Quốc gia nào đầu tư “khủng” nhất vào năng lượng xanh?
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc đầu tư “khủng” nhất vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trong năm 2015.
Báo cáo của Liên Hợp Quốc cho hay, Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil cam kết đầu tư 156 tỷ USD vào lĩnh vực năng lượng tái tạo trong năm 2015, tăng 19% so với năm trước đó. Hai nhà đầu tư lớn nhất thế giới trong lĩnh vực này là Ấn Độ và Trung Quốc.
2015 cũng là năm đầu tiên ghi nhận các nước ở châu Á vượt qua các quốc gia giàu có ở châu Âu để trở thành các nhà đầu tư lớn nhất vào phát triển năng lượng xanh.
Ấn Độ và Trung Quốc dẫn đầu về các khoản đầu tư cho năng lượng xanh
Chỉ tính riêng Trung Quốc, quốc gia này đã tăng 17% vốn đầu tư vào năng lượng tái tạo trong năm ngoái, đạt 102,9 tỷ USD, chiến hơn 1/3 tổng số vốn đầu tư cam kết trên toàn cầu.
Trong danh sách top 10 nhà đầu tư lớn nhất thế giới trong lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo còn có Mỹ, Nhật Bản, Anh, Brazil, Nam Phi, Mexico và Chile.
Video đang HOT
Trong khi đó, lượng vốn đầu tư của các quốc gia phát triển vào năng lượng tái tạo năm 2015 giảm 8% xuống còn 130 tỷ USD.
Các nước châu Âu giảm vốn đầu tư vào năng lượng xanh xuống 21%, từ 62 tỷ USD năm 2014 còn 48,8 tỷ USD năm 2015.
Theo_VOV
Lộ diện khách hàng mới của tên lửa chống tăng Kornet-E Nga
Tổ hợp tên lửa chống Kornet-E của Nga gần đây đã giành thêm một hợp đồng với quốc gia châu Phi Namibia.
Theo tờ Army Recognition dẫn nguồn báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho hay, Quân đội Namibia sẽ là quốc gia châu Phi tiếp theo được Nga chuyển giao tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-E.
SIPRI cho biết, Namibia đã đặt mua các tổ hợp 9M133 Kornet-E từ Nga vào năm 2014, tuy nhiên thông tin cụ thể về hợp đồng này vẫn chưa được Nga hay Namibia tiết lộ. Mặc dù có ngân sách quốc phòng hàng năm khá hạn chế nhưng Namibia vẫn duy trì lực lượng vũ trang lên đến hơn 15.000 quân cùng với đó là hàng loạt hợp đồng mua sắm vũ khí mới từ cả Mỹ và Châu Âu.
9M133 Kornet-E là một trong những tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường tiên nhất của Nga hiện nay, nó sử dụng chủ yếu hai loại đạn tên lửa gồm 9M133-1 với đầu đạn liều kép HEAT và 9M133F-1 với đầu đạn nhiệt áp.
Tổ hợp tên lửa chống tăng Kornet-E dẫn bắn qua hệ thống dẫn đường bằng laser SACLOS. Hệ thống dẫn đường này được thiết kế để có thể chống lại các biện pháp chế áp điện tử của đối phương, nhiễu thụ động lẫn chủ động, và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, ngày hoặc đêm.
Ngoài tổ hợp tên lửa chống tăng cá nhân Kornet-E còn được phát triển thành biến thể di động Kornet-EM tích hợp trên các loại phương tiện cơ giới điển hình như trên xe bọc thép chở quân Tiger của Nga.
9M133 Kornet-E có tầm bắn hiệu quả từ 100m đến 5.500m với khả năng xuyên giáp từ 1.000-1.200mm kể cả với giáp phản ứng nổ ERA vốn được trang bị rộng rãi trên các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực ngày nay.
Hiệu quả trên chiến trường của 9M133 Kornet-E được thể hiện rõ nét qua các cuộc xung đột ở Trung Đông từ Iraq cho đến Syria, nó được tất cả các bên tham chiến sử dụng khi sở hữu nhiều ưu điểm như chi phí thấp, dễ sử dụng bởi một người và có tính cơ động cao.
Trong ảnh là một chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Merkava Mk IV của Israel với phần giáp bị phá hủy bởi 9M133 Kornet-E do Hezbollah sử dụng.
Tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường Kornet-E với các biến thể đạn tên lửa 9M133.
Theo_Kiến Thức
Hà Lan phải đóng cửa nhà tù vì thiếu... phạm nhân! Hà Lan đang dự tính sẽ phải đóng cửa thêm 5 nhà tù nữa tại quốc gia này do tình trạng tội phạm suy giảm nhanh chóng trong những năm gần đây! Một góc tổ hợp nhà tù tại Amsterdam, Hà Lan Tờ Telegraaf dẫn một số tài liệu từ Chính phủ Hà Lan cho hay, quốc gia "xứ sở cối xay gió"...