Quốc hội Armenia tuyên bố bất ngờ về gia nhập NATO và tư cách thành viên CSTO
Nếu Armenia muốn gia nhập NATO, nước này sẽ phải thừa nhận rằng họ không có xung đột lịch sử nào, đặc biệt là với một trong những thành viên của liên minh – Thổ Nhĩ Kỳ.
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Armenia tại Yerevan. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Izvestia (Nga) ngày 26/6 đưa tin, Quốc hội Armenia cho biết nước này không có kế hoạch gia nhập NATO. Đảng Khế ước Dân sự cầm quyền Armenia nhấn mạnh rằng việc rời khỏi Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) cũng không được thảo luận, bất chấp mối quan hệ khó khăn của Yerevan với tổ chức này trong những năm gần đây và những tuyên bố của Thủ tướng Nikol Pashinyan.
Theo những người được tờ Izvestia phỏng vấn, sự hợp tác của Armenia với NATO không có nghĩa là mối quan hệ của nước này với Nga và CSTO phải xuống dốc.
Video đang HOT
Alexey Sandykov, thành viên của đảng Khế ước Dân sự, nói về việc Armenia gia nhập NATO: “Điều đó hoàn toàn không nằm trong chương trình nghị sự và chưa bao giờ như vậy”. Theo ông Sandykov, kể từ những năm 1990, một hình thức hợp tác đã được hình thành trong quan hệ giữa nước này và NATO; nó “vẫn cũ như thời gian” và không hề thay đổi.
Về phần mình, Gegham Manukyan, lãnh đạo phe đối lập Armenia, nói rằng nước này đã hợp tác với NATO trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong nhiều năm, nhưng điều này không ngăn cản Yerevan có quan hệ hữu nghị và gần gũi với Nga hoặc vẫn là thành viên của CSTO. Theo ông Manukyan, Quốc hội Armenia hiện không thảo luận về việc nước này rút khỏi CSTO, vốn ngoài Nga và Armenia, còn có Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.
“Armenia là một trong những nước sáng lập CSTO và là thành viên tích cực tham gia tổ chức. Sau năm 2018, ban lãnh đạo mới của Armenia và các hành động của nước này đã khiến mọi việc trở nên phức tạp. Đúng, có vấn đề với CSTO, với vị trí vai trò của từng thành viên CSTO. Nhưng điều này sẽ không ngăn cản cuộc thảo luận về bất kỳ vấn đề nào nếu chúng được ‘đặt lên bàn’”, ông Manukyan nói thêm.
Trong khi đó, nhà khoa học chính trị Thổ Nhĩ Kỳ Iqbal Durre nhận định nếu giới lãnh đạo Armenia muốn nước này gia nhập NATO, họ sẽ phải thừa nhận rằng họ không có xung đột lịch sử nào, đặc biệt là với một trong những thành viên của liên minh – Thổ Nhĩ Kỳ. Nói cách khác, nếu Yerevan muốn tăng cường hợp tác với NATO, họ sẽ phải đưa ra một số nhượng bộ.
Liên minh CSTO do Nga đứng đầu sẵn sàng mở rộng
Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) Imangali Tasmagambetov cho biết căng thẳng gia tăng trên thế giới có thể thúc đẩy việc mở rộng thành viên và chức năng của tổ chức.
Quân đội Nga tham gia cuộc tập trận Ubreakable Brotherhood cùng các quốc gia thành viên CSTO khác, tại vùng Issyk-Kul, Kyrgyzstan, ngày 11/10/2023. Ảnh: Sputnik/RIA Novosti
"Căng thẳng gia tăng trong hệ thống an ninh quốc tế đang suy thoái nhanh chóng sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn đến các tổ chức như CSTO", ông Tasmagambetov với hãng thông tấn TASS hôm 24/6. Ông lập luận rằng nhu cầu về an ninh xã hội và chính trị có thể dẫn đến việc mở rộng chức năng của tổ chức, cũng như kết nạp các thành viên mới.
Đồng thời, ông nhấn mạnh động lực chính cho sự phát triển của CSTO liên quan đến hoạt động truyền thống của tổ chức - chính trị và ngoại giao.
"Chúng tôi chắc chắn rằng bất kỳ vấn đề nào cũng có thể được giải quyết bằng con đường ngoại giao, miễn là có ý chí chính trị và mong muốn đàm phán", ông cho hay.
Vị quan chức này nói thêm rằng các thành viên của CSTO có thể phát triển hơn nữa tiềm năng gìn giữ hòa bình. Theo ông, lịch sử 2 thế kỷ qua cho thấy công cụ được yêu cầu nhiều nhất chính là an ninh tập thể.
CSTO được thành lập năm 1992, sau khi Liên Xô tan rã. Các thành viên hiện tại của tổ chức gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Armenia.
Tháng 1/2022, CSTO đã lần đầu triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình hỗ trợ dập tắt tình trạng bất ổn và bạo loạn ở Kazakhstan. Các thành viên đã từ chối áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga hoặc gửi viện trợ quân sự cho Ukraine khi Moskva tiến hành hoạt động quân sự tại Ukraine vào tháng 2/2022.
Tuy nhiên, liên minh Á - Âu cũng đã trải qua một số mâu thuẫn nội bộ. Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã đình chỉ sự tham gia của nước này vào CSTO hồi đầu năm nay, đe dọa sẽ rút khỏi tổ chức hoàn toàn. Đồng thời, ông Pashinyan cũng cáo buộc các thành viên không hành động trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan.
Về phần mình, Moskva đã bác bỏ cáo buộc không thực hiện cam kết với Yerevan.
Nga: Đề xuất hoà bình của Tổng thống Putin vẫn hiệu lực sau vụ tấn công Sevastopol Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 24/6 cho biết các đề xuất hòa bình cho Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra vẫn có hiệu lực và khung thời gian đã được công bố. Hiện trường một khu nghỉ dưỡng nổi tiếng ở Biển Đen gần Sevastopol trúng tên lửa ngày 23/6. Ảnh: Sputnik "Đúng, chính tổng thống đã...