Quốc hội Albania bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống
Quôc hôi Albania ngày 9/6 đã bỏ phiếu bãi nhiệm Tổng thống Ilir Meta với cáo buộc vi phạm hiên pháp vì đứng về phe đối lập trong quá trình vận động cho cuộc bầu cử Quôc hôi hôi tháng 4 vưa qua.
Tổng thống Albania Ilir Meta bỏ phiếu bầu Quốc hội tại điểm bầu cử ở Tirana ngày 25/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, với 104 phiêu ủng hô (trong tông sô 120 ghê tại Quôc hôi), vượt xa 93 phiếu cân thiêt để Quốc hội Albania bãi nhiêm ông Meta. Nhưng nghị sĩ ủng hộ quyết định trên cho rằng hành động của Tông thông Meta gây ra bất ổn chính trị ở Albania và ông Meta đã không thực hiện nghĩa vụ theo hiến pháp là duy trì sự thống nhất quốc gia.
Văn phòng Tông thông Albania lập tức chỉ trích cuộc bỏ phiếu, cho rằng đây là quyết định “vi hiến và vô lý”. Quyêt định cuôi cùng sẽ do Tòa án Hiến pháp Albania đưa ra trong vòng 3 tháng.
Tham vọng hạ tầng toàn cầu của Trung Quốc gặp họa
Các đại dự án hạ tầng của Trung Quốc như cầu treo Momzambique, cảng biển Pakistan đang chịu ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu.
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu đầy tham vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình, nhằm tăng ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn thế giới. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo các đại dự án trong sáng kiến này phải đối mặt với nhiều hệ quả của biến đổi khí hậu, từ áp lực di cư, bất ổn chính trị và nước biển dâng.
Tại hội nghị thượng đỉnh của Nhà Trắng gần đây, một nhóm bộ trưởng quốc phòng mô tả biến đổi khí hậu là mối đe dọa an ninh, tác nhân có thể đẩy các khu vực bất ổn trên thế giới vào tình trạng xung đột bạo lực nghiêm trọng hơn. Giới phân tích cho rằng các dự án phát triển trong những môi trường như vậy hay khu vực duyên hải đều có rủi ro cao.
Video đang HOT
"Ít nhất hàng trăm dự án đầu tư của Trung Quốc nằm ở những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu và nhiều dự án trong số đó nằm trên hoặc gần bờ biển", Courtney Hulse, nhà phân tích tại RWR Advisory Group, công ty tư vấn ở Washington chuyên theo dõi các dự án đầu tư của Trung Quốc trên thế giới, cho hay.
Bắc Kinh đã xây dựng nhiều dự án cơ sở hạ tầng tại những địa điểm mà các nghiên cứu đã chỉ ra là dễ bị ảnh hưởng bởi tác động cực đoan của biến đổi khí hậu.
Khu vực Sahel ở châu Phi có nhiều dự án xây dựng của Trung Quốc, trong đó có đập thủy điện Kandadji ở phía nam Niger.
"Khu vực Bắc Phi và Sahel là nơi chứng kiến toàn bộ tác động của biến đổi khí hậu", Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles Fernández nói tại hội nghị thượng đỉnh của Nhà Trắng, mô tả mâu thuẫn giữa nhóm du mục và nông dân ở khu vực cận Sahara đang trở nên tồi tệ hơn do áp lực của khí hậu nóng lên và nguồn tài nguyên suy giảm.
Một dự án khác của Trung Quốc là cầu Maputo-Katemb, cầu treo dài nhất châu Phi, ở Mozambique, một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Các trận lốc xoáy liên tục tàn phá Mozambique trong những năm gần đây. Một báo cáo của tổ chức Germanwatch năm nay cho biết những cơn bão đã khiến Mozambique mất hơn 12% GDP vào năm 2019.
"Hơn một nửa quốc gia châu Phi được dự báo bùng phát xung đột do biến đổi khí hậu", Tổng thống Gabon Ali Bongo Ondimba nói.
Cảng do Trung Quốc đầu tư xây dựng ở thành phố Gwadar, tỉnh Balochistan, Pakistan năm 2018. Ảnh: Xinhua.
Cảng biển ở thành phố Gwadar, tỉnh Balochistan, Pakistan, một trong những dự án ở nước ngoài đáng chú ý nhất của Trung Quốc, được coi là cửa ngõ cho phép Bắc Kinh dễ dàng tiếp cận với khu vực Ấn Độ Dương. Theo các dự báo của nhóm Climate Central tại Mỹ, đường bờ biển bao quanh khu cảng Gwadar sẽ bị nước biển nhấn chìm vào năm 2060, thời điểm mà Trung Quốc tuyên bố đạt mục tiêu trung hòa carbon.
"Điều đáng sợ về an ninh khí hậu hiện nay là bạn có thể xoay quả địa cầu và xác định chính xác vị trí có rủi ro về an ninh khí hậu", Erin Sikorsky, phó giám đốc Trung tâm Khí hậu và An ninh, tổ chức nghiên cứu ở Washington, cho biết. "Tôi cho rằng Trung Quốc nên nhìn các kế hoạch tương lai qua lăng kính khí hậu".
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nói có rất ít dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đang đi theo hướng này khi thực hiện các dự án BRI.
Bắc Kinh từng thừa nhận vấn đề này khi nói về BRI. Một tài liệu của chính phủ năm 2015 mô tả các mục tiêu của sáng kiến đã đề cập tới biến đổi khí hậu. Thuật ngữ "Vành đai và Con đường xanh" đã được sử dụng phổ biến hơn trong các tài liệu chính thức, nhưng vẫn thiếu cụ thể, theo giới chuyên gia.
Một nhà phân tích giấu tên mô tả các dự án BRI như vậy là "hộp tối", với rất ít bằng chứng cho thấy các chi tiết quan trọng như nước biển dâng được xem xét cẩn trọng khi xây dựng cảng biển.
"Bất chấp điều kiện thời tiết cực đoan và đại dịch, hợp tác song phương giữa Trung Quốc và Momzambique trong khuôn khổ BRI ngày càng sâu sắc", đại sứ Trung Quốc tại Mozambique nói cuối năm ngoái.
Xia Li, thành viên của Trung tâm Chính sách phát triển toàn cầu tại Đại học Boston, nhận định nhiều công ty Trung Quốc ít tính đến rủi ro về khí hậu khi cân nhắc đầu tư vào dự án cơ sở hạ tầng mới.
"Không có nhiều người trong số họ đánh giá chuyên sâu về mức độ biến đổi khí hậu tương lai ảnh hưởng như thế nào tới dự án của mình", bà nói.
Ra đời năm 2013, Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc là chương trình đầy tham vọng để kết nối nhiều quốc gia từ châu Á, Trung Đông tới châu Phi và châu Âu. Công ty đầu tư Morgan Stanley ước tính ngân sách của BRI có thể chạm ngưỡng 1,2-1,3 nghìn tỷ USD vào năm 2027. Hiện tại, các lĩnh vực năng lượng và giao thông vận tải là trọng tâm đầu tư của BRI, trong đó các dự án năng lượng ước tính chiếm tới 44% ngân sách của sáng kiến.
Tuy nhiên, không chỉ chịu tác động từ biến đổi khí hậu, dự án BRI của Trung Quốc còn vấp nhiều trở ngại khác.
Mỹ và nhiều quốc gia đã chỉ trích BRI, không chỉ vì ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường mà còn bởi tính minh bạch của các thỏa thuận, khi một số quốc gia tham gia rơi vào "bẫy nợ".
Nhiều nhà hoạt động và chính phủ đã phản đối BRI vì lo ngại về môi trường. Kenya, Ai Cập và Bangladesh là một trong số nước đã hủy hoặc có kế hoạch hủy dự án xây dựng nhà máy than mới do Trung Quốc đầu tư.
Không chỉ các dự án khai thác than mới có thể gây hủy hoại môi trường. Một báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2019 ước tính các công trình giao thông của BRI cũng có thể làm tăng 0,3% lượng khí thải CO2 của toàn cầu.
Trung Quốc đã cố gắng giải quyết các lo ngại đó. Tại Diễn đàn Vành đai và Con đường năm 2019, Bắc Kinh đã thông báo "không dưới 11 sáng kiến xanh", nhưng "tất cả đều là tự nguyện và không có sáng kiến nào ràng buộc hay minh bạch", theo Jonathan Hillman, thành viên cấp cao của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) tại Mỹ.
"Dù Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết khiến BRI trở thành dự án xanh hơn nhưng chưa có bất kỳ hành động cụ thể nào được thực hiện để hạn chế đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp có hại với môi trường", Page-Jarrett, một nhà nghiên cứu về dự án BRI của Trung Quốc, nhận định.
Maroc tạm dừng các chuyến bay đến và đi từ 13 quốc gia Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 16/4, Văn phòng các sân bay Maroc (ONDA) cho biết sẽ tạm dừng các chuyến bay chở khách đến và đi từ 13 quốc gia khác cho đến khi có thông báo mới. Máy bay của hãng hàng không quốc gia Maroc (RAM) đỗ tại sân bay Benslimane. Ảnh: AFP/TTXVN Đó là các quốc gia...