Quốc gia thứ 9 cắt quan hệ ngoại giao với Qatar
Quốc gia Tây Phi Mauritania tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Qatar vì nước này “ủng hộ khủng bố”.
Ngân hàng trung ương Qatar ở thủ đô Doha. Ảnh: Reuters.
“Nhà nước Qatar liên kết chính sách của họ… nhằm ủng hộ các tổ chức khủng bố và tuyên truyền các tư tưởng cực đoan”, hãng thông tấn MIA đăng thông báo từ Bộ Ngoại giao Mauritania cho biết ngày 6/6. “Điều này dẫn đến tổn thất sinh mạng lớn tại những quốc gia Arab, châu Âu và trên khắp thế giới”.
Mauritania, quốc gia ở Tây Phi, tuyên bố cắt quan hệ với Qatar vì lý do trên. Mauritania cũng là một thành viên trong Liên đoàn Arab.
Theo Arab News, với quyết định trên, Mauritania trở thành quốc gia thứ 9 cắt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Video đang HOT
Arab Saudi, Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ai Cập hôm 5/6 đồng loạt cắt quan hệ ngoại giao với Qatar vì Doha “ủng hộ phiến quân Hồi giáo và Iran”. Doha phủ nhận cáo buộc này. Yemen, chính phủ ở miền đông Libya và Maldives sau đó cũng quyết định cắt quan hệ với Qatar.
Jordan sáng 6/6 thông báo sẽ hạ cấp quan hệ với Qatar sau khi xem xét “nguyên nhân khủng hoảng” giữa Doha và một số quốc gia Arab. Jordan còn thu hồi giấy phép kênh truyền hình Al Jazeera, trụ sở Doha.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 6/6 lên tiếng ủng hộ việc Arab Saudi cùng các đồng minh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar. Trong khi đó, Reuters dẫn lời các quan chức và cựu quan chức Mỹ cho biết Washington sẽ thầm lặng tìm cách xoa dịu căng thẳng giữa Arab Saudi và Qatar bởi Doha rất quan trọng đối với lợi ích ngoại giao và quân sự Mỹ.
Vị trí các nước Arab Saudi, Ai Cập, Yemen, Bahrain, UAE, Libya và Qatar. Đồ họa: BBC.
Như Tâm
Theo VNE
Trump ủng hộ các biện pháp cô lập Qatar
Tổng thống Mỹ lên tiếng ủng hộ việc Arab Saudi cùng các đồng minh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar.
Ông Trump khẳng định sự ủng hộ với Arab Saudi trên mạng xã hội. Ảnh: Twitter
"Thật tốt khi thấy chuyến thăm Arab Saudi bắt đầu phát huy tác dụng. Họ nói sẽ cứng rắn trong vấn đề tài trợ chủ nghĩa cực đoan, mọi điều đều chỉ tới Qatar. Đây có thể sẽ là khởi đầu cho sự kết thúc của chủ nghĩa khủng bố", Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua viết trên mạng xã hội Twitter. Ông ủng hộ việc Arab Saudi cùng các đồng minh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, do cáo buộc nước này hỗ trợ khủng bố, AFP đưa tin.
Đây được coi là động thái bất ngờ nhằm vào một trong những đồng minh chủ đạo của Washington. Qatar là nơi Mỹ đặt căn cứ quân sự lớn nhất tại Trung Đông. Ông Trump đưa ra bình luận không lâu sau khi lãnh đạo Kuwait tới Arab Saudi để tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng ngoại giao lớn nhất thế giới Arab trong nhiều năm qua.
Ngoại trưởng Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani trong khi đó khẳng định "không có bằng chứng cho thấy chính phủ Qatar ủng hộ các nhóm Hồi giáo cực đoan".
6 nước gồm Arab Saudi, Bahrain, Ai Cập, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Yemen, Libya và Maldives tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, đồng thời ngừng mọi kết nối trên bộ, trên biển và trên không với nước này. Họ cáo buộc Qatar dung dưỡng các nhóm cực đoan, cũng như ủng hộ Iran.
Qatar từng có nhiều lần căng thẳng với các nước láng giềng. Tuy nhiên, hành động của Arab Saudi khiến nhiều quốc gia lo ngại về nguy cơ gia tăng bất ổn ở khu vực Trung Đông. Hàng chục chuyến bay đã bị hủy, máy bay Qatar không được đi vào không phận các nước láng giềng. Người dân Qatar đang đổ xô mua thực phẩm vì lo sợ tình trạng thiếu lương thực.
Tử Quỳnh
Theo VNE
Bị 6 nước cô lập, Qatar trấn an người dân về thiếu lương thực Qatar khẳng định sẽ làm mọi cách để bình ổn đời sống người dân do bị đóng cửa biên giới. Người Qatar đổ xô tới mua sắm ở siêu thị. Ảnh: Doha News Bộ Ngoại giao Qatar ra thông cáo cho biết việc đóng cửa biên giới sẽ không ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân, Doha News hôm qua...