Quốc gia hiện có ít ca tử vong do COVID-19 hơn cúm mùa
Ngay cả khi biến thể Delta trở nên thống trị, số ca nhập viện và tử vong do COVID-19 tại quốc gia này sẽ không vượt quá con số của mùa hè năm ngoái.
Người cao tuổi chờ tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại nhà thờ Rotnes ở Nittedal, Na Uy. Ảnh: Reuters
Đài Sputnik đưa tin số người nhập viện và tử vong do mắc COVID-19 đã giảm tại Na Uy trong mùa hè qua. Trong tháng 7, trên khắp đất nước này chỉ có 5 người tử vong và hiện chỉ có 14 người phải nhập viện điều trị.
Ông Preben Aavitsland, Viện trưởng Viện Y tế Cộng đồng Quốc gia (FHI), ước tính tỷ lệ tỷ vong sau lây nhiễm ( IFR) đối với COVID-19 ở quốc gia này là gần 0,05% trong giai đoạn từ tháng 5 – 7 năm nay. Cụ thể, trong ba tháng đó, Na Uy ghi nhận 23.877 ca dương tính và trong đó có 25 người tử vong.
Để so sánh, IFR trong mùa cúm bình thường là 0,1%, theo tính toán của nhà nghiên cứu dịch bệnh Svenn-Erik Mamelund tại Đại học Oslo. Viện dẫn một số ca có thể bị bỏ sót, ông Aavitsland thay vào đó đã đưa ra tỷ lệ này nằm trong khoảng giữa 0,05 – 0,2%. Đồng nghĩa với việc tổng tỷ lệ tử vong do COVID-19 hiện nay là thấp hơn so với mùa cúm thông thường.
Dù vậy, cần phải nhấn mạnh rằng khái niệm IFR nhằm tính toán tổng tỷ lệ tử vong trong xã hội, chứ không phải cho từng cá nhân. So với bệnh cúm, COVID-19 gây nguy hiểm hơn, đặc biệt đối với người già, người có bệnh lý cũng như những người bị suy giảm miễn dịch.
Ông Preben Aavitsland nhấn mạnh tiêm phòng đối với nhóm đối tượng nguy cơ cao chính là một biện pháp phòng ngữa hữu hiệu. Với việc 92% người Na Uy từ 45 tuổi trở lên – độ tuổi chiếm 99% số ca tử vong do COVID-19 – đã được tiêm ít nhất một liều vaccine và 61% đã tiêm đủ hai liều, ông tin rằng tỷ lệ tiêm chủng cao này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tình hình dịch COVID-19 ở Na Uy.
Video đang HOT
Theo ông, ngay cả khi biến thể Delta đang lây lan nhanh và chiếm phần lớn ca mắc mới, tỷ lệ tử vong do COVID-19 vẫn sẽ được giới hạn nhờ tỷ lệ tiêm chủng cao. Cho đến nay, Na Uy có khoảng 140.000 người mắc và 800 người tử vong do COVID-19.
Có thể xuất hiện biến thể COVID-19 siêu đột biến, khiến 1/3 số người mắc tử vong
Nhóm Cố vấn Khoa học Khẩn cấp (SAGE) của Chính phủ Anh vừa cảnh báo về một loại biến thể mới của SARS-CoV-2 trong tương lai, có thể giết chết 1/3 số người mắc.
Theo tờ Dailymail, cảnh báo trên được SAGE đưa ra trong một tài liệu đăng ngày 30/7. Các nhà khoa học SAGE cho rằng biến thể tương lai có thể gây chết người như MERS - hội chứng hô hấp Trung Đông có tỷ lệ tử vong lên tới 35%.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
SAGE cho rằng khả năng virus SARS-CoV-2 biến đổi cao nhất khi virus này hoành hành mạnh nhất, giống như ở Anh hiện nay.
Theo các nhà khoa học, để ngăn chặn virus đột biến, cần tiêm liều vaccine tăng cường vào mùa đông, giảm thiểu biến thể mới xâm nhập từ nước ngoài và cân nhắc tiêu hủy một số loài động vật có thể mang virus.
Cảnh báo về biến thể siêu đột biến được đưa ra khi các nhà khoa học xem xét các kịch bản tiềm tàng có thể xảy ra trong tương lai không xa.
Biến thể tương lai này có thể kháng vaccine nếu nó kết hợp các đặc điểm kháng vaccine của biến thể Beta (nguồn gốc Nam Phi) và đặc điểm lây nhanh của biến thể Alpha hay Delta.
Quá trình tái kết hợp này có thể làm xuất hiện một chủng virus mới hoành hành dữ dội hơn, gây chết người nhiều hơn.
SAGE cho rằng các vaccine có thể hiệu quả, trừ khi có đột biến bất thường khiến các mũi tiêm kém hiệu quả hẳn trong ngăn chặn ca bệnh nặng. Khả năng này ít xảy ra.
Dù vậy, giới khoa học cho rằng biến thể mới có thể nguy hiểm hơn ngay cả khi đã tiêm chủng, vì vaccine không giúp người tiêm có miễn dịch hoàn toàn.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cảnh báo về nguy cơ xuất hiện các biến thể mới. WHO cho biết số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu đã tăng 8% và số ca tử vong tăng 21% chỉ trong 1 tuần. Trong tuần qua, số ca mắc biến thể Delta đã tăng trung bình lên 540.000 ca/ngày và gần 70.000 ca tử vong/tuần trên toàn cầu. Sự gia tăng này xảy ra trong các điều kiện tương tự như tại đỉnh dịch vào năm ngoái - thời điểm xuất hiện 4 biến thể của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan cao.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Bali, Indonesia ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Giáo sư Nick Loman tại Đại học Birmingham (Anh) cho biết virus SARS-CoV-2 đã tiến hóa đáng kinh ngạc với khả năng xâm nhập vào tế bào người và thích ứng trên các vật chủ mới. Ông cho rằng không ai có thể tự tin dự đoán sẽ xảy ra chuyện gì trong tương lai.
Các nhà virus học cho biết virus SARS-CoV-2 có thể đã phát triển thành nhiều biến thể nguy hiểm hơn, song cho đến nay chưa được phát hiện do mức độ lây nhiễm trong cộng đồng chưa đủ lớn.
Một nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Áo công bố ngày 30/7 cho thấy, ngoài việc lây lan tại các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp, các chủng kháng vaccine có nguy cơ xuất hiện cao hơn khi hơn 60% dân số của một cộng đồng được tiêm chủng và các biện pháp phòng dịch như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội được dỡ bỏ. Nghiên cứu cho biết việc hình thành một biến thể kháng vaccine vào thời điểm đó có thể dẫn đến các vòng tiến hóa của biến chủng đó.
"Những biến thể đáng quan ngại" theo phân loại của WHO, được đặt tên theo các chữ cái Hy Lạp Alpha, Beta, Gamma và Delta, đều xuất hiện vào nửa cuối năm 2020, mặc dù phải mất một thời gian để chúng lây lan rộng hơn. Danh sách "những biến thể cần quan tâm" tiếp theo, được cho là có khả năng lây lan hoặc kháng vaccine cao hơn, gồm Eta, Iota, Kappa và Lambda.
Trong số các biến thể hiện nay, Delta có khả năng lây truyền cao gấp đôi so với Alpha được phát hiện lần đầu tiên ở Anh - biến thể có khả năng lây lan cao hơn 40% so với chủng virus lần đầu được phát hiện ở Trung Quốc. Trong khi đó, Beta, xuất hiện đầu tiên ở Nam Phi, dường như có khả năng tái nhiễm bệnh cao nhất.
Các nhà khoa học cho rằng hiện chưa rõ virus SARS-CoV-2 có thể phát triển tới mức độ nào khi thích nghi với cộng đồng đã miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc đã mắc bệnh, và cảnh báo một số chủng virus corona, vốn đang chỉ gây ra các triệu chứng giống cảm lạnh nhẹ, đã bắt đầu gây ra các bệnh nghiêm trọng hơn.
Nhà dịch tễ học Kerkhove của WHO cảnh báo khi virus lây lan càng nhiều thì sẽ càng biến đổi. Delta sẽ không phải là biến thể cuối cùng, và bảng chữ cái có thể không đủ để đặt tên cho các biến thể mới.
COVID-19 giúp "quét sạch" cúm mùa? Theo hãng tin AP, cúm mùa gần như biến mất khỏi Mỹ, với số lượng ca nhiễm ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ gần đây nhờ thành công của các biện pháp chống dịch COVID-19. Hình minh họa: USA Today Tháng 2 thường là đỉnh điểm của dịch cúm mùa tại Mỹ khi các bệnh viện, phòng khám tư đông kín...