Quốc gia G7 duy nhất không cung cấp vũ khí cho Kiev có thể giải quyết xung đột Ukraine?
Nghị sĩ Nhật Bản Muneo Suzuki, người từng đến Nga vào cuối tháng 7, cho rằng Nhật Bản là quốc gia G7 duy nhất không cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Đó là lý do tại sao nước này có thể đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết xung đột Ukraine.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại cuộc họp báo chung ở Kiev ngày 21/3/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Nghị sĩ Nhật Bản Muneo Suzuki, người từng đến Nga vào cuối tháng 7, cho biết Nhật Bản là quốc gia G7 duy nhất không cung cấp vũ khí cho Ukraine. Đó là lý do tại sao nước này có thể đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết xung đột Ukraine.
“Trước hết, Nhật Bản là quốc gia thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) duy nhất không cung cấp vũ khí cho Ukraine. Đây là lý do tại sao Nhật Bản có thể đứng ra làm trung gian trong việc giải quyết xung đột Ukraine. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên tận dụng vị thế này”, ông nói.
Ông Suzuki cho rằng Chính phủ Nhật Bản cũng nên đóng vai trò dẫn đầu trong các nỗ lực thúc đẩy ngừng bắn và xây dựng hòa bình. Về vấn đề này, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), không phải G7.
Video đang HOT
“Khi G7 xuất hiện, nhóm này chiếm tới 80% nền kinh tế toàn cầu. Trong khi hiện tại con số này chỉ ở mức 40%. Ngược lại, G20, ngoài G7 còn bao gồm các quốc gia như Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc, hiện chiếm 80% nền kinh tế toàn cầu.
Trong số đó, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil từng đưa ra các sáng kiến ngừng bắn cho cuộc xung đột ở Ukraine. Tôi nghĩ rằng đó là những đề xuất thực tế”, ông nói.
Ông Suzuki đề xuất Nhật Bản nên dẫn đầu nỗ lực trên con đường hướng tới ngừng bắn và hòa bình. Đồng thời, ông cho biết thêm rằng sau chuyến thăm Nga, ông dự định trình bày với một số đại diện của Chính phủ Nhật Bản và phái đoàn của Thủ tướng Fumio Kishida về chuyến thăm cũng như các cuộc thảo luận giữa ông và các quan chức Nga.
Cuộc xung đột Nga - Ukraine đã tới hồi kết?
Những tuyên bố mới đây từ các quan chức cấp cao của Nga và Ukraine cho thấy Moscow và Kiev đã sẵn sàng đàm phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột.
Mặc dù vậy, mỗi bên đều đưa ra những điều kiện tiên quyết mang tính trở ngại khó giải quyết.
Trong cuộc họp với người đồng cấp Vương Nghị tại Trung Quốc ngày 23/7, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba nhấn mạnh Kiev đã sẵn sàng tham gia vào tiến trình đàm phán với Nga vào một thời điểm nào đó nếu Moscow sẵn sàng với các cuộc đàm phán chân thành. Ông đánh giá đàm phán "cần hợp lý, độc lập và hướng đến mục tiêu đạt được hòa bình lâu dài và công bằng".
Ông nhấn mạnh: "Sẽ có những cuộc đàm phán phong phú và chi tiết. Một câu hỏi trung tâm của tất cả đó là hòa bình ở Ukraine. Chúng tôi sẽ nói chuyện, chúng tôi sẽ tìm kiếm các điểm liên lạc. Chúng ta cần phải tránh các điểm mâu thuẫn của các kế hoạch hòa bình. Chúng ta phải hướng tới một nền hòa bình công bằng và liên tục".
Tuy nhiên, người đứng đầu Bộ Ngoại giao Ukraine cho rằng, hiện tại không có thiện chí như vậy từ phía Nga đồng thời kêu gọi một nền hòa bình công bằng và lâu dài. Trước đó cùng ngày,
Tổng thống Vladimir Putin và người đồng cấp Volodymyr Zelensky tại một cuộc họp ở Điện Elysee (Pháp) ngày 9/12/2019. Ảnh: AP
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải chấm dứt xung đột càng sớm càng tốt để không gây thêm thương vong. "Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều hiểu rằng đã đến lúc chúng ta phải kết thúc chiến tranh càng sớm càng tốt. Tất nhiên là không được để có thêm nhiều người dân vô tội phải mất đi mạng sống", ông nói.
Không chỉ Ukraine, Nga cũng đã nhiều lần bày tỏ mong muốn chấm dứt cuộc xung đột. Trả lời báo giới hôm 25/7, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố: "Nga nhìn chung sẵn sàng cho quá trình đàm phán, nhưng trước tiên chúng tôi cần hiểu mức độ sẵn sàng của phía Ukraine cho việc này và liệu Kiev đã được các đồng mình chấp thuận về đàm phán. Ở thời điểm này, bạn có thể nhận thấy có nhiều tuyên bố trái ngược và mọi thứ chưa rõ ràng".
Người phát ngôn Dmitry Peskov còn chỉ ra rằng, Kiev vẫn duy trì lệnh cấm liên lạc với Moscow và "nhiều thứ cần được làm rõ ràng". Trước đó, hồi tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra các điều kiện để chấm dứt giao tranh và bắt đầu đàm phán, trong đó có việc rút quân Ukraine khỏi các tỉnh Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia, công nhận các vùng lãnh thổ này là của Nga và dỡ bỏ các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga.
Theo người đứng đầu Điện Kremlin, Nga sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán ngay lập tức, nhưng các điều kiện có thể thay đổi theo thời gian. Điều này cũng đã được Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov một lần nữa nhấn mạnh trong cuộc họp báo sau buổi họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mới đây: "Chúng tôi sẵn sàng đàm phán các vấn đề an ninh với Ukraine và châu Âu nói chung, từ đó giải quyết cuộc xung đột ở Ukraine.
Nhưng xét đến trải nghiệm đáng buồn trong các cuộc đàm phán và tham vấn với phương Tây và Ukraine, tôi hy vọng ở một thời điểm nào đó chúng ta sẽ đạt được một hiệp ước về an ninh châu Âu và khi đó cuộc khủng hoảng Ukraine sẽ được giải quyết".
Trong những tuần gần đây, đã có nhiều tranh luận về việc liệu xung đột Nga - Ukraine có thể kết thúc tại bàn đàm phán hay không. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến công du mà ông gọi là "sứ mệnh hòa bình". Trong khi đó, trong nhiều sự kiện, ứng cử viên đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay là ông Donald Trump đã tuyên bố ông sẽ hành động để ngừng xung đột Nga-Ukraine ngay lập tức nếu tái đắc cử. Nhưng theo kênh truyền hình nhà nước DW của Đức, điều khiến nhiều nhà quan sát ngạc nhiên là bình luận của Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko, trong đó ông nói rằng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể phải cân nhắc thỏa hiệp về lãnh thổ với Nga.
Quan chức này nhấn mạnh: "Vài tháng tới sẽ rất khó khăn đối với Tổng thống Volodymyr Zelensky. Liệu ông ấy có nên tiếp tục chiến tranh với thêm nhiều chết chóc và tàn phá mới, hay cân nhắc thỏa hiệp về lãnh thổ với người đồng cấp Vladimir Putin? Trong trường hợp này, áp lực nào sẽ đến từ nước Mỹ nếu ông Donald Trump chiến thắng bầu cử?".
Thị trưởng Vitali Klitschko nói thêm rằng Tổng thống Volodymyr Zelensky có lẽ sẽ phải tìm đến trưng cầu ý dân trong trường hợp này. Nhà phân tích Roger Hilton của tổ chức tư vấn quốc tế GLOBSEC (Slovakia) đánh giá một số chính trị gia Ukraine đã bắt đầu thảo luận về việc nhượng bộ lãnh thổ sau hơn hai năm xung đột vô cùng khó khăn.
Ông Roger Hilton lập luận: "Việc một người như Thị trưởng Vitali Klitschko công khai bày tỏ quan niệm này thể hiện các lựa chọn chính trị khó khăn của Ukraine. Và những bình luận này của thị trưởng Kiev có thể nhằm kiểm tra xem liệu lập trường như vậy có được người dân chấp nhận hay không".
Mong muốn sớm chấm dứt xung đột là một yêu cầu cấp thiết và thực tế đối với cả Nga và Ukraine. Mặc dù cùng đưa ra tuyên bố sẵn sàng đàm phán, nhưng 2 bên đều đưa ra những điều kiện tiên quyết mang tính trở ngại khó giải quyết. Tổng thống Vladimir Putin đã nhiều lần nêu rõ, nếu muốn hòa đàm với Nga thì Ukraine phải rút hoàn toàn khỏi những vùng mới được sáp nhập vào Nga, đồng thời phải chính thức từ bỏ kế hoạch gia nhập NATO.
Trong khi đó, theo Tổng thống Volodymyr Zelensky, những điều kiện mà Nga đưa ra để chấm dứt xung đột là tối hậu thư đối với Ukraine và do đó, không thể chấp nhận được. Chính vì vậy, theo các chuyên gia, nếu cả 2 bên vẫn giữ lập trường quan điểm về đàm phán như từ trước đến nay thì dù là có tuyên bố bao nhiêu đi chăng nữa về mong muốn hòa bình và kế hoạch đàm phán thì hai bên cũng khó có thể tìm được tiếng nói chung
Tín hiệu Nga và Ukraine hướng đến đàm phán để ngừng xung đột Hãng DPA (Đức) đánh giá rằng những tuyên bố mới nhất từ quan chức Nga và Ukraine cho thấy hai quốc gia đã sẵn sàng đám phán hòa bình nhằm chấm dứt xung đột mặc dù mỗi bên đều có điều kiện tiên quyết. Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba. Ảnh: AFP/TTXVN Bộ Ngoại giao Ukraine tuyên bố sẵn sàng tham gia vào tiến...