Quốc gia giàu bậc nhất Trung Đông “bó tay” trước quốc gia nghèo nhất?
Chiến dịch quân sự của Ả Rập Saudi nhằm vào quốc gia láng giềng Yemen đã kéo dài suốt hơn 2 năm qua và đang có dấu hiệu sa lầy.
Đám đông người ủng hộ phe nổi dậy Houthi tập trung ở thủ đô Sanaa, Yemen.
Theo Sputnik, Yemen là quốc gia nghèo nhất Trung Đông, đang trải qua cuộc xung đột quân sự giữa phe nổi dậy Houthi chống Ả Rập Saudi và đồng minh từ năm 2015. Mỹ không trực tiếp can thiệp mà chỉ tham gia với vai trò hỗ trợ vũ khí.
Phiến quân Houthi theo dòng Shiite do Iran, Nga hậu thuẫn chiếm thủ đô Yemen, mâu thuẫn sâu sắc với liên minh Sunni-Arab do Ả Rập Saudi dẫn đầu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, khoảng 20 triệu người Yemen, trong đó có 11 triệu trẻ em, đang cần viện trợ khẩn cấp. Liên Hợp Quốc tin rằng số người thiệt mạng do cuộc xung đột có thể vượt quá con số 10.000. Đây cũng là điểm nóng tồi tệ nhất về vấn đề nhân đạo trên thế giới.
“Yemen đang cứng rắn chống lại Ả Rập Saudi”, cố vấn chính phủ Iran Ali Akbar Velayati nói hồi tuần trước.
Cuộc xung đột quân sự do Ả Rập Saudi dẫn đầu sẽ “kết thúc giống như thất bại của người Mỹ ở Việt Nam. Lực lượng do Mỹ hậu thuẫn tại quốc gia Đông Nam Á này nhận viện trợ vũ khí toàn diện nhưng chỉ chuốc lấy thất bại tồi tệ”, ông Velayati, người từng là cựu ứng viên Tổng thống Iran nói.
Việc cựu Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh bị hành quyết hồi đầu tháng này là lời khẳng định rằng phiến quân Houthi sẽ không đàm phán với hoàng gia Ả Rập Saudi bằng bất cứ giá nào. Họ không chấp nhận bất cứ điều gì ngoài sự rút lui của Ả Rập Saudi và đồng minh do Mỹ hậu thuẫn.
Video đang HOT
Ả Rập Saudi không ngừng không kích Yemen nhưng chưa thu được nhiều kết quả.
Cụ thể, quân đội Ả Rập Saudi với sự hỗ trợ vũ khí, tình báo từ mạng lưới toàn cầu của Mỹ, đã thất bại trong việc vô hiệu hóa cơ quan đầu não của Houthi, nhằm đánh tan lực lượng nổi dậy này.
Chiến dịch ném bom không ngừng của Ả Rập Saudi cũng không thể khuất phục được Houthi, mà chỉ càng làm cho tình hình nhân đạo ở Yemen trở nên tồi tệ.
“Thủ đô Sanaa của Yemen đang đối mặt với những ngày tồi tệ nhất về nhân đạo. Cư dân cảm thấy mệt mỏi vì chiến tranh kéo dài”, phóng viên Yemen Asem Alshamiri nói.
Trong bài phát biểu gần đây đánh dấu tròn 1.000 ngày kể từ khi cuộc xung đột Yemen nổ ra, lãnh đạo phong trào Houthi, Abdul Malik Al-Houthi tuyên bố rằng Yemen sẽ không bao giờ đầu hàng.
“Kẻ thù sẽ không thể cướp đi tự do của chúng ta hay làm suy yếu sức mạnh của chúng ta”, lãnh đạo phe nổi dậy Houthi khẳng định.
Theo Danviet
Li kì người đàn ông đến Nhật từ một quốc gia không tồn tại
Người đàn ông đến từ Taured là câu chuyện kể về một người bí ẩn đến Nhật Bản từ một quốc gia tên Taured, nhưng quốc gia đó thực tế không hề tồn tại.
Ảnh minh họa.
Theo Ancient Origins, câu chuyện bắt đầu vào một ngày oi bức tháng 7.1954 tại sân bay Haneda, thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Đội ngũ an ninh sân bay đang làm việc thì một sự việc bất thường làm gián đoạn guồng công việc bận rộn của họ.
Theo lời kể của các hành khách tại sân bay, người đàn ông da trắng bí ẩn nói tiếng Pháp, biết chút ít tiếng Nhật và một vài ngôn ngữ khác.
Câu chuyện không có gì đặc biệt cho đến lúc người đàn ông mang ra cuốn hộ chiếu để đóng dấu. Hộ chiếu trông khá thật nhưng lại ghi tên quốc gia Taured, đất nước không hề có thật.
Phần tiếp theo của câu chuyện là việc người đàn ông cố gắng thuyết phục nhân viên hải quan rằng quốc gia Taured có thật. Theo lời kể của người đàn ông, Taured nằm ở khu vực giữa Pháp và Tây Ban Nha, và quốc gia này đã tồn tại trong 1.000 năm qua.
Sân bay Haneda, Nhật Bản những năm 1950.
Khi nhân viên hải quân khẳng định vị trí ông ta vừa chỉ là Andorra, du khách này bắt đầu tức giận và đặt câu hỏi vì sao.
Để chứng minh sự tồn tại của Taured, người đàn ông này còn xuất trình giấy phép lái xe do chính phủ Taured cấp, hộ chiếu các giấy tờ kinh doanh có liên quan.
Khi các nhà điều tra cố gắng khai thác thông tin về Taured, vị khách bí ẩn tỏ ra mất kiên nhẫn. Ông nói đây là chuyến đi thứ 3 của mình tới Nhật Bản trong năm nay và từng đến quốc gia này nhiều lần trong 5 năm qua.
Bằng chứng là việc ông có thể nói được chút ít tiếng Nhật. Vậy nên ông ta không thể chấp nhận việc giới chức Nhật Bản làm chậm trễ lịch trình của mình.
Cuối cùng, người đàn ông bị cảnh sát Nhật Bản tạm giữ vì lý do có thể liên quan đến tội phạm. Ông ta bị đưa đến một khách sạn để nghỉ đêm, trước khi bắt đầu quá trình thẩm vấn.
Nơi người đàn ông nói là đến từ quốc gia Taured vốn không có thật.
Để đảm bảo người đàn ông không trốn thoát, hai nhân viên an ninh được bố trí canh phòng bên ngoài. Đến sáng hôm sau, người đàn ông biến mất mà không để lại bất cứ dấu vết nào.
Tất cả đều bất ngờ bởi căn phòng được bảo vệ cả đêm, lối thoát duy nhất trong phòng là khung cửa sổ nhìn xuống con đường tấp nập xe cộ phía dưới.
Toàn bộ giấy tờ tùy thân của người đàn ông, vốn được coi là bằng chứng, cũng biến mất một cách bí ẩn.
Các chuyên gia cho rằng, sự việc này có thể thực sự từng diễn ra, nhưng không bí ẩn như câu chuyện được thêu dệt cho đến ngày nay. Trải qua hàng chục năm cùng những lời truyền miệng, người đàn ông mất tích bí ẩn đã trở thành huyền thoại.
Cũng có ý kiến khác cho rằng câu chuyện này không có thật và đây chỉ là sản phẩm tưởng tượng của ai đó.
Theo Danviet
Thế giới tuần qua: Nước cờ Jerusalem và 3 lần Mỹ bị cô lập trong LHQ Kết quả bỏ phiếu thông qua nghị quyết trong ĐHĐ LHQ với nội dung bác bỏ quyết sách mới đây của tổng thống Mỹ Donald Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv về Jerusalem không được như phía ông Trump trông đợi. Tổng thống Mỹ Trump đã không nhận được kết quả...