Quốc hội bỏ phiếu cao thông qua 2 luật quan trọng về nông nghiệp
Chiều qua, Quốc hội đã thông qua Luật Chăn nuôi với tỷ lệ 93,61% ĐBQH biểu quyết tán thành. Luật này gồm 8 chương, 83 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020.
Quốc hội biểu quyết thông qua toàn văn Luật Chăn nuôi. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Không “siết” điều kiện chăn nuôi nông hộ
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật, ông Phan Xuân Dũng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, cho hay có ý kiến ĐBQH đề nghị nghiên cứu quy định điều kiện chăn nuôi nông hộ cho chặt chẽ hơn vì đây là hình thức chăn nuôi chủ yếu ở nước ta hiện nay. Hình thức này có tác động lớn đến môi trường, an toàn thực phẩm và sức khỏe con người.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) nhận thấy, trong bối cảnh phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và yêu cầu hội nhập quốc tế, thời gian qua số lượng hộ chăn nuôi đã giảm mạnh và có xu hướng giảm nữa. Hơn nữa, chăn nuôi nông hộ chủ yếu ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, do đó, để bảo đảm sinh kế của người dân, dự thảo Luật quy định chăn nuôi nông hộ tại Điều 56 và yêu cầu về xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ tại Điều 60 là phù hợp” – ông Dũng nói.
Có ý kiến ĐBQH đề nghị bổ sung chính sách hỗ trợ xây dựng cơ sở mổ tập trung; hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít người, vùng miền núi khó khăn…, Ủy ban TVQH đã tiếp thu ý kiến nêu trên và bổ sung vào quy định của Luật.
Có ý kiến ĐBQH đề nghị làm rõ trách nhiệm xử lý chất thải chăn nuôi thuộc về tổ chức, cá nhân sở hữu trang trại chăn nuôi hay tổ chức, cá nhân sở hữu vật nuôi. Về nội dung này, Dự thảo Luật quy định tổ chức, cá nhân sở hữu trang trại chăn nuôi có trách nhiệm trong việc xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ, nước thải, khí thải và tiếng ồn phát ra từ hoạt động chăn nuôi.
Có ý kiến ĐBQH đề nghị xem xét, bổ sung một điều về quản lý chăn nuôi hươu sao vì đây là đối tượng vật nuôi đang được quản lý bởi các văn bản dưới luật, giống như chim yến và ong mật, đã được thuần dưỡng, gây nuôi lâu đời với số lượng lớn và đem lại giá trị kinh tế cao ở một số địa phương.
“Về vấn đề này, Ủy ban TVQH thấy rằng hươu sao được quản lý tại Danh mục động vật rừng thông thường theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004. Tuy nhiên, hươu sao đang được xem xét đưa ra khỏi Danh mục này khi Luật Lâm nghiệp có hiệu lực vào ngày 01/01/2019. Do đó, tiếp thu ý kiến xác đáng của ĐBQH, Dự thảo Luật bổ sung Điều 67 về quản lý chăn nuôi hươu sao”, ông Dũng nói.
Video đang HOT
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng biểu quyết thông qua Luật Chăn nuôi. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Thể chế hóa đường lối, chính sách về phát triển trồng trọt
Với 455/461 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, chiếm tỷ lệ 93,81%, Quốc hội đã thông qua Luật Trồng trọt. Với 7 chương, 85 điều, Luật quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt.
Trước đó, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Trồng trọt.
Cụ thể, về chính sách trong hoạt động trồng trọt (Điều 5), có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ chính sách nêu tại điểm đ khoản 2 Điều 5, theo đó chỉ nên có chính sách ưu tiên hỗ trợ đối với sản xuất lúa nước, khai hoang, phục hóa ruộng bậc thang. Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo: Hiện nay quản lý diện tích đất trồng lúa đang được thực hiện theo Luật Đất đai, Nghị quyết số 134/2016/QH13 về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia để bảo đảm duy trì diện tích đất trồng lúa là 3,8 triệu ha.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng đất trồng lúa hiện nay là thấp hơn so với một số cây trồng khác nên có tình trạng một số người dân tự chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng các cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn, hoặc bỏ hoang đất lúa.
Để khắc phục tình trạng này, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ trồng lúa theo quy định tại Nghị định 35/2015/NĐ-CP về quản lý đất trồng lúa; Nghị định số 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Nghị định số 02/2017/NĐ-CP về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Nghị định số 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp… để hỗ trợ người trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực.
Do vậy, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật đã thể hiện chính sách hỗ trợ sản xuất lúa chỉ đối với các diện tích lúa trong quy hoạch và thể hiện cụ thể như tại điểm khoản 2 Điều 5.
Theo Danviet
Đã đến lúc cấm hẳn kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi
"Tôi cho rằng đã đến lúc cần cấm hẳn sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, chứ không phải cho phép sử dụng nữa", đại biểu Trần Văn Lâm (đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) nhấn mạnh trong phiên thảo luận tại Quốc hội về Luật Chăn nuôi vào chiều nay (7/11).
Góp ý kiến về Dự thảo Luật Chăn nuôi trong chiều nay, các đại biểu Quốc hội đã chỉ ra một số điểm chưa thực sự hợp lý của Dự thảo Luật.
Theo ĐB Trần Văn Lâm, thực tế cho thấy tình trạng lạm dụng sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi vẫn đang diễn ra khá phổ biến. Kháng sinh đưa vào thức ăn chăn nuôi nhằm phòng ngừa dịch bệnh cho vật nuôi. Song hệ quả là nó sẽ làm tăng tình trạng kháng thuốc kháng sinh của nhiều thực vật, vi khuẩn gây bệnh.
Do đó, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi phải cấm, chứ không phải là cho phép sử dụng nữa. Ngay cả việc sử dụng thuốc kháng sinh để phòng trị bệnh cho con non cũng không nên dùng nữa.
"Con non sử dụng thuốc kháng sinh cũng làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, cho nên khi lớn lên ăn thức ăn thông thường hay bị nhiễm bệnh hơn. Nếu cho phép đưa kháng sinh vào thức ăn thì sẽ khó kiểm soát sử dụng, bởi không thể biết người nuôi chỉ cho con non ăn hay dùng cho cả các đối tượng khác. Thậm chí nhiều con non đã trở thành sản phẩm tiêu dùng, thậm chí là đặc sản như lợn sữa hay bê", đại biểu Trần Văn Lâm cho biết.
Theo đại biểu Trần Văn Lâm, đã đến lúc cấm hẳn việc sử dụng thuốc kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.
Đại biểu Trần Văn Lâm cho biết, xét lợi ích trước mắt và lâu dài, cũng như hướng tới một nền nông nghiệp sạch, tôi nghĩ nên cấm đưa kháng sinh vào thức ăn chăn nuôi. "Không thể chần chừ hơn nữa, chúng ta cần tách riêng biệt thức ăn với thuốc để kiểm soát chặt chẽ và đúng mục đích", đại biểu Trần Văn Lâm khẳng định.
Đặc biệt, liên quan đến quy định đối xử nhân đạo, hoặc "hạn chế gây sợ hãi" đối với vật nuôi trước khi giết mổ tại điều 70, các đại biểu tranh luận rất sôi nổi, có ý kiến cho rằng vấn đề này không khả thi, một số ý kiến nêu luật cần quy định dễ hiểu hơn.
Cụ thể, điều luật này yêu cầu cơ sở giết mổ phải có nơi lưu giữ bảo đảm vệ sinh, cung cấp nước uống phù hợp với loại vật nuôi trong thời gian chờ giết mổ; hạn chế gây sợ hãi, đau đớn cho vật nuôi; không đánh đập, hành hạ; có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ, không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết mổ.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn ĐBQH Kiên Giang) cho rằng, việc gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ khó khả thi, khó kiểm soát vì lực lượng kiểm tra ít. Bà Bé cũng đề nghị dự thảo Luật nêu rõ loại thuốc gây ngất nào được sử dụng cho vật nuôi trước khi giết mổ, tránh tình trạng lạm dụng thuốc, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Có đại biểu thì nhận định, từ "nhân đạo" sử dụng với động vật là chưa thực sự phù hợp vì nhân đạo chúng ta thường nói tới đạo làm người, do đó có thể sửa là "không đối xử tàn bạo với vật nuôi".
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn ĐBQH Kiên Giang)
Giải trình về các ý kiến góp ý, tranh luận của đại biểu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, Luật Chăn nuôi được xây dựng trong hoàn cảnh rất đặc trưng, đó là chuyển từ sản xuất cung cấp cho trong nước, tiêu dùng là chính sang giai đoạn sản xuất nhiều để tập trung xuất khẩu, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Từ đặc điểm này rất nhiều vấn đề khi xây dựng luật phải tham chiếu, hoà đồng với tình hình mới.
Thứ 2 là vấn đề lao động trong nông nghiệp. Ví dụ khu vực chăn nuôi lợn trước đây là trên 10 triệu hộ, sau quá trình chuyển đổi, lao động nông nghiệp hiện còn 37%, chăn nuôi lợn hiện còn trên dưới 3 triệu hộ, do đó khi thiết kế luật, những quy định liên quan sẽ phải thích ứng với việc chuyển dịch lao động này.
Thứ 3, mọi giải pháp trước đây tập trung giải quyết yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực theo nghĩa rộng là chính, nhưng nay với đà tăng trưởng về kinh tế, nhu cầu của hơn gần 100 triệu dân đòi hỏi phải sản xuất sản phẩm tốt hơn, chất lượng hơn, gắn với nhu cầu của gần 100 triệu dân và đáp ứng phát triển các ngành khác, như du lịch. Mà để gắn với du lịch, thì phải đi liền với cảnh quan, văn hoá, ẩm thực, phải khai thác tốt các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế như đặc sản, vật nuôi quý hiếm...
Thứ 4, luật cũng lưu ý tới sự phát triển không đồng đều giữa các vùng. "Trong quá trình xây dựng luật, Bộ NN&PTNT đã tích cực lắng nghe, chỉnh sửa, hoàn thiện dự thảo để đưa ra Quốc hội. Đến lúc này vẫn nhận được 13 ý kiến đóng góp, 14 đại biểu đăng kí và nhiều tranh luận. Các ý kiến góp ý đều rất xác đáng, ví dụ như đại biểu Mai Sỹ Diến đã nói rất đúng, chính sách nhà nước phải tạo ra đột phá về mặt công nghệ, để làm sao con lợn có giá thành sản xuất dưới 30.000 đồng/kg thì mới cạnh tranh được" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Dự Luật Chăn nuôi sẽ được Quốc hội xem xét thông qua vào ngày 20/11.
Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Chăn nuôi.
Theo đó, về bố cục, nội dung của Dự thảo Luật, ông Phan Xuân Dũng cho biết, một số ý kiến cho rằng ngành chăn nuôi nước ta đã có tốc độ phát triển nhanh đưa lại giá trị kinh tế lớn nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, nên cần phải có chính sách đủ mạnh, chiến lược phù hợp để phát triển chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, chuỗi khép kín, kiểm soát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP) và xử lý môi trường chăn nuôi; bổ sung quy định về chế biến, bảo quản để phát triển chăn nuôi theo chuỗi, bền vững. Đồng thời đề nghị rà soát nội dung và số lượng chương, điều cua Dự thảo Luật cho phù hợp hơn.
Tiếp thu các ý kiến nêu trên, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung một số điều, khoản; kết cấu, chỉnh sửa lại các chương, mục cho rõ ràng và hợp lý hơn, phù hợp với nội hàm điều chỉnh. Dự thảo Luật đã được bổ sung 1 chương mới về chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; một số điều quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi cho rõ ràng và cụ thể hơn; chỉnh sửa, bổ sung một số quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi;...
Sau khi chỉnh sửa, Dự thảo Luật mới gồm 8 chương 82 điều, tăng 17 điều so với Dự thảo Luật mà Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp thư 5.
Theo Danviet
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sẽ thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng Chiều nay 18/10, dưới sự chủ trì của Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, Văn phòng Quốc hội tổ chức họp báo dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV. Quốc hội sẽ làm việc trong 24 ngày. Dự kiến sẽ họp phiên trù bị và khai mạc vào ngày 22/10/2018; họp phiên bế mạc vào ngày...