Quốc hội bế mạc, thông qua nhiều quyết sách quan trọng
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, tuy đây là lần đầu tiên Quốc hội họp trực tuyến trong nhiều ngày, kỳ họp đã diễn ra thông suốt, hiệu quả.
Chiều 19/6, Quốc hội khóa XIV bế mạc kỳ họp thứ 9 sau khi biểu quyết thông qua hàng loạt quyết sách quan trọng.
Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá tại kỳ họp này, Quốc hội đã làm việc nghiêm túc, dân chủ, đổi mới với tinh thần trách nhiệm cao, chất lượng, hiệu quả.
Bà Ngân cho biết Quốc hội đã dành nhiều thời gian để thảo luận về việc kinh tế – xã hội, qua đó cho thấy dù còn khó khăn, nước ta đã đạt được kết quả khá toàn diện trên mọi lĩnh vực, tạo tiền đề thuận lợi để bước vào năm 2020.
Nhắc đến ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 gây ra trên các lĩnh vực, Chủ tịch Quốc hội biểu dương các lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch, cùng tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau của mọi tầng lớp nhân dân.
Quốc hội cho rằng dù các hoạt động kinh tế – xã hội từng bước được khôi phục trở lại, các vấn đề an sinh xã hội đang tích cực được giải quyết, nhưng chúng ta vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức trước những nguy cơ tiềm ẩn.
Vì vậy, Quốc hội đã đề xuất nhiều giải pháp thiết thực, nhằm phục hồi sản xuất kinh doanh, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội, việc làm, đời sống của người dân.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu bế mạc kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV.
Video đang HOT
Theo bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tại kỳ họp này, Quốc hội đã xem xét, thảo luận kỹ lưỡng và thông qua 10 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến 6 dự án luật khác. Đây là những luật, nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập quốc tế.
Tại kỳ họp, Quốc hội không thực hiện chất vấn trực tiếp tại hội trường, nhưng các đại biểu vẫn tích cực chất vấn bằng văn bản đến các thành viên Chính phủ, các trưởng ngành về những vấn đề mà cử tri và nhân dân quan tâm.
“Quyền chất vấn của đại biểu được thực hiện theo quy định của pháp luật phù hợp với tình hình thực tiễn trong điều kiện Chính phủ đang tập trung thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch và phục hồi kinh tế”, bà Ngân nhấn mạnh.
Nhắc đến hàng loạt quyết sách quan trọng như kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; giảm thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác; điều chỉnh chủ trương về phương thức đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc – Nam…, Chủ tịch Quốc hội khẳng định đây là những chính sách rất có ý nghĩa trong tình hình hiện nay, góp phần kịp thời tháo gỡ một phần khó khăn cho nông dân, doanh nghiệp, đẩy mạnh đầu tư công…
Cũng trong kỳ họp, với sự tín nhiệm cao, Quốc hội đã quyết định thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, bầu Chủ tịch, phê chuẩn các Phó chủ tịch và các thành viên của Hội đồng bầu cử quốc gia.
“Việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia sớm hơn so với nhiệm kỳ trước tạo điều kiện để chuẩn bị tốt cho công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026″, bà Ngân nhấn mạnh.
Theo Chủ tịch Quốc hội, tổng thời gian làm việc của cả 2 đợt họp trong kỳ họp thứ 9 chỉ kéo dài trong 19 ngày, ngắn hơn so với các kỳ họp trước, nhưng vẫn hoàn thành toàn bộ nội dung quan trọng, trong đó có những quyết cấp bách, quan trọng trong bối cảnh cả nước đang quyết liệt thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.
Nghị quyết miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được thông qua, nông dân tiết kiệm 7.000 tỷ
Với 94,41% đại biểu tán thành, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV, Quốc hội đã chính thức biểu quyết thông qua Nghị quyết về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, sẽ kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp được quy định tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24 tháng 11 năm 2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 28/2016/QH14 đến hết ngày 31/12/2025.
Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
Nông dân sẽ tiếp tục được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2025. Trong ảnh: Thu hoạch lúa hè thu ở Cần Thơ. Ảnh: Huỳnh Xây.
Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến nhất trí về sự cần thiết tiếp tục ban hành chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn 2021-2025.
Tuy nhiên, một số ý kiến đề nghị cần sớm trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Thuế sử dụng đất nông nghiệp cho phù hợp với quy định của pháp luật và thể hiện rõ chính sách miễn, giảm thuế đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Về vấn đề này, ông Hải cho rằng, trước mắt để đảm bảo thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nông dân và giảm bớt khó khăn cho người nông dân, thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển; nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trước những tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 và thiên tai, biến đổi khí hậu trong tình hình hiện nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin Quốc hội cho phép ban hành Nghị quyết để kéo dài việc thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong giai đoạn vừa qua đến hết năm 2025.
Một số ý kiến đề nghị rà soát đối tượng miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, theo đó đề nghị nghiên cứu các đối tượng còn lại thuộc diện nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác trực tiếp sản xuất, sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, diện tích đất được nhà nước giao cho đơn vị vũ trang quản lý, sử dụng giảm 100% thay vì chỉ 50% như hiện nay.
Ông Hải cho biết, theo quy định hiện hành (tại Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn thuế SDĐNN và Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội) thì trường hợp đối tượng trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao để sản xuất nông nghiệp, bao gồm cả đất giao cho đơn vị lực lượng vũ trang đều được miễn thuế SDĐNN đối với toàn bộ diện tích đất được giao.
Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp giúp nông dân tiết kiệm 7.000 tỷ đồng/năm. Ảnh: Thanh Cường.
Một số đại biểu đề nghị cần tiếp tục ban hành chính sách thuế đối với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn để thực sự thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp; miễn, giảm các loại thuế, kể cả thuế thu nhập doanh nghiệp trong quá trình tiêu thụ sản phẩm được chế biến, liên kết chế biến sản phẩm nông nghiệp đã được doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
Theo ông Hải, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đã quy định miễn thuế đối với thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của hợp tác xã.
Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ở địa bàn khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn; thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
Đồng thời, quy định mức thuế suất ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp như: áp dụng mức thuế suất ưu đãi 10% (thuế suất phổ thông là 20%) đối với thu nhập của doanh nghiệp từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản ở địa bàn khó khăn; nuôi trông lâm san ơ đia ban khó khăn; sản xuất, nhân và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi;...
Bên cạnh đó, trong thời gian qua đã rà soát bãi bỏ các loại phí, lệ phí không hợp lý trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm giảm thủ tục hành hành chính, giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
"Các chính sách về thuế, phí và lệ phí đã góp phần thu hút đầu tư và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp" - ông Hải khẳng định
Đối với những lo ngại việc kéo dài chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp sẽ làm mất chức năng của thuế sử dụng đất nông nghiệp, gây ra tình trạng hoang hóa ruộng đất, theo ông Hải, thực tế quá trình sử dụng đất nông nghiệp cho thấy, có tình trạng đất nông nghiệp được giao cho hộ nông dân nhưng không đưa vào sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, gây nên tình trạng hoang hóa, lãng phí đất.
Tuy nhiên, việc không đưa đất vào sử dụng, để hoang hóa có nhiều nguyên nhân chủ yếu khác, như thiên tai (hạn hán, thiếu nước), dịch bệnh, sản phẩm không có đầu ra, hiệu quả sản xuất nông nghiệp không cao, thiếu hụt nguồn lao động và một phần cũng do chính sách về đất đai chưa thật hoàn thiện.
"Việc kéo dài thời gian miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết 2025 là nhằm tiếp tục phát huy kết quả đạt được của chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp, đảm bảo phù hợp với định hướng của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn và nông dân" - ông Hải khẳng định.
Lâm Đồng: "Gã điên" nuôi heo giữa "bão" dịch tả lợn châu Phi, sau 4 tháng lãi hơn 1 tỷ Nhiều người đã nói anh Vũ Quang Thành (xã Gia Lâm, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) là "gã điên" khi xây chuồng nuôi heo lúc dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành. Nhưng trong làm ăn, nhiều khi "liều ăn nhiều". Anh Thành lãi hơn 1 tỷ sau 4 tháng nuôi heo. "Gã điên" ngược dòng nuôi lợn Tháng 5/2020, tỉnh...