Quốc gia ĐNA khiến Trung Quốc và Ấn Độ phải tranh giành ảnh hưởng
Với việc căng thẳng Trung Quốc – Ấn Độ chưa thể giải quyết trong “một sớm một chiều”, các nước láng giềng trong khu vực có thể đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cả Bắc Kinh và New Delhi đều hiểu rất rõ điều này.
Không chỉ xung đột ở biên giới, Trung Quốc và Ấn Độ còn đang tranh giành ảnh hưởng ở một số nước trong khu vực. Ảnh: CNN
Tờ Eurasian hôm 7/10 đưa tin, sáng kiến “Vành đai Con đường” (BRI) của Trung Quốc không chỉ giúp tăng cường ảnh hưởng của nước này trong khu vực mà còn mang đến nhiều lợi ích khác. Với các cảng biển được xây dựng ở một số nước, bao gồm Gwadar ( Pakistan) và Hambantota ( Sri Lanka), Bắc Kinh có thể tận dụng chúng để dồn ép và gây khó khăn cho Ấn Độ, trong bối cảnh căng thẳng biên giới giữa 2 nước.
Đã đầu tư rất nhiều vào các quốc gia láng giềng với Ấn Độ như Pakistan, Sri Lanka, giờ đây, Bắc Kinh đang cạnh tranh để hướng tới một quốc gia láng giềng với Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á. Đó chính là Myanmar. Tuy nhiên, Ấn Độ cũng không chịu thua.
Video đang HOT
Sau chuyến thăm được nhận định là “rất khả quan” tới Bangladesh nhằm củng cố quan hệ song phương, Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla và Tổng tư lệnh quân đội Manoj Mukund Naravane cùng có chuyến thăm tới Myanmar.
Ấn Độ đã đề xuất đầu tư 6 tỷ USD để xây dựng một nhà máy lọc dầu ở vùng Thanlyin, gần thành phố Yangon, theo tờ Times of India (TOI).
Tờ báo Ấn Độ cho biết các quan chức Ấn Độ và Myanmar đã thảo luận về các vấn đề liên quan tới ổn định, an ninh biên giới và cam kết chung của họ là không cho phép các phần lãnh thổ tương ứng được sử dụng “cho các hoạt động gây hại cho nước còn lại”.
Theo TOI, đây được coi là một động thái chiến lược chống lại Trung Quốc, nước chiếm hơn 70% vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực năng lượng ở Myanmar. Bắc Kinh đã và đang thúc đẩy Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Myanmar như một phần của BRI. Tuy nhiên, Myanmar trước đó đã từ chối các kế hoạch của Bắc Kinh sau khi Tổng kiểm toán cảnh báo chính phủ Myanmar về việc số nợ với Trung Quốc đang tăng lên.
Tổng số nợ của Myanmar hiện nay rơi vào khoảng 10 tỷ USD, trong đó 4 tỷ USD là nợ Trung Quốc, Tổng kiểm toán Maw Than phát biểu trong một cuộc họp ở Naypyidaw.
“Sự thật là các khoản vay từ Trung Quốc có lãi suất cao hơn so với các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới hay Quỹ tiền tệ quốc tế. Vì vậy, tôi muốn nhắc lại các bộ ngành trong chính phủ kiềm chế hơn trong việc sử dụng khoản vay của Trung Quốc”, Tổng kiểm toán Myanmar nói.
Rút ra bài học từ Hành lang Kinh tế Trung Quốc – Pakistan (CPEC) và cảng Hambantota của Sri Lank, được cho là đẩy các quốc gia này vào “bẫy nợ” của Bắc Kinh, Myanmar giờ đây đang hướng tới Ấn Độ. Ngoài ra, Myanmar còn cáo buộc Trung Quốc hỗ trợ các nhóm vũ trang ở bang Rakhine của Myanmar.
Quốc gia Đông Nam Á này đang tỏ ra thận trọng trước khi giao các dự án cho nhà thầu Trung Quốc. Theo truyền thông địa phương, một công ty Thụy Sĩ được ký kết với tư cách bên thứ 3, xem xét kỹ lưỡng dự án đường sắt Muse – Mandalay, được xây dựng bởi Tập đoàn kỹ thuật đường sắt Eryuan.
Dự án đường sắt Muse – Mandalay được xây dựng theo một biên bản ghi nhớ, ký giữa chính phủ Trung Quốc và Myanmar năm 2011, trị giá 8,9 tỷ USD.
Ấn Độ và Myanmar đang cùng hợp tác trong một dự án vận tải trung chuyển đi qua bang Mizoram, đông bắc Ấn Độ. Trong chuyến thăm hiện tại của các quan chức Ấn Độ, New Delhi cũng công bố khoản tài trợ 2 triệu USD cho cây cầu Byanyu/Sarsichauk ở bang Chin của Myanmar. Cây cầu này sẽ kết nối bang Mizoram (Ấn Độ) và bang Chin của Myanmar với nhau.
Ấn Độ cũng đánh giá cao quyết định của Myanmar trong việc bàn giao 22 phiến quân nổi dậy của Ấn Độ. New Delhi còn tặng cho Myanmar 3.000 lọ remdesivir, thuốc kháng virus được một số nước phê duyệt để điều trị cho bệnh nhân Covid-19, trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành.
Gần 200 chuyến bay nội địa ở Ấn Độ bị hủy trong ngày đầu vận hành trở lại
Ngày 25/5, Ấn Độ đã bắt đầu vận hành trở lại các chuyến bay nội địa sau 2 tháng bị đình chỉ vì lệnh phong tỏa toàn quốc.
Ngày 25/5, Ấn Độ đã bắt đầu vận hành trở lại các chuyến bay nội địa sau 2 tháng bị đình chỉ vì lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, rối loạn đã xảy ra tại nhiều sân bay lớn của nước này khi nhiều chuyến bay bị hủy vì chưa đáp ứng được yêu cầu phòng dịch của các bang.
Gần 200 chuyến bay nội địa ở Ấn Độ bị hủy trong ngày đầu vận hành trở lại. (Ảnh minh họa)
Trong ngày đầu tiên hoạt động trở lại, tất cả các hàng hàng không lớn tại Ấn Độ như IndiGo, Air India, SpiceJet, Air Asia... đều chỉ được vận hành với 30% công suất thường lệ. Ngoài ra, các hãng phải áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp bảo vệ, giãn cách, vệ sinh khử trùng theo hướng dẫn của bộ Hàng không Dân dụng. Các cảng hàng không cũng phải thực hiện việc khử trùng các khu vực làm thủ tục, cấp khẩu trang, găng tay và nước sát khuẩn. Hành khách cũng phải khai báo y tế điện tử và kiểm tra thân nhiệt trước khi lên máy bay.
Tuy nhiên, rối loạn đã xảy ra tại các sân bay lớn như New Delhi, Bengaluru, Hyderabad và Kochi. Tại hai sân bay nhộn nhịp nhất Ấn Độ là Mumbai và New Delhi, gần 200 chuyến bay đã bị hủy hủy vì chính quyền một số bang yêu cầu Chính phủ và các hãng hàng không phải tuân thủ các hướng dẫn riêng của từng địa phương. Nhiều hành khách tỏ rõ sự thất vọng vì không được thông báo sớm hơn về việc hủy chuyến bay. Với kinh nghiệm khởi động lại hoạt động hàng không nội địa, Chính phủ Ấn Độ hy vọng có thể bắt đầu triển khai lại các đường bay quốc tế từ tháng 8.
Trung Quốc quyết định hồi hương công dân tại Ấn Độ Trung Quốc đã quyết định hồi hương các công dân của nước này khỏi Ấn Độ, bao gồm sinh viên, khách du lịch, người hành hương và doanh nhân cũng như nhiều người khác đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và muốn trở về quê nhà trong bối cảnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 diễn biến phức tạp....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'

Động lực và tia hy vọng mới cho mối quan hệ giữa Mỹ và Iran

Ba vấn đề nóng mà Tổng thống Trump phải quyết định trong vài tháng tới

Phát hiện đường dây buôn lậu linh kiện UAV tại châu Âu liên quan đến Hezbollah

Các tổ chức phi chính phủ châu Âu lo ngại nguy cơ bị cắt giảm tài trợ

Pháp đánh thuế người giàu để giảm thâm hụt ngân sách

Bài học từ chiến trường Ukraine tái định hình tương lai ngành công nghiệp quốc phòng Đức

Dân số Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ năm 1950

Bước đi của Mỹ có thể dẫn tới thay đổi sâu rộng trên thị trường vũ khí toàn cầu

Goldman Sachs tăng dự đoán giá vàng, hạ triển vọng giá dầu

EU hỗ trợ tài chính 1,8 tỷ USD cho Chính quyền Palestine

Campuchia tổ chức lễ cầu an nhân dịp Tết cổ truyền 2025
Có thể bạn quan tâm

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng
Sao việt
23:34:18 14/04/2025
Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'
Tv show
23:23:39 14/04/2025
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm
Sao châu á
23:12:05 14/04/2025
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải
Hậu trường phim
23:04:23 14/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
22:49:23 14/04/2025
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Tin nổi bật
22:02:43 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025
Bắt vụ vận chuyển khí cười số lượng lớn
Pháp luật
19:25:51 14/04/2025