướng mắc trong triển khai.
Rồi khái niệm “tích hợp quy hoạch” được quy định tại khoản 10 Điều 3 là khái niệm mới, chưa rõ ràng về nội hàm và chưa được quy định cụ thể trong quy trình lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh nên khó triển khai trong thực tiễn.
Bên cạnh đó nhiều quy định về quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành chưa đồng bộ, thống nhất dẫn đến khó khăn trong triển khai quy hoạch nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành. Danh mục quy hoạch cũng chưa phù hợp với phạm vi quản lý của các Bộ, ngành…
Ngoài bất cập từ Luật Quy hoạch thì hoạt động quy hoạch được điều chỉnh ở nhiều văn bản luật và có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật cũng đã được Đoàn giám sát chỉ ra cụ thể.
Tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2030 cũng bị đánh giá là rất chậm so với yêu cầu của Quốc hội và thực tiễn, đến nay còn 104/111 quy hoạch chưa hoàn thành lập, phê duyệt. Điều này dẫn đến phải tiếp tục kéo dài thời hạn và điều chỉnh Quy hoạch hiện hành thời kỳ 2011 – 2020, vì vậy đang tồn tại song song, đồng thời áp dụng hai loại quy hoạch…
Giải pháp nào?
“Đoàn giám sát cho rằng những tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Bên cạnh nguyên nhân do quy định pháp luật về quy hoạch bất cập còn do nguyên nhân tổ chức thực hiện công tác quy hoạch ở các cấp, các ngành, địa phương còn nhiều hạn chế” – báo cáo nêu rõ.
Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV
Nguyên nhân khách quan được cho là do Luật Quy hoạch có nhiều quy định mới cả về nội dung và phương pháp lập quy hoạch theo phương pháp tích hợp với sự phối hợp đa ngành; việc tổ chức lập các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia là nhiệm vụ mới, phức tạp và lần đầu tiên được triển khai đồng thời ở tất cả các cấp, các ngành.
Nguyên nhân chủ quan chính là do Chính sách, pháp luật về quy hoạch còn bất cập, hạn chế và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch còn nhiều hạn chế. Trong đó, tư duy, nhận thức theo các quy định mới về công tác quy hoạch chưa đồng đều ở các cấp, các ngành.
Từ thực tế trên, Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch và một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch.
Trong đó, giải pháp cần triển khai ngay để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030 là cho phép Chính phủ và các cơ quan liên quan được thực hiện các nội dung Luật Quy hoạch và các luật hiện hành chưa quy định hoặc đã quy định nhưng bất cập, vướng mắc thì được thực hiện khác với các Luật này để đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch cho đến khi Luật Quy hoạch được sửa đổi và có hiệu lực thi hành.
Về trung, dài hạn thì Chính phủ tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật Quy hoạch và các luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy hoạch để kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch, các luật có liên quan đến quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Bộ Xây dựng lưu ý về dự án cải tạo trụ sở Bộ Tư pháp 60 Trần Phú
Bộ Xây dựng vừa có công văn gửi Sở Xây dựng Hà Nội góp ý kiến dự án cải tạo, sửa chữa trụ sở Bộ Tư pháp 60 Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội.
Theo Bộ Xây dựng, trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp tại 60 Trần Phú thuộc khu đất ký hiệu H6 (diện tích 3,82 ha, giới hạn bởi đường Lê Hồng Phong, Hùng Vương, Trần Phú, Chu Văn An) trong Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, thành phố Hà Nội, tỷ lệ 1/2000 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013.
Dự án cải tạo, sửa chữa trụ sở đã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 934/QĐ-BTP ngày 03/6/2021.
Trụ sở Bộ Tư pháp tại 60 Trần Phú - quận Ba Đình - Hà Nội.
Về sự phù hợp quy mô, nội dung dự án đầu tư với Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình, Bộ Xây dựng cho biết, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đề xuất cải tạo, sửa chữa trụ sở không tác động thay đổi chức năng sử dụng, các chỉ tiêu quy hoạch chung toàn khu H6 được xác định trong Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình (mật độ xây dựng, số tầng, tầng cao tối đa).
Tuy nhiên theo Bộ Xây dựng lưu ý, tại điểm a khoản 2 Mục III Điều 1 Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình có định hướng chuyển đổi chủ thể quản lý, sử dụng cơ sở nhà đất (Bộ Tư pháp sẽ di chuyển đến địa điểm mới) để hình thành Khu phục vụ chung của Trung tâm chính trị Ba Đình tại lô H6.
Cũng theo Bộ Xây dựng, hiện nay quy hoạch hệ thống trụ sở bộ ngành trung ương tại Hà Nội (gồm Bộ Tư pháp) đang được hoàn thiện theo Nhiệm vụ quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng, thực hiện theo quy hoạch được duyệt. Do đó, việc thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp tại 60 Trần Phú để đáp ứng nhu cầu sử dụng hiện nay phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm nguồn lực, hiệu quả đầu tư, phù hợp quy định hiện hành.
Về thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc và bảo tồn, phát huy giá trị di sản kiến trúc đô thị, theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Kiến trúc năm 2019, việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc được đề xuất trong chủ trương đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Dự án Cải tạo, sửa chữa Trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp đã được phê duyệt chủ trương đầu tư).
Bộ Xây dựng cho biết, công trình phải thi tuyển phương án kiến trúc được quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Kiến trúc năm 2019. Pháp luật về kiến trúc không quy định tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc đối với trường hợp dự án cải tạo, sửa chữa công trình.
Ngày 4/12/2013, HĐND Hà Nội ban hành Nghị quyết số 24/2013/NQ-HĐND về danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, trong đó công trình Bộ Tư pháp tại địa điểm số 56-60 Trần Phú, quận Ba Đình thuộc danh mục các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954.
Bộ Xây dựng cũng nhấn mạnh: Việc cải tạo, sửa chữa trụ sở cơ quan Bộ Tư pháp phải tuân thủ quy định pháp luật về Thủ đô, bảo tồn di sản văn hóa, kiến trúc (công trình kiến trúc có giá trị) và pháp luật hiện hành liên quan, đảm bảo ổn định cấu trúc không gian, không xây dựng xen cấy công trình và làm biến dạng công trình kiến trúc Pháp nguyên gốc.
Thanh Hóa sắp có khu Farmstay rộng 107ha ở Quảng Xương Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa vừa đồng ý với đề nghị của Sở Xây dựng, chấp thuận chủ trương để UBND huyện Quảng Xương tổ chức lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Farmstay với quy mô 107 ha. Ảnh minh họa. Ông Mai Xuân Liêm, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa...