Quốc hội chất vấn : Nhiều lo lắng về trật tự, an toàn xã hội
Hôm nay 4/6, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp của Quốc hội sẽ bắt đầu tiến hành (diễn ra đến 6/6).
Với những vấn đề, thực trạng nóng bỏng của các lĩnh vực an ninh trật tự, xây dựng, giao thông và văn hóa thể thao, dự báo các buổi chất vấn sẽ hết sức sôi động.
Lo ngại về tội phạm ma túy, giết người…
Đại tướng Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an sẽ là vị tư lệnh ngành đầu tiên đăng đàn. Trao đổi với phóng viên trước phiên chất vấn, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thái Bình Bùi Văn Xuyền nhìn nhận: “Điều quan tâm của các ĐBQH và cử tri hiện nay là tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp, nhất là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến tội giết người. Thời gian gần đây có rất nhiều vụ án với nhiều người bị sát hại, giết người dã man, giết người thân…”.
Theo ĐB Xuyền, vấn đề thứ hai cũng rất nóng trong lĩnh vực an ninh trật tự đó là tội phạm liên quan đến ma túy. Các vụ án ma túy được phát hiện ngày càng nhiều, số lượng ma túy tăng lên qua từng vụ được phát hiện (hàng tấn). Điều này đã gây hoang mang, lo lắng trong đời sống xã hội.
Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh và Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy – Bộ Công an bắt quả tang vụ vận chuyển 294kg ma túy đá, cuối tháng 2/2019. (ảnh: ANH ĐỨC)
“Tội phạm liên quan đến tham nhũng, lãng phí thời gian qua đã được phát hiện và xử lý nhiều nhưng vẫn còn những diễn biến phức tạp. Cùng với đó, dư luận và cử tri quan tâm đến xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông của ngành công an; xử lý người sử dụng rượu, bia, chất kích thích (có ma túy đá) điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Đó là những vấn đề “nóng” trong đời sống xã hội, cử tri và nhân dân mong muốn ngành chức năng có giải pháp hữu hiệu để giải quyết” – ĐB Bùi Văn Xuyền cho biết.
Ông Mai Sỹ Diến – Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho hay, qua tiếp xúc cử tri và nhìn nhận của cá nhân, ông thấy vấn đề liên quan đến tội phạm túy là điểm “nóng” nhất hiện nay trong lĩnh vực an ninh trật tự. Chưa bao giờ, chỉ trong một thời gian ngắn mà có nhiều đường dây ma túy cực lớn bị phát hiện, điều đáng lo ngại là vụ sau có số lượng ma túy lớn hơn vụ trước. Từ những vụ việc được phát hiện đó đã khiến dư luận xã hội không khỏi lo lắng và đặt trách nhiệm ngăn chặn, xử lý hết sức nặng nề với ngành công an.
Video đang HOT
ĐBQH Trương Minh Hoàng (Cà Mau) – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội bày tỏ lo lắng về việc thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến người điều khiển phương tiện đã sử dụng rượu, bia, chất ma túy. “Cử tri và nhân dân rất lo lắng, họ mong muốn các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng công an, ngành giao thông xử lý những vi phạm trên một cách “mạnh tay” hơn để ngăn ngừa mối hiểm họa này” – ông Hoàng nói.
Chờ câu trả lời về các dự án giao thông lớn
Chỉ 3 ý kiến đề nghị chất vấn Bộ trưởng Công Thương
Trả lời câu hỏi của báo chí tại sao ngành công thương có những vấn đề nóng như giá điện, giá xăng dầu… gây bức xúc dư luận, lại không được lựa chọn để chất vấn tại Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Phiếu thiết kế xin ý kiến đại biểu Quốc hội chỉ có 3 ý kiến đề nghị chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương. “Có 471 phiếu mà chỉ có 3 phiếu đề nghị, như vậy là quá ít” – ông Phúc nói.
ĐBQH Nguyễn Minh Đức (TP.HCM) cho hay, việc Quốc hội lựa chọn Bộ trưởng GTVT và Bộ trưởng Xây dựng trả lời chất vấn tại kỳ họp này là rất phù hợp, cần thiết. Bởi, hiện nay giao thông ở Việt Nam đang là vấn đề nhức nhối, đặc biệt là tình trạng ùn tắc giao thông ở các đô thị lớn. Bên cạnh đó, việc xây dựng, quy hoạch các dự án không theo quy chuẩn đồng bộ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, cảnh quan của Thủ đô và các thành phố lớn.
Ngoài nhóm vấn đề về kết cấu hạ tầng giao thông, nhất là các công trình giao thông trọng điểm, đội vốn lớn, chậm tiến độ, chất lượng kém…, lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông đang nổi cộm lên hàng loạt vấn đề có thể sẽ là nội dung trong phần chất vấn Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. Trong đó, cần phải kể đến hàng loạt các dự án như Dự án xây dựng cảng hàng không Quốc tế Long Thành – Đồng Nai, một trong những dự án trọng điểm quốc gia, đang bị chậm so với tiến độ chung khiến dư luận bức. Cùng với đó là dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng hàng không Tân Sơn Nhất đã gây ra nhiều tranh cãi trong thời gian vừa qua. Đây là dự án đã được Thủ tướng Chính phủ cùng với các bộ ngành, địa phương đã thống nhất phương án điều chỉnh quy hoạch mở rộng nhưng Bộ GTVT vẫn chậm trễ thực hiện.
Ngoài ra, dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 cũng là một vấn đề đang được cử tri cả nước và nhiều ĐBQH quan tâm. Theo kế hoạch, Bộ GTVT sẽ đầu tư 11 dự án với tổng chiều dài 654km, đi qua 13 tỉnh, thành, trong đó 3 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước, 8 dự án theo hình thức đối tác công – tư, hợp đồng BOT.
Theo Danviet
'Theo dõi sau chất vấn, các Bộ trưởng có thực hiện lời hứa không, làm đến đâu, làm như thế nào'
Quốc hội nên dùng các hình thức đối thoại và phải theo dõi sau chất vấn, các Bộ trưởng có thực hiện lời hứa không, làm đến đâu và làm như thế nào.
Ngày mai, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIV bước vào phiên chất vất đầu tiên. Tiếp tục theo phương thức "hỏi nhanh, đáp gọn", Quốc hội sẽ có 3 ngày thảo luận các vấn đề nóng hiện nay của xã hội.
Trả lời bên hành lang Quốc hội, ông Nguyễn Bá Sơn - Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng nhận xét kỳ họp này chuyển trọng tâm nội dung chất vấn, nếu có nội dung mới thì các đại biểu gửi câu hỏi bằng văn bản tới người được chất vấn.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ sẽ tiếp tục trả lời chất vấn trong kỳ họp thứ 6.
"Quốc hội dành thời gian trực tiếp ở hội trường để đại biểu tập trung chất vấn các thành viên Chính phủ, trưởng ngành trả lời những vấn đề đại biểu đặt ra mà người được chất vấn đã hứa từ những kỳ họp trước.
Anh hứa trước Quốc hội nhưng anh có làm không, làm đến đâu, kết quả thế nào và kết quả đến đó đã đạt chưa. Đại biểu Quốc hội sẽ tiếp tục truy vấn phải như thế nào cho tốt hơn.
Có thể nói đây là bước rất quan trọng trong hoạt động giám sát trực tiếp của Quốc hội tại nghị trường. Điều đó thể hiện điều Quốc hội đeo đuổi, giám sát tới cùng chứ không phải chỉ nêu lên vấn đề - trả lời - rồi để đó.
Các đại biểu rà soát các nội dung chất vấn và trả lời trước đây. Có nghĩa rằng công việc đặt ra cần phải được rà soát, xem xét về quyết tâm, hiệu quả mà chúng ta đã làm. Đó là việc rất tốt!
Ông Nguyễn Bá Sơn cũng cho rằng thời gian đặt câu hỏi ngắn lại thì buộc người chất vấn phải lựa chọn kỹ vấn đề, là thực tiễn đặt ra cấp bách và phải nhận diện chính xác, có thông tin đầy đủ.
"Đó là vấn đề mà cử tri, dư luận đang quan tâm vì anh đang chất vấn trực tiếp trước Hội trường và trước giám sát của cử tri. Câu hỏi ít hơn, thời gian ngắn lại nhưng vấn đề đặt ra trọng tâm, trọng điểm hơn. Vấn đề đưa ra cụ thể cũng yêu cầu Bộ trưởng nhận diện vấn đề nhanh chóng để trả lời, qua đó thể hiện vị đó nắm vấn đề thuộc phạm vi lĩnh vực của mình có chắc hay không.
Cá nhân tôi thấy không khí tranh luận mạnh hơn vì vấn đề đặt ra cụ thể chứ không chung chung".
Đại biểu Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội, nêu quan điểm, chất vấn phải là hình thức đối thoại để tìm ra vấn đề tồn tại, yếu kém và cách khắc phục. Quốc hội nên dùng các hình thức đối thoại và phải theo dõi sau chất vấn, các Bộ trưởng có thực hiện lời hứa không, làm đến đâu và làm như thế nào.
"Chất vấn tại Quốc hội cần đi tới tận cùng vấn đề. Tất nhiên, không phải vấn đề nào cũng đưa ra chất vấn mà đại biểu thấy vấn đề nào bức bách thì đặt ra. Người trả lời ngoài việc giải đáp còn phải xử lý hoặc đưa ra hướng xử lý vấn đề đại biểu chất vấn, nếu không chẳng giải quyết được vấn đề gì".
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.Theo kế hoạch, ngày mai (30/10), sau khi khai mạc phiên chất vấn, đại diện Chính phủ sẽ trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao Lê Minh Trí trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tổng hợp ý kiến thẩm tra của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.
Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV.
Do chương trình hoạt động đối ngoại, Thủ tướng sẽ không trực tiếp trả lời chất vấn.
NHẠC DƯƠNG
Theo VTC
Thêm một cuộc "sát hạch" các Bộ trưởng Lần này, hoạt động chất vấn tiếp tục có sự đổi mới và đổi mới này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi các ĐBQH sẽ không chất vấn theo các chuyên đề sắp đặt từ trước. Bộ trưởng Tải nguyên & Môi trường Trần Hồng Hà Thông thường, chúng ta đưa ra 4-6 nhóm vấn đề để chọn các Bộ trưởng ngồi...