Quốc hội cần đại biểu biết phản biện để “đấu” với cán bộ tròn trịa
“Khá nhiều cán bộ công chức dễ chấp nhận sự tròn trịa. Vì vậy đại biểu Quốc hội rất cần tư duy phản biện, không phải để bới bèo ra bọ mà là phản biện dân chủ để cùng tốt hơn” – đại biểu Huỳnh Nghĩa nói về luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi.
Trong phiên thảo luận về dự luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi tại hội trường ngày 16/6, đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) nhận xét, dự thảo luật vẫn chưa đổi mới mạnh mẽ.
Về cơ cấu tổ chức, ông Lịch tán thành quan điểm xây dựng quy định sao để đại biểu Quốc hội là trung tâm của Quốc hội. Tuy nhiên, chương đại biểu Quốc hội đưa ra, theo đại biểu lại không có gì mới, hoạt động vẫn chỉ theo cơ chế mặt trận với 2 bộ phận đại biểu chuyên trách và đại biểu kiêm nhiệm. Vấn đề đặt ra, theo ông Lịch, phải làm sao để số đại biểu chuyên trách phải thành những người chuyên nghiệp. Làm được việc đó mới tính tiếp hướng có nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách hay không.
Ông Lịch chỉ rõ bất cập, cùng là đại biểu chuyên trách trong một ủy ban mà có 3 loại: Chủ nhiệm – Phó Chủ nhiệm UB, ủy viên thường trực và ủy viên không thường trực với mức đẳng cấp khác nhau dù được dân bầu ra giống nhau.
“Phải chấm dứt tình trạng hành chính hóa vì guồng máy hiện đã quá nhiều chức vụ, sẽ đẻ ra một loạt chức vụ hành chính khi tăng chuyên trách. Với cơ chế chuyên trách như hiện nay, càng tăng theo cách làm này chỉ càng tốn ngân sách, không có lợi cho dân” – ông Lịch cảnh báo.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa: “Nhiều cán bộ, công chức hiện nay dễ chấp nhận, tròn trịa” (ảnh: Việt Hưng).
Cũng đi theo hướng phân tích này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) góp lời, việc thêm đại biểu chuyên trách hay nâng tầm Ban Dân nguyện lên thành một ủy ban của Quốc hội phải xuất phát từ tầm quan trọng, chức năng và nhiệm vụ của các đơn vị này chứ không nên làm theo hướng hành chính.
Hiện tại việc tham gia các UB của mỗi đại biểu cũng căn cứ theo nguyện vọng và đăng ký. Tiêu chuẩn cần có chỉ là có phẩm chất đạo đức và có điều kiện để tham gia được các hoạt động của các UB. Thực tế cho thấy, một số đại biểu là thành viên của các UB hầu như không đóng góp được nhiều cho UB đó vì trình độ, năng lực chuyên môn cũng có, không có thời gian cũng có. Việc tham gia theo đó chỉ là hình thức.
Đa số các UB của Quốc hội đòi hỏi thành viên của UB phải có trình độ chuyên môn sâu về lĩnh vực nhưng không phải đại biểu nào cũng đáp ứng được. Vì vậy, ông Cương cho rằng số lượng thành viên của các UB không cần nhiều như hiện nay, vấn đề quan trọng nhất là chất lượng tốt thì hoạt động của các cơ quan này mới hiệu quả và chống được lãng phí.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) kiến nghị nâng thêm tiêu chuẩn đối với đại biểu Quốc hội để tăng chất lượng hoạt động của cơ quan quyền lực cao nhất – đó là yêu cầu về tư duy phản biện.
Video đang HOT
“Hiện nay khá nhiều cán bộ công chức dễ chấp nhận sự tròn trịa. Phản biện không phải là bới bèo ra bọ mà phản biện là dân chủ, tiêu chuẩn rất cần của đại biểu cơ quan dân cử” – ông Nghĩa phát biểu.
Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng cũng cho rằng cần nâng tỷ lệ đại biểu chuyên trách lên 50% và giảm tối đa cán bộ chủ chốt của các cơ quan Đảng, chính quyền tham gia Quốc hội để tránh ghế trống ở nhiều phiên họp.
Lãnh đạo tỉnh cũng nên phải trả lời chất vấn như Bộ trưởng
Đại biểu Trần Du Lịch: “Kiểm soát được ngân sách, Quốc hội mới thực sự thực hiện quyền của mình” (ảnh: Việt Hưng).
Chuyển sang câu hỏi làm sao nâng cao vai trò của Quốc hội, đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, vấn đề tiên quyết là Quốc hội phải chủ động trong vấn đề xây dựng chương trình pháp luật và thực sự là cơ quan quyết định ngân sách. Nếu không chủ động đối với 2 phần việc này, theo ông Lịch, bao nhiêu loại quyền trao cho Quốc hội cũng vô nghĩa.
Từ lập luận đó, ông Lịch đề nghị thay đổi trước hết ở UB Tài chính Ngân sách của Quốc hội, cần chuyển UB này thành UB Ngân sách, được đầu tư tối đa, thậm chí biến chế gấp 3 lần hiện nay, lấy nhiều chuyên viên giỏi để làm. Luật quy định cần sửa lại, UB Ngân sách tham gia quá trình lập dự toán ngân sách, chịu trách nhiệm trực tiếp về việc này trước Quốc hội chứ không để thụ động như hiện nay.
“Nếu Quốc hội kiểm soát được ngân sách thì tôi tin rằng Quốc hội mới thực sự thực hiện quyền của mình. Quy trình dự toán lập ngân sách mới quan trọng còn làm xong rồi, dùng rồi mà đi quyết toán là không còn quan trọng nữa” – ông Lịch quả quyết.
Đồng tình với phân tích này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương “phê”, việc quyết định ngân sách hiện nay là hoạt động hình thức nhất. Vấn đề đặt ra, theo ông Cương, là tăng cường năng lực cho UB Tài chính và Ngân sách để có đủ sức tham mưu cho Quốc hội quyết định ngân sách một cách thực chất.
Ngoài ra, để tăng vị thế thế của Quốc hội, ông cương đề nghị quy định lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải chịu sự điều trần của Quốc hội, phải trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội như các Bộ trưởng. Đại biểu nhấn mạnh, thực tế, rất nhiều quyết định của Quốc hội như các chương trình dự án, chỉ dành cho một hoặc cho một số địa phương. Đối tượng thực hiện là địa phương chứ không phải các Bộ cho nên thật vô lý khi các tỉnh thành là người trực tiếp thực hiện mà chỉ các Bộ trưởng lo trả lời chất vấn trước Quốc hội.
P.Thảo
Theo dantri
Quốc hội quyết ngân sách kiểu... chuyện đã rồi (!?)
Bàn về "quyền lực nhà nước ở địa phương", đại biểu Trần Du Lịch cho rằng, quan điểm này sẽ duy trì nhiều HĐND hoạt động rất hình thức. Ông cảnh báo, ngay cả Quốc hội hiện tại, trong việc quyết định ngân sách cũng đành gật đầu cho những... chuyện đã rồi.
Từ ngày 25/9, UB Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để thảo luận về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) chuẩn bị cho kỳ họp thứ 6 (bắt đầu từ cuối tháng 10/2013). Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh yêu cầu tạo ra sự đồng thuận cao nhất tại kỳ họp thứ 6 về việc sửa đổi Hiến pháp 1992, Luật Đất đai để có thể thông qua hai văn bản pháp lý đặc biệt quan trọng này đúng kỳ hạn .
Đối với dự thảo Hiến pháp sửa đổi, Chủ tịch Quốc hội gợi ý 7 vấn đề lớn cần tập trung thảo luận như quy định về vai trò, vị trí, sự lãnh đạo của Đảng (Điều 4); thể chế chính trị; chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước; nội dung đất đai; về xây dựng bộ máy nhà nước, sự cần thiết, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hướng tổ chức của Hội đồng Hiến pháp.
Về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, đây là tài nguyên có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và thậm chí cả quốc phòng, an ninh. Đến nay, các vấn đề về thu hồi đất đai, đền bù đất đai, đền bù, hỗ trợ sau khi thu hồi, hỗ trợ tái định cư, giá đất... vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau cần tiếp tục thảo luận để thống nhất.
Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách để bàn về dự thảo Hiến pháp, dự thảo luật Đất đai sửa đổi sẽ kéo dài 2 ngày.
Hà Nội, TPHCM có "thành phố trong thành phố"?
Đề cập câu chuyện đang nổi lên liên quan đến việc tổ chức chính quyền địa phương, xây dựng mô hình chính quyền đô thị... các đại biểu đề cập nhiều đến quy định tại Điều 113 của dự thảo về "quyền lực nhà nước ở địa phương".
Không tán thành quan điểm này, đại biểu Trần Du Lịch (TPHCM) cho rằng, tiếp tục quan điểm này thì "sẽ còn duy trì nhiều HĐND hoạt động một cách rất hình thức, xuân thu nhị kỳ họp để quyết định những việc mà... người khác đã quyết rồi". Ông Lịch thậm chí cảnh báo, ngay cả Quốc hội hiện tại, như trong việc quyết định ngân sách cũng trong tình trạng đành bấm nút, gật đầu cho những chuyện đã rồi.
Tán thành hướng phân tích của ông Lịch, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) cho biết, qua giám sát tại địa phương có thể thấy việc thực hiện quyền lực của HĐND ở cấp tỉnh rất tốt, cấp huyện chỗ được chỗ không, nhưng cấp xã thì rất yếu, HĐND mang tính hình thức.
Băn khoăn với tất cả các hướng đề xuất đưa ra về mô hình chính quyền địa phương, đại biểu Phạm Đức Châu (Quảng Trị) chỉ rõ mọi lập luận đều chưa thông vì chưa có kết quả tổng kết việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Vậy nên, duy trì cách tổ chức 3 cấp chính quyền như hiện nay thì được cho là cồng kềnh, không hiệu quả, hình thức nhưng mô hình đề xuất phân biệt chính quyền đô thị, chính quyền nông thông, tổ chức "thành phố trong thành phố" cũng rất khó hiểu.
"Lý lẽ thế nào, khi mà cách đây không lâu chúng ta chuyển TP Hà Đông thành quận, TP Sơn Tây thành thị xã thuộc Hà Nội, rồi bây giờ lại đưa ra mô hình "thành phố trong thành phố?" - ông Châu đặt câu hỏi.
Giải đáp thắc mắc của ông Châu, đại biểu Huỳnh Thành Lập (TPHCM) đi từ thực tế tại thành phố của mình. Với một đô thị phát triển lan tỏa như TPHCM, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được dùng chung, một con đường đi qua nhiều phường, nhiều quận, nhà cạnh nhà phố cạnh phố. Nay thay vì tổ chức 3 bộ máy chính quyền địa phương ở quận Thủ Đức, quận 9, quận 12 thì nhập lại thành thành phố Thủ Đức trực thuộc TPHCM (thực chất trước đây đã là huyện Thủ Đức cũ) là phù hợp và thuận tiện trên nhiều phương diện, cả cho công tác quản lý, cả cho người dân.
Như vậy, việc bổ sung đơn vị hành chính "thành phố trực thuộc TƯ" với 2 cấp chính quyền (HĐND, UBND được tổ chức ở cấp tỉnh/thành phố trực thuộc, cấp "thành phố trong thành phố", bỏ cấp quận, phường) là hợp lý. Ở địa bàn nông thôn, chính quyền địa phương vẫn duy trì 3 cấp tỉnh - huyện - xã.
Hội đồng Hiến pháp không cao hơn Quốc hội nhưng lại được "hủy" luật?
Về vấn đề thành lập cơ quan bảo hiến, đa số ý kiến phát biểu đều tán thành quy định trong dự thảo về chế định Hội đồng Hiến pháp, song yêu cầu làm rõ về vị thế, thẩm quyền của cơ quan này.
Đại biểu Đỗ Văn Đương (Ủy viên thường trực UB Tư pháp) phân vân: "Cơ quan này không thể có vị thế cao hơn Quốc hội. Vậy việc kiểm soát các luật, nghị quyết của Quốc hội cũng như các văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước, Thủ tướng ban hành có vướng gì không?".
Ông Đương gợi ý cách tổ chức cơ quan này ở nhiều nước là trao quyền "tiền kiểm", tức kiểm soát từ trước khi thông qua đối với các văn bản loại văn bản này.
Còn đối với loại văn bản dưới luật do các bộ ngành, địa phương ban hành, vì số lượng rất lớn và tình trạng vi phạm pháp luật cũng nhiều, đại biểu cho rằng vẫn nên áp dụng cơ chế "hậu kiểm". Khi đó, Hội đồng Hiến pháp cần được trao quyền tạm đình chỉ, sau 3 tháng không sửa đổi thì văn bản tự động hết hiệu lực thi hành.
Bỏ một "phiếu thuận" cho đề xuất của ông Đương, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) góp ý thêm là nên quy định trong Hiến pháp vấn đề Hội đồng Hiến pháp là cơ quan chuyên trách của Quốc hội và quy định về vai trò, chức năng và tổ chức bộ máy trong luật.
Đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) đề nghị bổ sung chức năng của Hội đồng Bầu cử quốc gia cho Hội đồng Hiến pháp và cho rằng không cần phải có thêm thiết chế "Hội đồng Bầu cử quốc gia" vốn không hoạt động thường xuyên.
P.Thảo
Theo Dantri
Sửa Luật Tổ chức QH: "Đại biểu sợ cử tri chứ không phải sợ cấp trên" Theo đại biểu Trần Du Lịch, đổi mới hoạt động của Quốc hội phải tăng tính chủ động từ các đại biểu Quốc hội. Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội về việc sửa đổi Luật Tổ chức Quốc hội, đại biểu Trần Du Lịch, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh, Ủy...