Quốc gia đầu tiên triển khai UAV tích hợp trí tuệ nhân tạo vào thực chiến
Israel dường như là quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng các máy bay không người lái ( UAV) có sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI) trong thực chiến.
Đội UAV của Israel (Ảnh: Quân đội Israel).
Walla News dẫn nguồn tin từ một chỉ huy trong quân đội Israel (IDF) được gọi Thiếu tá “Mem” cho hay, nước này dường như đã sử dụng UAV có tích hợp AI để tấn công các mục tiêu của lực lượng vũ trang Hamas của người Palestine hồi tháng 5.
Theo nguồn tin, “đàn” UAV tiên tiến vận hành bằng AI đã được sử dụng trong cuộc xung đột căng thẳng kéo dài 11 ngày giữa Israel và Hamas, khi Nhà nước Do Thái dội hàng trăm trận không kích vào Dải Gaza để đáp trả Hamas nã hàng nghìn rocket và đạn cối về phía Israel.
Thiếu tá “Mem” cho biết, đàn UAV mà Israel sử dụng có tính năng tự liên lạc lẫn nhau và thậm chí có thể chỉ huy tung đòn không kích. Trong chiến dịch hồi tháng 5, các UAV đã đóng vai trò nhằm truy dò các địa điểm Hamas đặt bệ phóng rocket và thông báo cho máy bay của IDF hoặc lực lượng mặt đất ở Israel để tiến hành tấn công.
Video đang HOT
Theo Sputnik , nếu đây là thông tin chính xác, Israel đã trở thành quốc gia đầu tiên ứng dụng chiến thuật tấn công UAV tích hợp AI theo kiểu “bầy đàn” trong thực chiến.
“Sau một năm chuẩn bị và tập luyện, tình hình giao tranh đã xảy ra và Israel đã triển khai hệ thống vũ khí để tìm và tiêu diệt mục tiêu đối thủ. Chúng tôi đã hơn 30 lần xuất kích các bầy UAV và thu thập thông tin tình báo chính xác cũng như hỗ trợ các UAV khác thực hiện các cuộc tấn công vào các mục tiêu”, Thiếu tá “Mem” nói với Walla.
Đơn vị mà Thiếu tá “Mem” chỉ huy được cho đã hợp tác với chặt chẽ với Elbit Systems – một công ty quốc phòng và nhà sản xuất UAV lớn của Israel, cũng như các đơn vị quân đội khác – để nâng cao năng lực của các UAV trong giao tranh.
Nhân vật trên nhấn mạnh, bài thử nghiệm thực sự với bầy UAV tích hợp AI có thể sẽ xảy ra nếu Israel bùng phát giao tranh nhóm Hezbollah ở Li Băng – nhóm có tiềm lực quân sự vượt xa Hamas.
Với chiến thuật tấn công “bầy đàn”, một nhóm UAV số lượng lớn xuất hiện có thể làm rối loạn lá chắn phòng không, thu thập thông tin quan trọng và có thể gây ra sức sát thương lớn trong khi giá thành của chúng không cao. UAV “bầy đàn” được xem là một trong những thách thức lớn và đặc biệt của tác chiến hiện đại.
Cùng Israel, cả Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Italia và Nhật Bản đều đang nghiên cứu công nghệ tấn công UAV theo “bầy đàn” hoặc các phương pháp để đối phó với các chiến thuật này.
Căng thẳng giữa Israel và Palestine leo thang dồn dập từ tháng 5, kéo theo giao tranh quyết liệt trong 11 ngày. Hai bên đã ký thỏa thuận ngừng bắn hôm 21/5, sau khi Hamas nã hơn 4.000 tên lửa về phía Israel và phía Nhà nước Do Thái đáp trả bằng hàng loạt các cuộc tấn công. Hàng trăm dân thường, phần lớn là người Palestine ở Gaza, đã thiệt mạng.
Dù Hamas và Israel đã ngừng bắn nhưng bầu không khí ở khu vực vẫn rất căng thẳng, khi thời gian qua Israel tiếp tục thực hiện một số cuộc không kích vào Gaza đáp trả cáo buộc Hamas thả bóng bay chứa chất nổ về phía Nhà nước Do Thái.
UAV tự sát lao xuống căn cứ Mỹ
UAV gắn thuốc nổ lao xuống căn cứ Erbil, nơi lực lượng Mỹ đóng quân, nhưng không gây thương vong.
Vụ tấn công xảy ra hôm 6/7 khi máy bay không người lái (UAV) mang thuốc nổ lao xuống căn cứ Mỹ trong sân bay Erbil, miền bắc Iraq. Mọi chuyến bay đến và đi từ sân bay này đều bị đình chỉ, còi báo động cũng vang lên ở lãnh sự quán Mỹ ở thành phố Erbil.
Lầu Năm Góc cho biết đã nắm thông tin về vụ tấn công, thêm rằng những thông tin ban đầu cho thấy không có thương vong và thiệt hại về cơ sở hạ tầng.
Vị trí đóng quân của Mỹ tại căn cứ Erbil, miền bắc Iraq, hôm 6/6. Ảnh: US Army .
Vụ tấn công xảy ra chỉ một ngày sau khi căn cứ Ain al-Asad bị tập kích bằng pháo phản lực (rocket) và UAV tự sát. Một phi cơ không người lái cũng tiếp cận đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad, buộc hệ thống phòng không C-RAM khai hỏa đánh chặn.
Những nhóm dân quân tại Iraq thường sử dụng pháo phản lực và UAV giá rẻ để tập kích cơ sở quân sự có lính Mỹ đóng quân, cũng như đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Baghdad. Các cuộc tấn công thường xuyên đã cản trở hoạt động của binh sĩ và nhà thầu quốc phòng Mỹ đang làm việc tại các căn cứ tại Iraq.
Một số nguồn tin cho biết dân quân Iraq đang chuyển sang sử dụng UAV tự sát cỡ nhỏ cho các đợt tập kích căn cứ Mỹ tại Iraq, do chúng có độ chính xác cao hơn và khó bị hệ thống phòng không phát hiện. Giới chức Mỹ từng thừa nhận UAV mang thuốc nổ là một trong những mối đe dọa đáng lo ngại nhất với binh sĩ tại Iraq.
Mỹ đưa quân vào Iraq năm 2003 để lật đổ tổng thống Saddam Hussein, sau đó rút hoàn toàn lực lượng khỏi Iraq vào tháng 12/2011 theo lệnh của tổng thống Barack Obama, nhưng được triển khai trở lại từ năm 2014 để chống phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng theo đề nghị của chính phủ nước này.
Dù IS đã bị đánh bại, Mỹ vẫn duy trì hàng nghìn binh sĩ đồn trú tại Iraq để huấn luyện và hỗ trợ quân đội nước này ngăn phiến quân trỗi dậy. Các cơ sở và lực lượng Mỹ tại Iraq từng nhiều lần bị tập kích bằng rocket hồi năm ngoái. Mỹ cáo buộc các lực lượng dân quân thân Iran đứng sau những vụ tấn công này và nhiều lần không kích đáp trả.
Lá chắn phòng không khai hỏa bảo vệ đại sứ quán Mỹ Hệ thống phòng không C-RAM khai hỏa loạt đạn dài bắn hạ UAV vũ trang, bảo vệ đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Baghdad. Một máy bay không người lái (UAV) vũ trang bị phát hiện và đánh chặn khi đang tiếp cận đại sứ quán Mỹ tại Baghdad tối 5/7. Mục tiêu bị hạ trước khi đủ sức gây nguy hiểm...