Quốc gia duy nhất yêu cầu công dân ở lại tâm dịch Vũ Hán
Trong khi nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc… đã đưa công dân từ tâm dịch Vũ Hán về nước thì có một quốc gia lại yêu cầu công dân nước mình ở nguyên tại thành phố này.
Nhân viên y tế Trung Quốc phun thuốc khử trùng tại nơi công cộng (ảnh: Nytimes)
Đã hai tháng trôi qua, Nadeem Bhatti – một sinh viên đại học người Pakistan tại Vũ Hán, hàng ngày đều chứng kiến từng bạn học rời thành phố Vũ Hán. Những sinh viên đến từ Ấn Độ, Nepal và một số người khác đều đã lên những chuyến xe bus, máy bay được nhà nước hỗ trợ để di chuyển ra khỏi Vũ Hán.
Tuy nhiên, Nadeem Bhatti cùng 800 sinh viên Pakistan khác đang học tập tại Vũ Hán vẫn ở lại phía sau. Chính phủ Pakistan yêu cầu Bhatti và các sinh viên khác ở lại.
Theo NYTimes, có thể nói, hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe của Pakistan đang ở trong tình trạng hỗ loạn dù virus Corona chưa xâm nhập vào nước này.
Video đang HOT
Những bệnh viện ở Pakistan luôn thiếu thốn các y bác sĩ được đào tạo bài bản và những vật tư y tế cần thiết để đối phó với dịch bệnh. Nếu đưa những công dân đang ở Vũ Hán về nước, virus Corona có thể lây lan khắp Pakistan và khó có thể kiểm soát.
Pakistan là một trong những quốc gia cuối cùng trên thế giới vẫn phải đối mặt với bệnh bại liệt, dịch sốt xuất huyết và HIV đang có dấu hiệu gia tăng.
Một số người Pakistan ở Vũ Hán cho rằng mình không được chính phủ đón về vì ngại làm “phiền lòng” Trung Quốc. Trung Quốc là đồng minh quan trọng và là một trong những nước đầu tư nhiều nhất vào Pakistan.
Tuy nhiên, Bhatti nghĩ khác. Anh nói: “Ban đầu tôi rất muốn quay về Pakistan. Tôi nghĩ rằng chúng tôi không được đưa trở về vì nguy cơ lây lan virus Corona. Tôi đã mất ngủ nhiều đêm vì điều này. Nhưng giờ thì khác rồi, ở Pakistan không có bệnh viện nào có thể điều trị loại virus này. Còn ở đây, những người Trung Quốc đang làm rất tốt để đánh bại nó”.
Theo danviet.vn
Phun thuốc khử trùng người về từ Vũ Hán
Ngay tại chân máy bay, các nhân viên y tế xịt thuốc khử trùng lên 238 người Indonesia di tản từ Vũ Hán.
Chiếc máy bay Airbus của hãng Batik Air đến sân bay Hang Nadim sáng 2/2. Hành khách bước ra khỏi máy bay đều được nhân viên y tế phun thuốc khử trùng toàn thân, theo quy trình của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Có 5 quan chức Bộ Ngoại giao Indonesia để hỗ trợ đưa các công dân này về nước. Họ sau đó chuyển đến ba máy bay của không quân để đến đảo Natuna, được kiểm dịch và cách ly. Sân bay Natuna ở Raden Sadjad được thắt chặt an ninh, hoàn toàn đóng cửa với người dân. Chính phủ cho biết tất cả người về sẽ trải qua kiểm tra y tế trên đảo trong hai tuần để đảm bảo rằng họ không bị nhiễm nCoV.
Phun thuốc khử trùng cho công dân Indonesia trở về từ Vũ Hán tại chân máy bay hôm 2/2. Ảnh: Reuters.
Bộ trưởng Y tế Terawan Agus Putranto cho biết lẽ ra có thêm 7 công dân Indonesia phải sơ tán khỏi Vũ Hán. "Số lượng người di tản đáng lẽ là 245," Terawan nói. Tuy nhiên 4 công dân từ chối trở về và ký một cam kết về việc từ chối di tản khỏi Trung Quốc. Ba người khác không vượt qua quy trình kiểm y tế bắt buộc của chính phủ Trung Quốc và không được phép rời khỏi thành phố.
"Điều đó giúp chúng tôi cảm thấy yên tâm hơn bởi vì những người di tản được chính phủ Trung Quốc xác nhận là khỏe mạnh", Terawan nói.
Nhà chức trách Indonesia tiến hành kiểm dịch lại để đảm bảo rằng virus không lây lan tại quốc gia của mình.
Sau khi được phun thuốc khử trùng, các công dân ra đảo Natuna để kiểm dịch trong hai tuần. Ảnh: Reuters.
Tham mưu trưởng quân đội Indonesia, Đại tướng không quân Hadi Tjahjanto cho biết đảo Natuna được chọn để giữ người di tản vì cách xa khu dân cư với đủ các cơ sở chăm sóc sức khỏe do quân đội quản lý. "Bệnh viện quân đội có thể chứa tới 300 bệnh nhân", ông Hadi nói.
Cho đến nay, Indonesia vẫn chưa ghi nhận trường hợp nhiễm nCoV.
Lê Cầm (Theo Jakarta Globe, Reuters)
Theo vnexpress.net
Du thuyền lênh đênh ở biển, không ai cho cập cảng vì sợ virus corona Du thuyền MS Westerdam bị Philippines, Đài Loan và Nhật Bản từ chối cho nhập cảnh vì lo ngại lây nhiễm virus corona. Con tàu hiện ở trong "chế độ chờ" ngoài khơi bờ biển Okinawa. Tàu MS Westerdam rời Singapore vào ngày 16/1, bắt đầu chuyến đi kéo dài 30 ngày vòng quanh châu Á. Tuy nhiên, sau khi rời Hong Kong...