Quốc gia đầu tiên trên thế giới diệt sạch chuột?
Một quốc gia ở nam bán cầu đang lên kế hoạch tiêu diệt toàn bộ động vật gây hại vào năm 2050.
Chuột sẽ không còn xuất hiện ở New Zealand vào năm 2050
Chính phủ New Zealand vừa công bố một dự án loại bỏ các động vật phá hoại trên toàn quốc vào năm 2050. Thủ tướng New Zealand John Key cho biết ngày 25.7 nước này sẽ thực hiện một chương trình tiêu diệt động vật gây hại một cách triệt để, nhằm quét sạch chuột, chồn ecmin và một loài thú có túi tên là possums chỉ trong 34 năm tới. Nếu thành công, đây là sẽ là chương trình dọn dẹp động vật có hại toàn quốc đầu tiên trên thế giới.
Theo chính phủ, các loài động vật gây hại khiến 25 triệu chim bản địa New Zealand chết mỗi năm, trong đó có chim Kiwi, biểu tượng của quốc gia này. Hiện mỗi tuần có 20 con chim Kiwi chết, và chỉ còn khoảng 70.000 con sinh sống.
Chính phủ ước tính chi phí thiệt hại mà các loài vật này gây ra với nền kinh tế New Zealand và các lĩnh vực tư là khoảng 3,3 tỉ đô la New Zealand mỗi năm (tương đương hơn 51 nghìn tỷ đồng).
Một loài thú có túi tên là possums ở New Zealand cũng nằm trong danh sách tiêu diệt
“Mục tiêu của chúng tôi là đến năm 2050, tất cả các địa điểm ở New Zealand đều không có chuột và chồn”, ông Key cho biết trong một tuyên bố.
Video đang HOT
“Đây là dự án bảo tồn tham vọng nhất trên thế giới, nhưng chúng tôi tin rằng nếu tất cả chúng tôi cùng làm việc với nhau như một đất nước thống nhất, chúng tôi sẽ làm được.”
Hiện phương pháp kiểm soát các loài động vật có hại ở New Zealand bao gồm việc rải thuốc diệt từ trên không, đặt bẫy, bả, và săn bắn possums (lông của chúng được sử dụng làm quần áo).
Một con chồn ecmin
Giáo sư về bảo tồn Mick Clout từ trường Đại học Auckland cho biết ông rất “phấn khích” trước “kế hoạch đầy tham vọng” này.
“Ngay cả ý định khiến New Zealand trở thành một quốc gia không có chuột cũng rất quan trọng. Giờ họ có tiền và chính phủ đang ủng hộ chiến dịch, tôi tin rằng điều này khả thi và tôi rất phấn khích”, Clout nói nói.
“Thách thức lớn nhất sẽ là những con chuột ở đô thị. Để diệt chuột ở đây, người dân sống ở đô thị sẽ phải tạm thời dời đi. Diệt possums là dễ nhất, vì chúng chỉ sinh sản 1 năm 1 lần và hiện đang có những biện pháp kiểm soát chúng hiệu quả.”
Diệt possums là dễ nhất, vì chúng chỉ sinh sản 1 năm 1 lần và hiện đang có những biện pháp kiểm soát chúng hiệu quả
Cộng đồng Rừng và chim New Zealand tỏ ra lạc quan về cơ hội thành công của chiến dịch. Nhà quản lý Kevin Hackwell cho biết: “Tôi nghĩ rằng năm 2050 là một mục tiêu cẩn trọng, chúng ta có thể làm được điều đó vào năm 2040. Chính phủ vừa mới tham gia nhưng trước đó đã có rất nhiều tổ chức làm việc để tiêu diệt toàn bộ động vật gây hại trong nhiều năm qua.”
Theo Trà My – The Guardian (Dân Việt)
Thị trấn thừa đất, thừa việc nhưng thiếu người ở New Zealand
Một thị trấn ở New Zealand muốn thu hút cư dân mới đến sinh sống làm việc bằng gói cung cấp nhà ở và đất đai giá rẻ vì cả thị trấn thiếu người cho 1.000 việc làm.
Thị trấn Kaitangata ở New Zealand đang lên kế hoạch thu hút cư dân mới bằng gói nhà đất ưu đãi. Ảnh: Chính quyền huyện Clutha.
Theo Guardian, thị trấn Kaitangata thuộc huyện Clutha ở South Island, New Zealand đang đối mặt với vấn đề nan giải là có quá nhiều việc làm, quá nhiều nhà ở giá phải chăng nhưng lại không đủ người lấp đầy chỗ trống.
Vì thế, thị trấn có 800 cư dân này đã tung ra gói thu hút hấp dẫn, cung cấp nhà ở và đất đai ở khu vực nông thôn với giá ưu đãi 163.000 USD, hy vọng người dân ở những thành phố lớn đang chật vật mưu sinh sẽ bị cám dỗ tới đây sinh sống, làm ăn.
Theo Bryan Cadogan, lãnh đạo huyện Clutha, cả huyện đang thừa 1.000 việc làm trong khi cư dân địa phương quá ít, không đủ người làm.
"Lúc tôi thất nghiệp mà vẫn phải nuôi sống gia đình, Clutha đã cho tôi cơ hội và bây giờ, chúng tôi muốn đem cơ hội đó tới những gia đình New Zealand khác, những người có thể đang chật vật mưu sinh", Cadogan nói.
"Tỉ lệ thất nghiệp ở đây chưa đầy 2%. Chỉ có hai thanh niên thất nghiệp".
"Tôi chán nản với cách nhiều gia đình ở New Zealand sống qua ngày", Cadogan nói. Ông sinh ra và lớn lên tại Clutha.
"Nhiều giá trị cơ bản như sở hữu nhà riêng và nuôi sống gia đình đang trở thành giấc mơ không tưởng với nhiều người New Zealand. Đối với họ, cuộc sống chỉ là một công việc nặng nhọc bất tận. Đó là điều khiến tôi rất buồn".
Evan Dick, một nông dân nuôi bò sữa và là người thuộc thế hệ thứ ba trong thị trấn Kaitangata đang tiên phong trong gói tuyển dụng. Ông tích cực tuyên truyền và chào mời người vùng khác tới thị trấn định cư.
"Cuộc khủng hoảng nhà ở New Zealand đang biến giấc mơ Kiwi thành xa xôi với nhiều người, nhưng tại Kaitangata, bạn có thể hiện thực hóa giấc mơ Kiwi", ông nói.
"Đây là một cộng đồng kiểu xưa. Chúng tôi không khóa cửa nhà, cho trẻ con chơi tự do ngoài đường. Chúng tôi có việc làm, có nhà cửa, nhưng lại không có người. Chúng tôi muốn biến thị trấn này hưng thịnh trở lại, chúng tôi luôn dang rộng vòng tay chào đón mọi người".
Hồng Hạnh
Theo VNE
Cuộc sống xa hoa của con trai thủ tướng New Zealand Không kín tiếng như con của nhiều lãnh đạo thế giới, cậu con trai 21 tuổi Max Key của thủ tướng New Zealand là một người rất nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ gia thế, ngoại hình lẫn tài năng. Theo Guardian, Max Key hiện là sinh viên năm 4 khoa thương mại trường King's College ở Auckland, New Zealand. Max đồng...