Quốc hội: Cháy nổ nhà cao tầng, siêu cao tầng diễn biến phức tạp
Đoàn giám sát của Quốc hội chỉ rõ việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực PCCC liên quan đến lợi ích doanh nghiệp và quan hệ kinh tế – xã hội phức tạp.
Sáng 13/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2014 – 2018.
Theo báo cáo, giai đoạn từ tháng 7/2014 đến tháng 7/2018, cả nước vẫn xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người; thiệt hại về tài sản ước tính 6.524,8 tỷ đồng và 6.462 ha rừng.
Trung bình mỗi năm xảy ra 3.287 vụ cháy, làm chết 87 người, bị thương 206 người, thiệt hại về tài sản trị giá 1.631,2 tỷ đồng và 1.615,5 ha rừng. Trung bình mỗi ngày xảy ra 9 vụ cháy, làm chết hoặc bị thương 1 người, thiệt hại về tài sản ước tính 4,4 tỷ đồng và 5,3 ha rừng.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt. (Ảnh: Quochoi.vn)
Cháy nổ nhà cao tầng, siêu cao tầng diễn biến phức tạp
Đoàn giám sát của Quốc hội chỉ rõ việc thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong PCCC còn thiếu sự phối hợp giữa các lực lượng, chưa thực sự quyết liệt, triệt để. Tại các địa phương, lãnh đạo UBND các cấp chưa thể hiện rõ nét vai trò, trách nhiệm trong công tác xử lý vi phạm quy định an toàn PCCC.
Việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực PCCC liên quan đến lợi ích doanh nghiệp và quan hệ kinh tế – xã hội phức tạp, có những trường hợp không giải quyết được dứt điểm.
Tình trạng vi phạm các quy định về PCCC trong lĩnh vực xây dựng, quy hoạch tại các đô thị lớn còn xảy ra nhiều, một số công trình được đưa vào sử dụng, nhưng chưa được thẩm duyệt, nghiệm thu về PCCC; một số công trình chủ đầu tư tự thay đổi công năng, tự ý chuyển đổi thiết kế xây dựng…
Tình hình cháy nổ vẫn diễn biến phức tạp, ở nhiều địa bàn, cơ sở trọng điểm, nhà cao tầng – siêu cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, khu dân cư tập trung, nhà ở kết hợp kinh doanh, phương tiện giao thông thuỷ, bộ…
Video đang HOT
Trong khi đó, các lực lượng chức năng chưa chú trọng việc xử lý trách nhiệm hình sự đối với hành vi vi phạm pháp luật về PCCC “có khả năng thực tế gây thiệt hại” theo quy định tại Điều 313 Bộ luật Hình sự.
Việc triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể hệ thống PCCC chỉ được thực hiện tại các thành phố lớn; các địa phương còn lại triển khai chậm hoặc không triển khai; trong số các Đề án quy hoạch đã phê duyệt, có rất ít đề án gắn quy hoạch về PCCC với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch đô thị ở địa phương nên rất khó khăn trong triển khai thực hiện.
Tại nhiều thành phố lớn, nhiều khu dân cư nằm trong ngõ, hẻm sâu, mật độ xây dựng dày; quy hoạch nhà chung cư, liền kề không đảm bảo, không thể bố trí được giao thông, nguồn nước cho công tác chữa cháy, CNCH.
Quốc hội thảo luận về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy
Viêc phân công trach nhiêm giưa cac câp, cac cơ quan, ban, nganh trong viêc quan ly hê thông câp nươc chưa chay công công chưa ro rang, cu thê, con chông cheo nên hê thông câp nươc chưa chay công công nhiều nơi bi xuông câp và không đươc sưa chưa, khăc phuc kịp thời.
Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp chỉ chú trọng đến lợi ích kinh tế, ưu tiên sản xuất, kinh doanh, ít quan tâm đầu tư cho công tác PCCC, việc đầu tư cho hệ thống PCCC tại chỗ nhiều nơi còn mang tính đối phó, chưa đáp ứng với yêu cầu PCCC tại chỗ.
Trang bị, phương tiện quan sát, phát hiện cháy và chữa cháy rừng chưa đáp ứng được yêu cầu chữa cháy, công cụ còn thô sơ, phương pháp chữa cháy thủ công trong khi phương tiện cơ giới chuyên dùng không trực tiếp chữa cháy được.
Xử lý hành vi gây cháy rừng chưa nghiêm
Bên cạnh đó, Đoàn Giám sát còn đánh giá dù công tác dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng và phát hiện sớm điểm cháy đã được triển khai đến cấp xã, huyện và chủ rừng theo phương châm “bốn tại chỗ”, tuy nhiên khi phát hiện điểm cháy, việc thông tin, huy động lực lượng chữa cháy còn chậm trễ; việc điều hành, chỉ huy phối hợp các lực lượng chữa cháy tại hiện trường còn nhiều lúng túng; việc điều tra, xác định nguyên nhân và giải pháp hạn chế nguy cơ cháy rừng còn hạn chế.
Cháy rừng ở Hà Tĩnh trong năm 2019.
Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân sống gần rừng, sử dụng lửa (vệ sinh rừng, đốt thực bì) không đúng quy định, tiềm ẩn nguy cơ cháy cao; việc xử lý đối với những hành vi gây cháy rừng còn chưa nghiêm, chưa có tác dụng răn đe, ngăn ngừa; chưa quy rõ trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân trong quản lý, bảo vệ khi xảy ra cháy rừng.
Hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn về sử dụng điện chưa cao. Ý thức trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm an toàn trong sử dụng điện sản xuất, điện sinh hoạt, dịch vụ theo quy định của pháp luật về điện lực còn hạn chế.
PHẠM THÀNH
Theo vtc.vn
Quốc hội thảo luận công tác phòng cháy, chữa cháy
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 13/11, tại Hội trường Diên Hồng, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2014 - 2018.
Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC
Theo chương trình, mở đầu phiên thảo luận, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo của Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 - 2018.
Tiếp đó, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014-2018.
Hỏa hoạn làm hàng trăm người chết, thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng
Trước đó, đầu tháng 7/2019, Đoàn giám sát của Quốc hội đã làm việc với Chính phủ về thực hiện chính sách, pháp luật về PCCC giai đoạn 2014 - 2018.
Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy giai đoạn 2014-2018 cho biết: Giai đoạn 2014-2018, tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục giữ đà tăng trưởng, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá ngày càng nhanh, số công trình xây dựng gia tăng từ 30.000 đến 50.000 công trình/năm; khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy hiểm về cháy nổ ngày càng nhiều, trung bình tăng trên 15.000 cơ sở/1 năm; cả nước có trên 14 triệu ha rừng, hơn 4 triệu ô tô, 59 triệu xe máy và trên 253.000 phương tiện giao thông thuỷ nội địa; cùng với hiện tượng thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu,... đã tác động tiêu cực đến công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ (CNCH).
Về tình hình cháy, nổ: Theo thống kê của Bộ Công an, từ 7/2014 - 5/2018, cả nước đã xảy ra 13.149 vụ cháy, làm chết 346 người, bị thương 823 người, thiệt hại về tài sản ước tính trên 6.500 tỷ đồng và 6.400 ha rừng.
Trong số 13.149 vụ cháy nêu trên thì cháy nhà dân chiếm 40% tổng số vụ cháy, nguyên nhân chủ yếu là do không bảo đảm an toàn hệ thống điện (chiếm 57%) và do sơ suất trong quá trình sử dụng lửa, xăng dầu, khí đốt (chiếm trên 29%). Số vụ cháy lớn tuy chỉ chiếm 1% tổng số vụ nhưng chiếm trên 76% tổng thiệt hại.
Nhiều nơi "khoán trắng" công tác PCCC cho Công an
Chỉ rõ nguyên nhân tình hình trên, Chính phủ cho rằng, hiện tượng "khoán trắng" cho lực lượng công an còn xảy ra ở nhiều nơi, việc đầu tư cơ sở vật chất phục vụ PCCC và CNCH chưa được quan tâm đúng mức, một số nơi lực lượng dân phòng, PCCC cơ sở, PCCC chuyên ngành chưa được phát huy tốt vai trò nòng cốt, điều kiện cơ sở hạ tầng ở nước ta còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, biến đổi khí hậu tiếp tục làm tăng nguy cơ cháy, đặc biệt là cháy rừng...
Trước tình hình đó, báo cáo của Chính phủ đề ra các giải pháp trọng tâm thời gian tới như: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đối với công tác PCCC, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương khi xây dựng các đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải chú trọng tới công tác quy hoạch hạ tầng PCCC; tăng cường tuyên truyền, đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả PCCC;...
Bên cạnh đó, tập trung xây dựng phong trào toàn dân tham gia PCCC và CNCH với phương châm "4 tại chỗ"; chỉ đạo Bộ Công an chủ trì nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong đó cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao để điều chỉnh công tác này;...
Huy động nguồn lực của xã hội xây dựng và phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, kỹ thuật về PCCC, nghiên cứu ứng dụng khoa học, kỹ thuật; triển khai đồng bộ các giải pháp, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy nổ; kiện toàn và xây dựng lực lượng PCCC chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại;...
Đồng thời, Chính phủ cũng kiến nghị Ban Bí thư chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện chỉ thị 47-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCCC để kiểm điểm trách nhiệm của các cấp ủy đảng trong việc triển khai thực hiện và đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo có hiệu quả Chỉ thị này; đề nghị Quốc hội tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật, trước mắt ban hành Pháp lệnh về CNCH; tăng cường giám sát công tác PCCC; ưu tiên bố trí nguồn vốn cho các dự án đầu tư trong lĩnh vực PCCC.
Trần Mạnh
Theo Chinhphu
Thủ tướng: "Đừng sợ dân giàu các đồng chí ạ" Sáng nay (11/11), Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Thảo luận tại tổ Hải Phòng, Đồng Tháp, Lạng Sơn, Thủ tướng Chính phủ có bài phát biểu rất đáng chú ý. Thủ tướng trao đổi với ĐBQH trong giờ giải lao (ảnh quochoi.vn). Người đứng đầu Chính phủ...