Quốc gia duy nhất thế giới rơi vào cảnh thiếu rác
Estonia là quốc gia nhập khẩu rác duy nhất trên thế giới để duy trì nhà máy điện hoạt động đủ công suất.
Nhà máy xử lý rác và điện năng ở thành phố Iru, Estonia đang trong tình trạng thiếu rác nghiêm trọng.
Năm ngoái, Estonia nhập khẩu 56.000 tấn rác thải để chạy nhà máy năng lượng tại thành phố Iru. Estonia lâm vào cảnh trớ trêu vì không thải đủ rác khiến nhà máy điện hoạt động không hiệu quả, tờ Eesti Paeveleht viết.
Theo thống kê năm 2015, các hộ gia đình và doanh nghiệp ở Estonia chỉ “sản” ra 395.000 tấn rác với phân nửa số này bị chôn lấp hoặc tái chế. Nhà máy ở Iru ngốn tới 245.000 tấn rác mỗi năm nên buộc phải nhập khẩu rác để đáp ứng nhu cầu.
Video đang HOT
Nhà máy xử lý rác thành điện năng ở Estonia là một loại hình nhà máy tái tạo năng lượng mới trong đó điện được tạo ra nhờ việc đốt các dễ cháy như methane, methanol, ethanol từ rác.
Nguồn rác xuất xứ chủ yếu từ Phần Lan và đôi khi là Iceland. Chủ tịch hội đồng quản trị Eesti Energia Raine Pajo cho biết việc nhập rác là rất tốt với Estonia: “Cần phải thú thật rằng xử lý rác thải nước ngoài mang lại nguồn lợi không nhỏ”.
Dù vậy, nhập khẩu rác ở nhà máy Eesti Energia không phải cứ muốn bao nhiêu là có bấy nhiêu. Cục Môi trường Estonia thông báo rác thải địa phương phải được xử lý trước, sau đó giấy nhập khẩu mới được cấp.
Theo Quang Minh – BBC (Dân Việt)
Nga khiến láng giềng sợ hãi phải sắm vũ khí "khủng"
Lithuania hôm qua (26/9) tiết lộ, nước này đang đàm phán để mua các hệ thống tên lửa phòng không của Na-uy nhằm giải quyết "lỗ hổng" phòng thủ ở sườn phía đông của NATO trong bối cảnh nước này luôn "nơm nớp" lo ngại về cái gọi là mối đe dọa từ Nga.
Ảnh minh họa
Hệ thống phòng không tầm trung NASAMS của Na-uy nếu được triển khai trên lãnh thổ Lithuania sẽ là lá chắn tên lửa đầu tiên được dựng lên ở các nước Balitc, gần sát với Nga. Hợp đồng này có giá trị khoảng 100 triệu euro (tương đương 115 triệu USD), phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Lithuania Vaidotas Linkus cho hay.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ giữa liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) gồm 28 thành viên và Nga đang căng thẳng sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng ở Ukraine và vụ sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014.
Tuần trước, chiến đấu cơ của NATO đã 7 lần cất cánh khẩn cấp từ các căn cứ ở các nước Baltic để đi chặn máy bay quân sự của Nga trên biển Baltic, Bộ Quốc phòng Lithuania cho hay.
NATO hồi tháng Bảy đã nhất trí triển khai 4 đội quân gồm 4.000 quân đến 3 nước Baltic gồm Estonia, Latvia, Lithuania - và Ba Lan để trấn an các nước này về mối đe dọa Nga.
Từ lâu được coi là gót chân Achilles của NATO, các nước Baltic không có khả năng chống lại được một cuộc tấn công toàn diện từ Nga. Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng, khả năng của các nước Baltic trong việc bảo vệ họ cho đến khi NATO có thể triển khai lực lượng cho một đòn phản ứng lớn hơn là mang tính quyết định. Những năng lực phòng không mới cũng sẽ khiến bất kỳ cuộc tấn công nào từ Nga trở nên khó khăn hơn.
Những gì đang diễn ra trong quan hệ giữa Nga với các nước láng giềng cũng là thành viên của NATO một lần nữa phơi bày sự mâu thuẫn và hoài nghi lẫn nhau giữa hai bên. NATO vẫn khăng khăng vin vào mối đe dọa từ Nga để triển khai nhiều hoạt động quân sự trong khu vực. Trong khi đó, Moscow bác bỏ bất kỳ ý định gây hấn nào với các nước láng giềng xung quanh nói riêng cũng như NATO nói chung.
Theo Vnmedia
Thành phố hạt nhân bí mật không có trên bản đồ của Liên Xô Với vẻ ngoài yên bình, êm ả, Sillamae thực chất là nơi diễn ra các dự án chế tạo bom hạt nhân bí mật của Liên Xô thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Thành phố Sillamae, Estonia thời chiến tranh Lạnh. Ảnh: Spiegel. Giai đoạn cuối Thế chiến II, Liên Xô đã bí mật xây dựng thành phố Sillamae trên đống đổ nát...