Quốc gia nổi giữa đại dương đầu tiên trên thế giới
Rìa ngoài của quốc gia nổi này là một bức tường cao 50 mét để chắn sóng biển.
Quốc gia nổi trên Thái Bình Dương.
Một loạt khách sạn, nhà ở, văn phòng cho thuê, nhà hàng sẽ được xây dựng trong 3 năm tới đây tại dự án Seasteading đầy tham vọng trên biển Thái Bình Dương. Chủ nhân của dự án này là Peter Thiel, người sáng lập cổng thanh toán Paypal với hy vọng “giải phóng loài người khỏi chính trị gia”.
Peter hy vọng quốc gia nổi đầu tiên trên biển này sẽ giúp con người giải phóng tiềm năng và sáng tạo ở mức cao nhất. Joe Quirk, chủ tịch của Học viện Seasteading, quản lý quốc gia nổi cho biết muốn chứng kiến hàng ngàn thành phố nổi trong năm 2050.
Đồ họa mô phỏng quốc gia nổi.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, quốc gia nổi trên Thái Bình Dương, ngoài khơi quần đảo Tahiti sẽ chính thức được hoàn thành trong năm 2020. Quirk cho biết quốc gia nổi được xây từ 11 cấu trúc hình chữ nhật ghép vào nhau như những miếng xếp hình trên biển. Phần rìa của quốc gia nổi được bao bọc bởi lớp tường 50 mét để tránh sóng biển.
Quirk cho biết quốc gia này được tạo nên từ phần lõi bê tông và những tòa nhà tại đây có thể trụ được trên biển trong ít nhất 100 năm. Mái của quốc gia nổi được làm từ các vật liệu xanh như tre, sợi dừa, gỗ và vật liệu tái tạo. Mục tiêu lớn nhất là tạo ra một sự hài hòa giữa thiên nhiên và quốc gia nổi.
Ít nhất 300 người đã đăng ký sinh sống tại đây. Chủ nhân dự án tham vọng cho biết ông muốn xây dựng quốc gia nổi vì trên đất liền, người dân và chính phủ luôn tranh cãi về vấn đề đất đai. “Hàng ngàn năm qua điều này chưa thể giải quyết”, Quirk nói.
Dự kiến việc xây dựng quốc gia nổi sẽ ngốn khoảng 60 triệu USD, chủ yếu đến từ các khoản tài trợ. Ngoài ra, tiền tệ lưu thông tại đây là tiền ảo. Để có được diện tích hơn 100 mẫu Anh xây dựng quốc gia nổi, Tahiti đã tình nguyện cấp một khoảng diện tích mặt nước cho Quirk. Quốc gia French Polynesia cũng đang quan tâm tới dự án này vì diện tích của họ đang ngày càng giảm dần do mực nước biển dâng.
Theo Danviet
Trung Quốc lo lắng khi Mỹ và 3 đồng minh khu vực "bắt tay"
Trung Quốc đã lên tiếng bày tỏ quan ngại sau khi các nhà lãnh đạo Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản có các cuộc gặp ngày 12/11, bên lề Hội nghị Cấp cao Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 31 và các hội nghị liên quan tại Manila (Philippines).
Lãnh đạo Nhật Bản, Mỹ và Australia họp báo sau cuộc gặp (Ảnh: Reuters)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 13/11 ra tuyên bố nêu rõ các quan hệ hợp tác trong khu vực không nên mang yếu tố chính trị hay loại trừ.
Tuyên bố thể hiện quan ngại sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Australia Malcolm Turbull và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi gặp nhau bên lề Hội nghị ASEAN tại Philippines. Sau cuộc gặp, 4 nước đồng minh này có thể trở thành một khối thống nhất để kiềm chế các tham vọng chiến lược của Trung Quốc.
Đây cũng là lần đầu tiên lãnh đạo 4 nước gặp nhau kể từ khi liên minh chiến lược bốn bên được xây dựng theo đề xuất của Nhật Bản cách đây một thập niên.
Các nhà quan sát nhận định cuộc gặp giữa lãnh đạo 4 nước thể hiện sự quan ngại sâu sắc trước tham vọng bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Hơn nữa, điều này cũng cho thấy sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh.
Chiến lược "Ấn Độ - Thái Bình Dương" của Tổng thống Trump
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang thay đổi trọng tâm chiến lược. Trong chuyến công du đầu tiên tới châu Á trên cương vị tổng thống Mỹ, ông Donald Trump luôn sử dụng thuật ngữ "Ấn Độ - Thái Bình Dương", qua đó không chỉ thể hiện cam kết đối với các đồng minh khu vực mà còn đánh giá cao vai trò quan trọng của Ấn Độ trong việc đối mặt với những thách thức từ Trung Quốc.
Tại cuộc gặp, lãnh đạo 4 nước Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản nhất trí hợp tác vì một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do, cởi mở, thịnh vượng và toàn diện. Các nhà lãnh đạo không đưa ra tuyên bố chung sau cuộc gặp và phía Mỹ phủ nhận cuộc gặp có mục đích nhằm vào Trung Quốc.
Hồi tuần trước, Bắc Kinh đã cảnh báo bất kỳ hành động nào của một nhóm an ninh không nên nhắm tới hoặc làm tổn hại tới lợi ích của bên thứ 3.
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 13/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận về các vấn đề an ninh khu vực, đồng thời hối thúc tăng cường hợp tác thương mại và an ninh song phương. Về phần mình, ông Modi cho rằng mối quan hệ giữa New Delhi và Washington ngày càng phát triển về cả chiều rộng và chiều sâu, vì lợi ích của hai nước cũng như khu vực và thế giới.
Trong khi đó, tại các cuộc gặp riêng rẽ với các nhà lãnh đạo châu Á, ông Trump kêu gọi sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa và cảnh giác trước sự bành trướng của Trung Quốc.
Giới phân tích cho rằng cuộc gặp giữa lãnh đạo 4 nước Mỹ, Ấn Độ, Australia và Nhật Bản diễn ra không phải ngẫu nhiên hay tình cờ. Điều này phần nào thể hiện chủ trương của Tổng thống Trump tăng cường hợp tác với các đồng minh và đối tác ở khu vực châu Á.
Nhật Minh
Theo SCMP
Tổ ấm hoàn hảo của gia đình Thủ tướng Canada đẹp trai, tài giỏi Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có mặt tại Hà Nội vào sáng nay, bắt đầu chuyến thăm chính thức cấp nhà nước Việt Nam và tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2017. Theo một số nguồn tin trước đó, bà Sophie Grégoire Trudeau, phu nhân của Thủ tướng Trudeau, cũng sẽ...