Quốc hội Bồ Đào Nha ủng hộ Việt Nam trong vấn đề Biển Đông
Ngày 26/6, nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Bồ Đào Nha, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu dẫn đầu đã đến thăm và làm việc tại Cộng hòa Bồ Đào Nha.
Sáng 26/6, đoàn đã được bà Joana Marques, tiến sỹ, Viện trưởng Viện Công tố Bồ Đào Nha tiếp và làm việc. Trong buổi tiếp, hai bên đã trao đổi về chức năng, nhiệm vụ cũng như sự giống và khác nhau giữa Viện Công tố Bồ Đào Nha và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam. Hai bên cũng trao đổi về kinh nghiệm và điều hành của hai cơ quan trên.
Tàu Hải cảnh của Trung Quốc chủ động đâm thẳng vào mạn trái tàu Cảnh sát biển Việt Nam.
Cũng trong sáng 26/6, đoàn đã gặp gỡ và làm việc với ông Joaquim Jose Coelho de Sousa Ribeiro, Chánh án Tòa Hiến pháp Bồ Đào Nha. Tại buổi làm việc, hai bên đã trao đổi về công tác đặc thù của Tòa Hiến pháp Bồ Đào Nha cũng như Tòa án Nhân dân Tối cao Việt Nam. Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Uông Chu Lưu đánh giá cao sự hợp tác của hai bên trong thời gian qua và hy vọng hai bên sẽ thúc đẩy sự hợp tác hơn nữa trong thời gian tới.
Chiều 26/6, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã hội đàm với ông Antonio Filipe – Phó Chủ tịch Quốc hội Bồ Đào Nha.
Tại buổi hội đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Uông Chu Lưu thông báo về những thành quả tốt đẹp trong công cuộc đổi mới của Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế, quốc phòng an ninh…
Về chính sách đối ngoại, Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; khẳng định Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế cũng như mở rộng ra tất cả các lĩnh vực khác.
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Uông Chu Lưu bày tỏ sự vui mừng trước những bước phát triển tích cực trên lĩnh vực kim ngạch thương mại hai chiều trong những năm qua mặc dù còn ở mức khiêm tốn nhưng vẫn tăng trưởng. Năm 2013, tổng kim ngạch hai chiểu đạt 279 triệu USD tăng gần gấp đôi so với năm 2012 (165 triệu USD).
Hiện nay, Bồ Đào Nha đã có Lãnh sự danh dự tại Việt Nam, tuy nhiên, quan hệ hợp tác song phương hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của hai bên. Việt Nam mong nhận được sự phối hợp tích cực của phía Bồ Đào Nha để cùng thúc đẩy, đưa quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu bày tỏ hài lòng về việc hai bên đã tiến hành đàm phán để ký kết một số Hiệp định hợp tác khung làm cơ sở pháp lý cho hợp tác, phát triển các quan về kinh tế-thương mại-đầu tư giữa hai nước như Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Hiệp định Du lịch và Hiệp định khoa học-công nghệ.
Tại buổi gặp, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đánh giá cao sự hợp tác giữa hai nước tại các diễn đàn, tổ chức quốc tế. Hai bên đã có những quan điểm tương đồng trong nhiều vấn đề quốc tế như chống phổ biến vũ khí hạt nhân, chống biến đổi khí hậu, tăng cường hợp tác ASEAN-EU.
Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đề nghị Bồ Đào Nha ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ với từng nước trong Liên minh châu Âu (EU) nói riêng và với EU nói chung, trong đó có việc sớm phê duyệt Hiệp định hợp tác toàn diện Việt Nam-EU (PCA), ký Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (FTA) và công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng thông báo về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) vào vùng biển đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); Thỏa thuận cấp cao giữa hai nước về quan hệ cũng như giải quyết quyết tranh chấp.
Hành động trên của Trung Quốc đang gây mất ổn định ở Biển Đông, đe dọa thông thương hàng hải, hàng không tại các vùng biển quốc tế, gây lo ngại sâu sắc cho các nước trong khu vực, đe dọa hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế, tự do hàng hải quốc tế… Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cám ơn Chính phủ Bồ Đào Nha đã ủng hộ Tuyên bố của EU về vấn đề này.
Tại buổi hội đàm, Phó Chủ tịch Quốc hội Bồ Đào Nha Antonio Filipe ôn lại quá trình gắn bó với nhân dân Việt Nam đặc biệt là thanh niên, sinh viên khi ông đảm trách công tác thanh niên của Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha.
Phó Chủ tịch Antonio Filipe cho rằng thời gian qua, cá nhân ông trên cương vị phụ trách Nhóm Nghị sỹ Đảng Cộng sản trong Quốc hội Bồ Đào Nha cũng như các đồng chí của ông đều theo dõi sát tình hình giữa Việt Nam và Trung Quốc liên quan đến việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 gây ảnh hưởng đến hòa bình ổn định khu vực.
Ông sẽ vận động, tuyên truyền cho các đảng trong Quốc hội Bồ Đào Nha am hiểu, chia sẻ và ủng hộ lẽ phải, ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Bên cạnh đó, các đảng trong Quốc hội Bồ Đào Nha cũng ủng hộ việc tăng cường quan hệ trên nhiều lĩnh vực với Việt Nam trong thời gian tới.
Phó Chủ tịch Quốc hội Bồ Đào Nha Antonio Filipe cho biết sẽ đề nghị với các nhà lãnh đạo Quốc hội Bồ Đào Nha thành lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Bồ Đào Nha-Việt Nam và cũng đề nghị Quốc hội Việt Nam thành lập Nhóm Nghị sỹ hữu nghị Việt Nam-Bồ Đào Nha.
Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trân trọng mời Phó Chủ tịch Quốc hội Bồ Đào Nha Antonio Filipe thăm Việt Nam trong thời gian tới nhằm góp phần tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa hai nước nối chung và quan hệ giữa hai Quốc hội nói riêng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu trân trọng chuyển lời mời của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng tới ngài Chủ tịch Quốc hội Bồ Đào Nha về việc tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) lần thứ 132 sẽ tổ chức tại Hà Nội từ ngày 28/3 đến 1/4/2015.
Nhân chuyến thăm, Phó Chủ tịch Quốc hội Bồ Đào Nha Antonio Filipe đã mời Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Uông Chu Lưu và Đoàn đại biểu Việt Nam tham dự phiên họp toàn thể Quốc hội Bồ Đào Nha và tham quan cở sở Quốc hội Bồ Đào Nha.
Trả lời câu hỏi của đặc phái viên TTXVN tại Lisbone, Bồ Đào Nha về quan hệ giữa Việt Nam và Bồ Đào Nha, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho rằng bạn đánh giá tốt quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Bồ Đào Nha ngày càng phát triển tốt đẹp hơn trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, đối ngoại đặc biệt quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Bồ Đào Nha được tăng cường hơn trước đây rất nhiều.
Về câu hỏi liên quan đến vấn đề Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Uông Chu Lưu đánh giá cao thái độ ủng hộ Việt Nam của Phó Chủ tịch Quốc hội Bồ Đào Nha Antonio Filipe.
Quốc hội Bồ Đào Nha lên tiếng ủng hộ lập trường chính nghĩa và lẽ phải của Việt Nam và cho rằng hành động của Trung Quốc gây ảnh hưởng đến quan hệ và an ninh hàng hải và an ninh khu vực. Quốc hội Bồ Đào Nha cho rằng hai bên cần tiếp tục kiên trì các biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trong luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay tại Biển Đông.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cho biết Quốc hội Bồ Đào Nha sẵn sàng chia sẻ và ủng hộ Việt Nam trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Ngoài ra, với tư cách là trưởng nhóm nghị sỹ đại diện cho Đảng Cộng sản tại Quốc hội Bồ Đào Nha, ông Antonio Filipe sẽ tiếp tục vận động để các nghị sỹ trong Quốc hội lên tiếng ủng hộ Việt Nam đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình phản đối hành động ngang ngược của Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 gây ảnh hưởng tới hàng hải trong khu vực và tại Biển Đông./.
Theo Vietnam
"Lợi ích quan trọng của Mỹ ở Biển Đông, Hoa Đông đang bị đe dọa"
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: "Trung Quốc phải làm sáng tỏ những đòi hỏi chủ quyền của mình phù hợp với luật pháp quốc tế".
Phát biểu trong buổi điều trần về quan hệ Mỹ-Trung vừa diễn ra tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vào sáng 26/6 (theo giờ Việt Nam), trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel cho rằng: "Các lợi ích quan trọng của Mỹ tại Biển Đông và Hoa Đông đang bị đe dọa".
Toàn cảnh phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ
Tại phiên điều trần, Trợ lý Ngoại trưởng Daniel Russel cho biết, các nước láng giềng của Trung Quốc tại châu Á-Thái Bình Dương đang rất lo ngại về những hành động cưỡng ép ngày một mạnh mẽ nhằm thúc đẩy và củng cố yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh tại Biển Đông và Hoa Đông. Hành động đơn phương của Trung Quốc tại các khu vực nhạy cảm và có tranh chấp đang khiến căng thẳng gia tăng và gây tổn hại tới vị thế quốc tế của Trung Quốc.
Ông Russel nói: "Giới lãnh đạo Trung Quốc từng nói rằng họ muốn một môi trường tĩnh lặng để tập trung vào phát triển kinh tế-xã hội. Trung Quốc đã không đạt được sự ổn định và yên bình, mà trái lại còn tạo ra căng thẳng thực sự trong quan hệ với các nước. Do vậy, điều đầu tiên là cần ủng hộ sự kiềm chế, và nước lớn thì có trách nhiệm lớn hơn trong việc thực hiện kiềm chế".
Theo ông Russel, việc cố tình phớt lờ các biện pháp ngoại giao và hòa bình, và thay vào đó là các hành vi cưỡng ép bằng kinh tế hoặc vũ lực trong xử lý bất đồng và tranh chấp là nguy hiểm và gây mất ổn định. Mỹ muốn các nước trong đó có Trung Quốc kiểm soát hoặc giải quyết các đòi hỏi chủ quyền thông qua các biện pháp hòa bình và ngoại giao như những gì mà Philippines và Indonesia vừa thực hiện trong vấn đề phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế của 2 nước. Các tranh chấp cũng có thể được giải quyết thông qua một bên thứ 3 như trường hợp Philippines khởi kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Trợ lý Ngoại trưởng Russel nêu rõ, Mỹ và cộng đồng quốc tế phản đối việc sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực để thúc đẩy yêu sách chủ quyền và cho rằng những hành động như vậy không giúp ích gì trong việc tăng cường tính hợp pháp của các yêu sách của Trung Quốc. Những vấn đề trên cần phải được giải quyết dựa trên đòi hỏi hợp pháp của các bên liên quan và phù hợp với luật pháp và quy chuẩn quốc tế chứ không phải bằng sức mạnh quân sự và tàu chấp pháp hoặc quy mô kinh tế.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel phát biểu tại phiên điều trần
Ông Russel nói: "Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng ngoại giao là công cụ đúng đắn để giải quyết vấn đề. Chúng tôi cũng tin rằng một bước đi hết sức quan trọng đối với tất cả các nước đòi hỏi chủ quyền, đặc biệt là Trung Quốc phải làm sáng tỏ những đòi hỏi chủ quyền của mình phù hợp với luật pháp quốc tế. Nguy cơ xảy ra những vụ việc bất ngờ và sự đối đầu bắt nguồn từ sự mập mờ liên quan đến nước nào tuyên bố chủ quyền ở đâu và dựa trên cơ sở nào. Và vì vậy, chúng tôi hối thúc Trung Quốc làm sáng tỏ sự mập mờ của đường lưỡi bò".
Ông Daniel Russel cho biết, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tham dự Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tại Myanmar vào tháng 8/2014 và sẽ tiến hành các cuộc thảo luận sâu rộng về một số biện pháp xây dựng lòng tin thực chất, các giải pháp ngăn chặn khủng hoảng, bao gồm lập đường dây nóng, thỏa thuận giải quyết tại chỗ các vụ việc bất ngờ.
Tại phiên điều trần, Giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế thuộc trường đại học Princeton, Aaron L. Friedberg cho rằng trong 5 năm qua, Trung Quốc đã sử dụng ngôn từ mạnh hơn cũng như hành động cứng rắn hơn để thúc đẩy yêu sách chủ quyền nhằm tăng cường kiểm soát hải phận và không phận tại vùng biển phía Đông nước này.
Giáo sư Friedberg khẳng định, việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông, cố tình quấy nhiễu chiến hạm Cowpens của hải quân Mỹ và gần đây nhất là đưa giàn khoan cùng tàu hải quân và hải giám vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền đã cho thấy những thay đổi trong chiến thuật của Trung Quốc. Những động thái trên rõ ràng đã phủ nhận tuyên bố của Trung Quốc rằng Bắc Kinh chỉ đơn thuần phản ứng lại hành vi của các nước khác.
Lý giải về hành động của Trung Quốc, Giáo sư Friedberg cho rằng sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Trung Quốc đã thực hiện chiến lược "ẩn mình chờ thời" dựa trên các nguyên tắc tránh đối đầu, nhất là với Mỹ và các cường quốc láng giềng khác, xây dựng sức mạnh quốc gia tổng hợp và tiến dần từng bước. Trong 2 thập kỷ qua, Trung Quốc đã tận dụng mọi cơ hội để gia tăng ảnh hưởng và vị thế của mình, đồng thời tìm cách làm suy giảm ảnh hưởng và vị thế của Mỹ.
Giáo sư chính trị và quan hệ quốc tế thuộc trường đại học Princeton, Aaron L. Friedberg
Những hành động gần đây của Trung Quốc cho thấy một sự điều chỉnh trong chiến thuật và thời gian biểu, thay vì một sự thay đổi cơ bản trong chiến lược của Bắc Kinh. Trung Quốc đang có những bước tiến mạnh mẽ hơn để thực hiện những mục tiêu dài hạn. Ngoài việc thúc đẩy các yêu sách để kiểm soát phần lớn các vùng biển và nguồn tài nguyên ngoài khơi, Trung Quốc còn sử dụng biện pháp đe dọa để dọa nạt các nước láng giềng, cũng như để chứng tỏ rằng Mỹ không đủ khả năng đảm bảo an ninh, đồng thời tìm cách chia rẽ Mỹ và các đồng minh và bạn bè trong khu vực. Giáo sư Friedberg nêu rõ, việc Trung Quốc tỏ ra ngày một cứng rắn cho thấy cả thái độ ngạo mạn lẫn cảm giác bất an của Bắc Kinh.
Theo ông Friedberg, các nhà phân tích và hoạch định chính sách của Trung Quốc nhận định rằng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ đã suy yếu nhanh chóng một cách bất ngờ và đã đến lúc Trung Quốc cần từ bỏ chiến lược "ẩn mình chờ thời", hoặc ít nhất là phải nắm thế chủ động hơn trong ứng xử với thế giới. Dường như Trung Quốc tính toán rằng ít nhất trong vài năm tới, Mỹ sẽ tiếp tục gặp khó khăn cả về chiến lược lẫn tài chính, và như vậy trong giai đoạn này, Trung Quốc có thể tạo ra những "sự đã rồi" và củng cố vị thế của mình.
Giáo sư Friedberg nhận định, Trung Quốc đang tạo ra các tình huống nguy hiểm một cách có chủ đích nhằm buộc các nước khác phải nhường bước. Nhưng kể cả trong trường hợp đây không thực sự là chủ ý của Trung Quốc thì cách hành xử như vậy có thể dễ dàng dẫn đến đối đầu và leo thang căng thẳng.
Ông Friedberg nói: "Về lâu dài thì sự cứng rắn của Trung Quốc có thể trở nên thất sách và phản tác dụng. Nếu các nước láng giềng châu Á phản ứng bằng cách tăng cường tiềm lực và hợp tác chặt chẽ hơn với nhau cũng như với Mỹ thì họ sẽ có thể ngăn chặn được tham vọng của Trung Quốc và tạo ra thế cân bằng về sức mạnh" .
Tuy nhiên, Giáo sư Friedberg cho rằng nếu Mỹ không phản ứng một cách hiệu quả thì Trung Quốc có thể vẫn thực hiện thành công chiến lược "chia để trị", tức là tiếp tục hăm dọa để buộc một số nước láng giềng phải nhượng bộ, trong khi cô lập và làm thoái chí những nước khác. Theo ông Friedberg, trên thực tế thì đây có vẻ như chính là những gì mà Bắc Kinh đang cố gắng thực hiện: tìm cách kết thân với Mỹ, đồng thời gia tăng sức ép lên các mục tiêu chủ yếu trong đó có Việt Nam và đặc biệt là các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Philippines./.
Theo VOV
Mỹ ủng hộ Philippines phản đối bản đồ mới của Trung Quốc Ngay 27/6, Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg đã lên tiếng ủng hộ việc Philippines phản đối Trung Quôc phát hành bản đồ mới ngang nhiên đưa gần như toàn bộ các vùng biển đảo ở Biển Đông vào phạm vi cái gọi là "chủ quyền" của Bắc Kinh. Đại sứ Mỹ tại Philippines, ông Philip Goldberg. (Nguồn: AFP) Theo ông Goldberg,...