Quốc gia Nam Mỹ hủy thỏa thuận cho Đài Loan mở văn phòng
Guyana đột ngột chấm dứt thỏa thuận với Đài Loan về việc mở văn phòng tại quốc gia này sau khi Trung Quốc thúc giục họ “sửa chữa sai lầm”.
Cơ quan đối ngoại Đài Loan hôm 4/2 thông báo đã ký thỏa thuận với Guyana vào ngày 11/1 để mở văn phòng Đài Loan, có chức năng như đại sứ quán, tại quốc gia Nam Mỹ này. Phản ứng trước động thái này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói Bắc Kinh hy vọng Guyana không thiết lập quan hệ chính thức với Đài Loan, đồng thời kêu gọi nước này “nghiêm túc thực hiện các bước để sửa chữa sai lầm”.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn trong một sự kiện hồi tháng 5/2020. Ảnh: Reuters .
Vài giờ sau tuyên bố của Trung Quốc, Bộ Ngoại giao Guyana cho biết họ đang rút lại thỏa thuận và tiếp tục tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc”.
“Chính phủ đã không thiết lập bất kỳ mối quan hệ ngoại giao hoặc quan hệ nào với Đài Loan. Do thông tin sai lệch về thỏa thuận đã ký, thỏa thuận này đã bị chấm dứt”, thông cáo của Guyana cho hay.
Trung Quốc luôn xem Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất, kể cả bằng vũ lực. Trong những năm qua, Trung Quốc tăng cường sức ép quân sự, ngoại giao và kinh tế đối với Đài Loan từ khi lãnh đạo Thái Anh Văn, người từ chối công nhận chính sách “Một Trung Quốc”, đắc cử năm 2016.
Bắc Kinh cũng gây sức ép để nhiều nước cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, khiến hòn đảo bị gạt ra ngoài lề trong cộng đồng quốc tế. Đài Loan hiện chỉ có quan hệ ngoại giao chính thức với 14 quốc gia, gồm 4 nước vùng Caribe.
Video đang HOT
Hạm đội 8 tàu ngầm Đài Loan đóng mới gây khó cho Trung Quốc thế nào?
Đài Loan đang đóng mới 8 tàu ngầm nhằm nâng cao khả năng phòng vệ, càng khiến kế hoạch tấn công chiếm đảo của Trung Quốc trở nên khó khăn hơn.
Hai tàu ngầm Đài Loan mua của Hà Lan đã lỗi thời.
Đài Loan hiện đang đóng tàu ngầm đầu tiên trong dự án 8 tàu ngầm hiện đại tại nhà máy đóng tàu ở thành phố cảng Cao Hùng. Chiếc đầu tiên dự kiến sẽ ra biển thử nghiệm vào năm 2025.
Tại buổi lễ khởi công, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn gọi đây là "dấu mốc lịch sử", "thể hiện ý chí cao của Đài Loan với thế giới".
Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời, nếu cần sẽ phải thu hồi bằng vũ lực. Vài tháng qua, Trung Quốc tăng cường gây sức ép quân sự lên hòn đảo, tích cực tập trận quân sự và đưa chiến đấu cơ uy hiếp Đài Loan.
Hạm đội tàu đổ bộ của Trung Quốc sẽ phải vượt eo biển Đài Loan, vùng biển hẹp ngăn cách hai bên. Đó là cơ hội để 8 tàu ngầm hiện đại của Đài Loan sẽ tạo nên sự khác biệt, theo các nhà phân tích.
Ngày nay, tàu ngầm vẫn là loại vũ khí giáng đòn tấn công âm thầm nhưng lại cực kỳ hiệu quả, có thể gây tổn thất lớn cho bất kì hạm đội nào.
Các tàu ngầm Đài Loan đóng mới sử dụng động cơ diesel-điện thay vì động cơ hạt nhân, tăng khả năng hoạt động êm ái, giảm thiểu chi phí vận hành.
Khi lặn, các tàu ngầm này gần như không phát ra tiếng ồn nhờ pin lithium ion dự trữ năng lượng. Các tàu ngầm Đài Loan âm thầm ẩn náu ở eo biển, tung đòn tấn công bất ngờ nhằm vào các tàu chở quân của Trung Quốc hướng ra đại lục.
"Năng lực săn ngầm của Trung Quốc vẫn còn rất hạn chế. Ngay cả các quốc gia như Mỹ hay Nhật Bản cũng sẽ gặp khó khăn khi săn tìm tàu ngầm ở vùng nước nông, pha lẫn rất nhiều tạp âm", Owen Cote, phó giám đốc Chương trình Nghiên cứu An ninh tại Viện Công nghệ Massachusetts, chuyên gia về tác chiến tàu ngầm, nói.
Hiện chưa rõ tàu ngầm Đài Loan sẽ sử dụng những công nghệ nào. Hồi đầu năm nay, Washington đã bật đèn xanh, bán cho Đài Loan các ngư lôi hạng nặng Mark 48.
Lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.
"Tàu chở quân Trung Quốc trúng phải ngư lôi hạng nặng như MK48 sẽ là thảm họa, vì dễ dàng loại khỏi vòng chiến đấu các đơn vị cấp tiểu đoàn", Carl Schuster, chuyên gia tại Đại học Thái Bình Dương Hawaii, nói. "Trung Quốc sẽ không muốn mạo hiểm huy động tàu đổ bộ trừ khi vô hiệu hóa được các tàu ngầm Đài Loan".
Bên cạnh ngư lôi, tàu ngầm mới sẽ được tích hợp các công nghệ tiên tiến nhất của cả Mỹ và Nhật Bản, theo các nhà phân tích.
Thách thức lớn nhất của Đài Loan ở thời điểm hiện tại là vấn đề thiếu kinh nghiệm đóng tàu ngầm. Tập đoàn đóng tàu Đài Loan (CSBC) phải nhận dự án vì hòn đảo không thể nhờ đối tác nước ngoài đóng tàu ngầm. Mỗi tàu ước tính có lượng giãn nước 3.000 tấn.
"Đài Loan thực sự đang đứng trước sức ép chế tạo các tàu ngầm hiện đại. Điều mà họ chưa từng làm trước đây", Timothy Heath, nhà phân tích quốc tại tập đoàn RAND ở Washington, nói.
Chuyên gia Schuster nói Đài Loan sẽ phải vừa học vừa tìm hiểu, vừa đồng thời đóng tàu ngầm, nên phải sau năm 2030, hòn đảo mới có thể đưa cả 8 tàu ngầm vào hoạt động.
"Đài Loan hiện sở hữu nhiều tên lửa chống hạm uy lực. Sự xuất hiện của tàu ngầm thế hệ mới sẽ khiến kế hoạch tấn công đổ bộ của Trung Quốc gặp nhiều rủi ro hơn bao giờ hết", Sidharth Kaushal, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quân sự Hoàng gia Anh (RUSI), nói.
Theo các nhà phân tích, xét về lâu dài, Trung Quốc vẫn chiếm ưu thế trong cán cân quân sự ở hai bờ eo biển Đài Loan.
Bắc Kinh sở hữu một lượng lớn tàu ngầm, tàu nổi, tên lửa phòng từ đất liền, oanh tạc cơ và máy bay chiến đấu. Những khí tài vũ khí đồ sộ này đủ sức tham gia bất kì cuộc xung đột nào.
"Đài Loan sản xuất tàu ngầm nội địa thể hiện vai trò đối tác quan trọng với Mỹ", chuyên gia Timothy Heath nói. "Nhờ đó, Mỹ sẽ dễ dàng hơn trong việc đề ra phương án hỗ trợ Đài Loan nếu Trung Quốc tấn công".
Đến cuối cùng, Mỹ vẫn phải có trách nhiệm hỗ trợ Đài Loan. "Nếu Mỹ không can thiệp, Trung Quốc sẽ tìm ra cách vô hiệu hóa cả 8 tàu ngầm Đài Loan", ông Heath nói.
Chuyên gia Schuster kết luận: "Trung Quốc hiểu rằng các tàu ngầm Đài Loan sẽ khiến cái giá phải trả để Bắc Kinh kiểm soát hòn đảo là rất lớn. Các tàu ngầm Đài Loan sẽ đóng vai trò răn đe hiệu quả trong ít nhất 20 năm tới".
Đài Loan nói bị đe dọa hàng ngày Đài Loan nói phải đối mặt các mối đe dọa quân sự hàng ngày trong bối cảnh Mỹ thông báo hợp đồng vũ khí mới trị giá 280 triệu USD. Phát biểu tại một diễn đàn an ninh ở Đài Bắc hôm nay, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cho rằng có những lực lượng "luôn cố vi phạm trật tự vốn...