Quốc hội cần có Nghị quyết khẩn cấp phòng, chống dịch COVID-19
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ĐBQH Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) đề xuất, Quốc hội cần ban hành Nghị quyết khẩn cấp về phòng, chống dịch COVID-19.
Chiều 21/7, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ nhất – Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.
Cho ý kiến tại hội trường, ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho rằng, Quốc hội hoặc UBTVQH cần có Nghị quyết khẩn cấp về phòng, chống đại dịch COVID-19 trong bối cảnh hiện nay. Lý giải về điều này, vị đại biểu làm trong ngành Y cho rằng, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, khó lường, mức độ gây hại lớn, tác nhân gây bệnh liên tục biến đổi.
Đặc biệt, trong vòng 2 tháng gần đây, số ca bệnh tại Việt Nam đã lên đến trên 50.000 ca mắc, và sẽ mất thời gian lâu để chấm dứt tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Chính vì vậy, ĐBQH Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh: “Quốc hội – cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước chưa có bất cứ văn bản chính thức, độc lập nào về phòng chống dịch COVID-19″.
ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho rằng, hơn lúc nào hết nhân dân cần Nghị quyết của Quốc hội để đồng lòng, quyết tâm hơn trong việc chống dịch. Các địa phương cần Nghị quyết để đồng lòng, đoàn kết, tự tin, vững vàng chống dịch hiệu quả.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí – Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội.
“Tôi tin rằng đây sẽ là quyết định mang tính lịch sử, thể hiện quyết tâm chính trị của Quốc hội trong công cuộc chống dịch tại Việt Nam”, vị đại biểu trong ngành Y nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tại các Kỳ họp Quốc hội trước của khóa XIV, ĐBQH Nguyễn Anh Trí đã nhiều lần lên tiếng về việc Quốc hội chưa đưa Luật Khám bệnh chữa bệnh (sửa đổi) vào chương trình.
Nêu lên lý do vì sao cần thiết phải sớm thay đổi Luật Khám bệnh, chữa bệnh, ĐBQH Nguyễn Anh Trí cho rằng: “Luật khám bệnh chữa bệnh thay đổi rất nhiều, bây giờ không thể nhìn, sờ ngay được. Hiện các ca mổ xẻ đã được thực hiện bằng máy móc, bác sĩ kê đơn từ xa không cần ngồi cạnh bệnh nhân, cuộc cách mạng đã đẩy mạnh đời sống nhân loại, chuyển đổi số đã trên nhiều lĩnh vực nhất là lĩnh vực y tế”, đại biểu đoàn Hà Nội nhấn mạnh.
Là một vị ĐBQH cũng từng ý kiến rất nhiều lần việc cấp thiết phải sửa đổi Luật khám bệnh, chữa bệnh, Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội Nguyễn Lân Hiếu cho biết, Bệnh viện mình đang phụ trách đã triển khai hình thức khám, chữa bệnh từ xa hơn một năm nhưng đang gặp khó khăn do vấn đề này chưa được quy định trong luật.
Đại biểu Nguyễn Lân Hiếu – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định phát biểu tại phiên thảo luận.
Giám đốc Bệnh viện Đại học Y lấy ví dụ cụ thể: “Bộ Y tế đã cố gắng ban hành thông tư hướng dẫn, tuy nhiên do không có trong luật nên gặp rất nhiều khó khăn để thực hiện, áp dụng trên diện rộng. Đơn cử như việc cho phép khám chữa bệnh từ xa, kê đơn thuốc, bác sỹ được chịu trách nhiệm về đơn thuốc này cũng như quyền lợi của bệnh nhân khi khám chữa bệnh từ xa”.
Đại biểu đề nghị Quốc hội giám sát các gói hỗ trợ năm 2020 và 2021
Phát biểu tại hội trường, ĐBQH Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP. HCM) đề nghị Quốc hội cần tiến hành giám sát về gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ trong năm 2020 và gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng trong năm 2021.
An sinh xã hội là vấn đề quan trọng
Cuối phiên làm việc buối sáng ngày 21/7 của Kỳ họp thứ nhất - Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.
ĐBQH Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH TP. HCM) ghi nhận công tác chuẩn bị cho Kỳ họp, các ĐBQH đều đã được tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 đầy đủ, Văn phòng Quốc hội đã bố trí 1 cung đường, 2 điểm đến, chỉ từ chỗ ở đến chỗ họp và ngược lại, giúp các ĐBQH yên tâm.
ĐBQH Trần Hoàng Ngân cảm ơn Quốc hội đã đồng ý việc gỡ bỏ khu cách ly tại 19 đoàn BĐQH của các tỉnh miền Nam với hơn 180 ĐBQH.
Đối với góp ý về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020, ĐBQH Trần Hoàng Ngân cho rằng, dịch bệnh diễn biến phức tạp gây khó khăn cho các đoàn giám sát, chính vì vậy phải có kịch bản cho việc đi lại, giám sát, bố trí nhân sự đối với các đoàn giám sát. Theo đó, danh sách đoàn giám sát phải mở để khi có dịch thì phân công cho đồng chí ở địa phương đó đại diện cho đoàn thực hiện việc giám sát.
Theo ĐBQH Trần Hoàng Ngân, đối với khâu tiền giám sát, cần phải có số lượng báo cáo đầy đủ cho các thành viên của đoàn giám sát để từ đó có sự tư vấn từ các chuyên gia về lĩnh vực được giám sát, giúp cho đoàn có cơ sở khoa học để tiến hành giám sát. Về hậu giám sát, ĐBQH Trần Hoàng Ngân nêu thực trạng vừa qua báo cáo việc này rất ít, có nhiều đoàn giám sát không biết địa phương, đơn vị đã thực hiện những vấn đề được chỉ ra trong quá trình giám sát như thế nào.
Ngoài ra, vị ĐBQH đoàn TPHCM cũng kiến nghị Quốc hội cần sớm xây dựng quy trình cho ĐBQH, tổ ĐBQH thực hiện việc tự giám sát. Cuối cùng ĐBQH Trần Hoàng Ngân, dịch bệnh COVID-19 kéo dài từ năm 2020-2021 hết sức khốc liệt, nguy cơ có thể tái đi tái lại đến 2022, bên cạnh với công tác tiêm chủng vắc xin thì vấn đề an sinh xã hội cũng rất quan trọng. Vì vậy, Quốc hội cần tiến hành giám sát về gói hỗ trợ 62 nghìn tỷ trong năm 2020 và gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng trong năm 2021.
Nhiều nội dung giám sát thì phải "liệu cơm, gắp mắm"
Cũng nêu ý kiến tại hội trường, ĐBQH Vũ Trọng Kim (Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương) cho rằng vấn đề giám sát, nhất là giám sát tối cao của Quốc hội là rất cần thiết: "Chúng ta có rất nhiều nội dung giám sát tuân theo pháp luật, giám sát để thực hiện những quyết định của Quốc hội. Theo đề nghị của các đại biểu, của các đoàn, có nhiều nội dung, đối tượng, lĩnh vực cần giám sát. Tôi nghĩ rằng, trong nhiều nội dung như vậy thì phải "liệu cơm, gắp mắm". Tôi thán thành với tinh thần tờ trình của UBTVQH, trên cơ sở đó sẽ lựa chọn danh sách chuyên đề cụ thể".
Cũng theo đại biểu Vũ Trọng Kim, khi đưa chương trình cụ thể từng chuyên đề, chúng ta thường có kế hoạch chặt chẽ, có thời gian, có nội dung, có yêu cầu và khi thực hiện báo cáo giám sát nêu rất cụ thể về những kết quả đạt được, những ưu điểm, tồn tại kể cả những vấn đề kiến nghị.
Kỳ họp thứ nhất - Quốc hội khóa XV.
Theo đại biểu, trong những kiến nghị đó, các địa phương, các đối tượng được giám sát có những kết quả gì, đã thực hiện ra làm sao chứ không phải như "lưỡi dao chặt xuống nước" sau khi "lưỡi dao rút lên rồi thì nước lại như cũ". Cho nên, chúng ta có chương trình giám sát công phu nhưng sau đó đạt kết quả như thế nào để thực hiện những kiến nghị cần hết sức lưu ý. Kể cả những kiến nghị của các đoàn giám sát với các ngành và Chính phủ. Các cơ quan, đơn vị này cần báo cáo kết quả đã thực hiện hay trả lời những kiến nghị đó cụ thể.
Cũng phát biểu tại hội trường, ĐBQH Lê Thanh Vân (đoàn ĐBQH tỉnh Cà Mau) đề nghị Quốc hội cân nhắc thay 2 chuyên đề giám sát về hành chính và giám sát về thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Theo đại biểu, có 2 chuyên đề hiện nhân dân rất bức xúc, đó là việc thực hiện chính sách pháp luật trong việc bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ và Chuyên đề thứ hai là việc thực hiện chính sách pháp luật trong quản lý sử dụng tài sản công ở các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Tài sản công trong các đơn vị này được chuyển hóa từ công sang tư bằng nhiều thủ đoạn như đấu giá trá hình, chuyển đổi mục đích sử dụng. Thời gian qua cho thấy vi phạm rất nhiều nhưng thời gian qua lại ít kiểm tra, ít giám sát.
Trước bài phát biểu thảo luận về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022, ĐBQH Trần Hoàng Ngân (Đoàn ĐBQH - TP. HCM) cảm ơn Quốc hội đã đồng ý gỡ bỏ khu cách ly tại 19 đoàn BĐQH của các tỉnh miền Nam với hơn 180 ĐBQH do đã thực hiện loạt biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho Kỳ họp thứ nhất - Quốc hội khóa XV.
Ngày làm việc thứ 2: Quốc hội tiếp tục bầu các chức danh quan trọng Hôm nay (21/7) Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV sẽ tiếp tục bầu các chức danh quan trọng, trong đó có: Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Tổng Kiểm toán Nhà nước. Quốc hội bầu Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy...